Khuyến cáo đối với liều vắc xin COVID – 19 thứ ba (phần 1)

Rate this post

BỘ Y TẾ

Những khuyến cáo về liều vaccine COVID-19 thứ ba

Phiên bản 6.0 ngày 16 tháng 12 năm 2021

Những thay đổi nổi bật

  •   Những cá nhân ở độ tuổi 18+ đủ điều kiện cho liều tăng cường ≥ 3 tháng (84 ngày) sau liều thứ hai (trang 10)
  •   Thời gian theo dõi có thể ngắn hơn 5-15 phút đối với liều tăng cường (trang 10)

Hướng dẫn này chỉ cung cấp những thông tin cơ bản. Tài liệu này không nhằm cung cấp hoặc thay thế cho các lời khuyên y tế, chẩn đoán hay điều trị, hoặc tư vấn pháp luật.

  •   Vui lòng kiểm tra trang web COVID-19 của Bộ Y Tế (MOH) thường xuyên để cập nhập tài liệu này, các nguồn thông tin về sức khoẻ tinh thần, và những thông tin khác.

Mục lục

Tổng quan……………………………………………………………………….3

Liều thứ ba: liều thứ ba chính so với liều tăng cường…………………………..4

Liều thứ ba chính cho người suy giảm miễn dịch vừa và nặng…………………5

Liều tăng cường cho các nhóm đối tượng cụ thể……………………… ..…….10

       Thời gian theo dõi liều tăng cường………………………………………11

       Bảng 2: Nguyên lý và những lựa chọn về loại vaccine và liều lượng mở ra cho liều vaccine COVID-19 tăng cường ở một số nhóm đối tượng ……………12

  1. Người ở các cơ sở chăm sóc dài hạn (LTCH), hưu trí (RH), viện dưỡng lão, và những người lớn tuổi sống trong những môi trường tập thể ……………13
  2. Người lớn ≥50 tuổi……………………………………………………14
  3. Nhân viên y tế…………………………………………………………15
  4. Người bản xứ, người Inuit và người Métis……………………………16
  5. Người có đợt tiêm chủng chính vaccine vector virus được hoàn thành chỉ với vaccine vector virus (vaccine AstraZeneca/COVISHIELD hoặc Janssen COVID-19)…………………………………………………………………….17

Phụ lục A: Danh sách các thuốc ức chế miễn dịch theo thứ tự bảng chữ cái….18

Phụ Lục B: Danh sách nhân viên y tế đủ điều kiện sử dụng liều tăng cường…19

Tổng quan

Bộ Y Tế đang giám sát liên tục sự lây lan của biến thể Delta và Omicron hiện được quan tâm toàn cầu và trong phạm vi Ontario, đặc biệt về mức độ lây lan và mức độ trầm trọng của bệnh.

Đạt được tỷ lệ phủ liều thứ nhất và thứ hai cao vẫn là trọng tâm và ưu tiên chính của chương trình tiêm chủng COVID-19 tại Ontario. Để đáp ứng với những rủi ro thay đổi do biến thể Omicron, tăng tốc triển khai liều COVID-19 tăng cường có thể làm tăng sự bảo vệ cho toàn bộ dân số. 

Đến nay, một liệu trình vaccine COVID-19 chính đã được chứng minh là duy trì hiệu quả vaccine cao mà không có bằng chứng nào về sự giảm khả năng chống lại bệnh tật, tỷ lệ nhập viện, và tử vong vì COVID-19 ở hầu hết dân số. Mặc dù có một số bằng chứng về việc tăng nguy cơ nhiễm trùng đột phá theo thời gian, nhưng những người được tiêm 2 liều vaccine COVID-19 chính tiếp tục cho thấy tỷ lệ mắc SAR-CoV-2 giảm đáng kể so với những người không được tiêm chủng, và khi nhiễm bệnh, những triệu chứng có xu hướng nhẹ hơn ở những trường hợp được tiêm chủng (NACI, 2021). Tuy nhiên, bằng chứng đang dần cho thấy hiệu quả chống nhiễm trùng và bệnh COVID-19 giảm dần theo thời gian, và hiệu quả của những vaccine COVID-19 được sư dụng hiện tại chống lại biến thể Omicron thì không rõ ràng. Do đó, với một số quần thể nhất định, một liều bổ sung có thể cần thiết để có được sự bảo vệ lâu bền hơn.

