[Kháng sinh] Phân loại và cơ chế tác động của kháng sinh

Rate this post

I.    ĐỊNH NGHĨA:

– Kháng sinh đầu tiên trên thế giới là Penicillin do Alexander Fleming khám phá ra năm 1928.

– Kháng sinh: những chất có nguồn gốc vi sinh vật, được bán tổng hợp hoặc tổng hợp hóa học. Với liều điều trị có tác dụng kìm hãm hoặc tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.

– Căn cứ vào tác dụng trị bệnh có thể chia kháng sinh làm 3 nhóm chính:

+ Kháng sinh kháng khuẩn–> sử dụng nhiều nhất.

+ Kháng sinh trị nấm.

+ Kháng sinh chống ung thư.

II.    PHÂN LOẠI:

1. Phân loại theo phổ tác dụng:

  • Kháng sinh phổ hẹp: có hoạt tính đối với một hay một số ít vi khuẩn. Ví dụ: Quinolon thế hệ I chỉ tác dụng lên vi khuẩn Gram(-), trừ trực khuẩn mũ xanh hoặc isoniazid chỉ tác dụng lên Mycobacterium tuberculosis.
  • Kháng sinh phổ rộng: có hoạt tính đối với nhiều loài vi khuẩn khác nhau. Ví dụ : Aminozid có tác dụng cả Gram(-) và Gram(+).
  • Kháng sinh đặc hiệu: tác động lên một loại VK hay một nhóm VK nhất định .Ví dụ: Rifampicin đặc hiệu với trực khuẩn Lao.

 2. Phân loại theo cấu trúc hóa học:

Nhóm Beta lactam:

a.    Penicillin là dẫn chất của acid 6-amino penicillanic (A6AP) khung penam. Gồm 3 nhóm :

  • Nhóm 1: penicillin tự nhiên: penicillin G và penicillin Và không kháng được Penicillinase, hấp thu nhanh, thải trừ nhanh nên thời gian tác dụng ngắn.
  • Nhóm 2: bán tổng hợp, phổ hẹp hơn Penicillin G nhưng kháng được Penicillinase, ví dụ như Methicilin, Cloxacilin..
  • Nhóm 3: bán tổng hợp phổ rộng, nhưng ko kháng được Penicillinase, bền vững trong môi trường acid dịch vị nên uống được như Amoxycilin, Ampicilin.

b.    Cephalosporin:

  • Thế hệ 1: bị thủy phân bởi các Cephalosporinase, tác dụng lên gram(+) mạnh yếu trên gram(-) : cefazolin, cefalein..
  • Thế hệ 2: mạnh hơn trên Gram (-), yếu hơn trên Gram (+) so với I, bền với β-lactamase: Cefuroxim, Loracarbef…
  • Thế hệ 3: trên Gram (+) kém I nhưng có phổ rộng. Mạnh trên Gram (-). Kháng β-lactamase của Gram (-) mạnh hơn II. – Tác dụng tốt trên Gram (-) kỵ khí, tác dụng trên vk đường ruột. Một số hoạt tính cao trên Pseudomonas. – Một số thấm tốt vào dịch não tủy: Cefotaxim, Cefixim..
  • Thế hệ 4: Giữ hoạt phổ trên Gram (-) của III, nhưng tác dụng mạnh hơn. Mạnh hơn trên Gram (+) so với III. – Kháng nhiều β-lactamase: Cefepime..
  • Thế hệ 5: bao gồm phổ trên MRSA (Methicillin resistant staphylococus aureus) : ceftaroline.

c.    Carbapennem: do thuốc có ái lực cao với PBP của vi khuẩn gram(-) và gram(+), kèm theo cấu trúc khó phá hủy bởi các men beta-lactame là nhóm phổ rộng nhất của beta- lactame: meropenem, ertapenem,…

d.     Monobactam:chỉ có vòng beta-lactam ,chỉ tác dụng lên gram(-).

Nhóm aminoglycosid :

  • Kháng sinh đầu tiên của nhóm này là Streptomycin(1944) điều trị lao
  • Trong cấu trúc hóa học có chứa gốc đường (ose) và nhóm chức amino nên có tên là aminoglycoside.
  • Nhạy cảm vi khuẩn Gram(-) và một số nhạy cảm đặc thù như : Streptomycin (nhạy cảm với trực khuẩn Lao), Spectinomycin ( hiệu lực cao chống Lậu cầu).
  • Độc tính nên thuốc hạn chế tiêm dài ngày, liều caoàChú ý dẫn chất thế 4,5-deoxy-2 streptamin độc tính cáo, không được tiêm.

Nhóm Macrolid: Được phân lập từ Streptomyces. Các hoạt chất thường gặp là erythromycin, clarithromycin, azithromycin. Nhóm kháng sinh này có phổ trên gram âm, gram dương và vi khuẩn không điển hình.

Nhóm lincosamid: nhóm này gồm có hai thuốc là lincomycin và clindamycin. Clindamycin có phổ tác dụng chủ yếu trên vi khuẩn gram dương và kị khí.