Vắc xin Pfizer-BioNTech và Moderna COVID-19 đã được Bộ Y tế Canada cho phép sử dụng như một liều tăng cường sau khi hoàn thành đợt chính ở những người từ 18 tuổi trở lên. Việc phân tích rủi ro/lợi ích cho từng bệnh nhân là trung tâm của quá trình ra quyết định của bác sĩ lâm sàng/bệnh nhân hợp tác. Sự đồng ý được thông báo đối với liều bổ sung vắc-xin COVID-19 phải thông báo rõ ràng những gì đã biết và chưa biết về rủi ro và lợi ích của một liều bổ sung. Bằng chứng từ các thử nghiệm lâm sàng cho thấy rằng các liều vắc-xin mRNA tăng cường được tiêm 6 tháng sau khi đợt chính tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh mẽ. Dữ liệu thực tế cho thấy rằng liều tăng cường mang lại hiệu quả vắc xin ngắn hạn tốt và có tính an toàn tương tự như liều thứ hai của vắc xin. Không có bằng chứng về hiệu quả lâu dài của liều tăng cường vì vậy tại thời điểm này vẫn chưa rõ lợi ích bảo vệ này có thể kéo dài bao lâu. Bằng chứng về nguy cơ viêm cơ tim / viêm màng ngoài tim sau khi tiêm liều tăng cường của vắc-xin mRNA còn hạn chế, nhưng có vẻ thấp hơn so với nguy cơ vốn đã hiếm gặp sau liều thứ hai của loạt chính nhưng cao hơn so với sau liều đầu tiên (NACI, 2021). Xem hướng dẫn của NACI để biết thêm thông tin về bằng chứng, tính an toàn và khả năng sinh miễn dịch của liều tăng cường COVID-19. Như một biện pháp phòng ngừa, liều vắc xin mRNA bổ sung nên được hoãn lại ở những người đã từng bị viêm cơ tim hoặc viêm màng ngoài tim sau bất kỳ liều vắc xin mRNA COVID-19 nào trước đó cho đến khi có thêm thông tin (NACI, 2021). 

Những người đã tiêm vắc xin AstraZeneca / COVISHIELD COVID-19 cho liều thứ nhất và thứ hai được khuyến nghị tiêm vắc xin mRNA cho liều thứ ba hoặc liều nhắc lại. Những người đã trải qua phản ứng dị ứng nghiêm trọng ngay lập tức sau liều đầu tiên của vắc xin mRNA COVID-19 có thể nhận các liều vắc xin mRNA COVID-19 tương tự hoặc khác trong tương lai một cách an toàn sau khi tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ chuyên khoa dị ứng / miễn dịch học hoặc bác sĩ thích hợp khác. Xem khuyến nghị của NACI về việc sử dụng vắc xin COVID-19 để biết thêm thông tin.

Nếu một cá nhân cần hoặc được bổ sung liều vaccine vector virus tăng cường, người được tiêm nên được thông báo về việc thiếu bằng chứng trong sử dụng và hiệu quả của liều bổ sung vắc xin vector virus và tăng nguy cơ giảm tiểu cầu miễn dịch do vắc xin gây ra (VITT), Hội chứng rò rỉ mao mạch (CLS), hội chứng Guillain-Barre (GBS) sau tiêm vắc xin vector virus ngừa COVID-19 (NACI, 2021). 

Bộ Y Tế, Y Tế Công Cộng Ontario (PHO) và NACI đang theo sát nghiên cứu về tính an toàn và hiệu quả của liều bổ sung. Các khuyến nghị sẽ được kiểm tra lại liên tục khi có dữ liệu mới. Các khuyến nghị sẽ được đưa ra như là một phần của chương trình tiêm chủng COVID-19 ở Ontario khi có thêm bằng chứng. Xét nghiệm kháng thể không được khuyến cáo trước hoặc sau tiêm chủng COVID-19 (NACI, 2021). 