Nhóm Quinolon: kháng sinh tổng hợp toàn phần

  • Thế hệ I: Vòng không gắn F, trừ flumequin. Tác dụng trên Gram (-): Cinoxacin, acid pipemidic, rosoxacin, flumequin
  • Thế hệ II: Có gắn F. Phổ rộng trên cả Gram (+), (-):: Pefloxacin, Norfloxacin, ofloxacin, Ciprofloxacin,…

Nhóm Glycopeptide(Vancomycin,Teicoplanin): đây là nhóm kháng sinh bán tổng hợp, có phổ tác dụng trên gram dương, bao gồm các chủng gram dương kháng thuốc. Khi sử dụng, các kháng sinh này cần được đo nồng độ trong máu để đảm bảo hiệu quả điều trị và giảm độc tính trên thận.

Oxazolidone(linezolid) : kháng sinh tổng hợp hoàn toàn, tác dụng mạnh trên gram dương như staphylococcal và streptococcal. Ngoài ra thuốc còn có tác dụng trên vi khuẩn gram dương đa kháng như MRSA, VRE.

Chloramphenicol (cloramphenicol, thiamphenicol). Vì đã sử dụng từ lâu nên tỉ lệ kháng thuốc cao. Bên cạnh đó, thuốc có độc tính nghiêm trọng trên cơ quan tạo máu là gây bất sản tủy làm thiếu máu trầm trọng nên hiện nay thuốc không còn được sử dụng nhiều trên lâm sàng.

Tetracyclin (tetracyclin, doxycyclin, minocyclin): phân lập từ Streptomyces Aureofaciens hoặc bán tổng hợp, phổ tác dụng trên gram (+), gram(-) và vi khuẩn nội bào. Không dùng thuốc cho trẻ em nhỏ vì thuốc gắn mạnh vào xương và răng gây chậm phát triển, hỏng răng và biến đổi màu răng.

Nitro-imidazol:Là các kháng sinh có nguồn gốc tổng hợp hóa học: metronidazole, tinidazole. Thuốc có phổ trên vi khuẩn đơn bào và kỵ khí như Bacteroides, C.difficile, H.Pylori.

Sulphonamid: kìm khuẩn, không dùng đơn độc. Thuốc có phổ trên gram âm, gram dương, Actinomyces, Chlamydia, Plasmodium, Toxoplasma.

Trimethoprime: thường được kết hợp với sulphonamide để điều trị nhiễm khuẩn gram âm và gram dương, trong đó có các vi khuẩn đa kháng như: Acinetobacter, B.Cepacia, Stenotrophomonas maltophilia.

Polymyxin(Polymyxin B, Colistin): Là kháng sinh được tổng hợp từ Bacillus polymyxa., ít được sử dụng do độc tính trên thận cao. Tuy nhiên với tình hình xuất hiện nhiều vi khuẩn gram âm đa kháng thuốc, polymyxin lại được sử dụng lại để điều trị Acinetobacter spp, Pseudomonas spp.

Advertisement

3.     Phân loại dựa vào tính nhạy cảm của vi khuẩn đối với kháng sinh:

  • Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC-Minimal Inhibitory Concentration): nồng độ thấp nhất mà kháng sinh có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn sau 24h nuôi cấy
  • Nồng độ diệt khuẩn tối thiểu (MBC-Minimal Bactericidad Concentration): nồng độ thấp nhất làm giảm 99,9% số lượng vi khuẩn
  • Kháng sinh diệt khuẩn: có MBC tương đương với MIC và dễ dàng đạt được MBC trong huyết tương (Beta lactam, aminoglycosid, polymyxin)
  • Kháng sinh kìm khuẩn: có MBC lớn hơn MIC (tỉ lệ MBC/MIC >4) và khó đạt đc nồng độ bằng MBC trong huyết tương (Tetracyclin, cloramphenicol, macrolid)

4.      Phân loại dựa vào cơ chế tác động của kháng sinh:

  • Thuốc ức chế tổng hợp vách tế bào vi khuẩn: beta lactam, vancomycin (glycopeptid), bacitracin (polypeptid), fosfomycin
  • Thuốc ức chế hoặc thay đổi tổng hợp protein của vi khuẩn: cloramphenicol, tetracyclin, macrolid, lincosamid và aminoglycoside
  • Thuốc thay đổi tính thấm của màng tế bào: polymyxin, colistin (polypeptid)
  • Thuốc ức chế tổng hợp acid nhân: quinolon, nitroimidazol, rifampicin, nitrofuran
  • Thuốc ức chế chuyển hóa acid folic: sulfamid.

III.   NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG KHÁNG SINH:

  • Chỉ sử dụng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn
  • Lựa chọn kháng sinh hợp lí: lựa chọn phổ tác dụng, vị trí nhiễm khuẩn, tính chất dược động học , tình trạng người bệnh…
  • Sử dụng kháng sinh đúng liều đúng cách và đúng thời gian.
  • Phối hợp kháng sinh hợp lý: nới rộng phổ tác dụng, tăng hiệu quả điều trị và giảm kháng thuốc.

Tài liệu tham khảo: HÓA DƯỢC

 

 

 

 

 

Giới thiệu Haunguyen

Check Also

Tirzepatide hàng tuần cải thiện đáng kể cân nặng và kiểm soát đái tháo đường ở bệnh nhân béo phì và đái tháo đường loại 2.

Một nghiên cứu ngẫu nhiên đã chứng minh rằng tirzepatide giúp giảm cân và cải …