Đối với các liều bổ sung liên quan đến ngoại tỉnh, xem thêm hướng dẫn MOH COVID-19 cho các nhân được tiêm chủng  bên ngoài Ontario/ Canada .

Liều thứ 3: Liều cơ bản so với một liều tăng cường

Trước đây ở các chương trình tiêm chủng khác, phải mất nhiều năm để giám sát sau khi công bố để xác định khoảng cách tối ưu giữa các liều và số liều để hoàn thành một loạt các liều tiêm đảm bảo duy trì hiệu quả bảo vệ lâu dài. Theo hướng dẫn của NACI về liều vắc xin tăng cường COVID-19 ở Canada, mục đích của liều tăng cường là để hồi phục khả năng bảo vệ có thể đã giảm dần theo thời gian đến mức không còn đủ bảo vệ cơ thể ở những người từng đáp ứng tốt với loạt vắc xin tiêu chuẩn . Điều này được phân biệt với mục đích của liều bổ sung thứ 3 có thể được thêm vào loạt vaccin tiêu chuẩn với mục đích tăng phản ứng miễn dịch và thiết lập mức độ bảo vệ thích hợp cho những người chưa đáp ứng miễn dịch đầy đủ với 2 mũi vaccine. Trong khi thuật ngữ “ Liều tăng cường” được sử dụng trong hướng dẫn này, NACI vẫn tiếp tục theo dõi các dữ liệu khoa học mới về liệu liều thứ 3 này có thực sự là liều tăng cường (để kích thích đáp ứng nhớ khi khả năng bảo vệ của 2 liều đầu suy yếu) không, hay nên đưa liều thứ 3 vào loạt vắc xin chính (để thiết lập phản ứng miễn dịch và trí nhớ miễn dịch mạnh mẽ). NACI sẽ điều chỉnh thuật ngữ khi được yêu cầu. Xem hướng dẫn tạm thời của NACI để biết thêm thông tin.    

 Liều thứ ba chính cho người suy giảm miễn dịch vừa và nặng

 Cơ sở lý luận:

  • Một số quần thể nhất định có nguy cơ gia tăng các kết cục nghiêm trọng do COVID-19 và đã chứng minh đáp ứng miễn dịch dưới mức tối ưu đối với hai liều vắc-xin COVID-19 hoàn chỉnh do tình trạng cơ bản của họ. Xem Tuyên bố về phản ứng nhanh của NACI: Liều vắc-xin COVID-19 bổ sung ở những người bị suy giảm miễn dịch sau tiêm liều 1 hoặc 2 để biết thêm thông tin.
  • Có bằng chứng mới về tính an toàn và khả năng sinh miễn dịch sau liều tiêm vắc-xin COVID-19 thứ ba đối với những người chưa chuyển đổi huyết thanh sau liều tiêm thứ hai trong một số quần thể suy giảm miễn dịch được chọn. Một số quần thể nhất định bị suy giảm miễn dịch vừa và nghiêm trọng có thể được hưởng lợi từ liều thứ ba để hoàn thành các liều vắc-xin COVID-19 chính.

 Khuyến nghị:

  • Tại thời điểm này, liều thứ ba của vắc-xin mRNA COVID-19 sẽ được cung cấp cho những quần thể đủ điều kiện sau đây để tiêm chủng với loại vắc-xin được phép cho nhóm tuổi (những khuyến cáo này cũng áp dụng cho trẻ em từ 5-11 tuổi thuộc bất kỳ phân loại nào bên dưới), để hoàn thành liều vắc xin COVID-19 chính: 

o Những bệnh nhân được lọc máu (chạy thận nhân tạo hoặc thẩm phân phúc mạc).

o Những bệnh nhân đang được điều trị tích cực (ví dụ: hóa trị liệu, liệu pháp nhắm mục tiêu, liệu pháp miễn dịch) cho khối u đặc hoặc bệnh máu ác tính.

o Những người được ghép tạng đặc và đang dùng liệu pháp ức chế miễn dịch.

o Những người điều trị bằng liệu pháp tế bào T-thụ thể kháng nguyên dạng khảm (CAR) hoặc cấy ghép tế bào gốc tạo máu (trong vòng 2 năm khi cấy ghép hoặc đang điều trị ức chế miễn dịch). 

o Những người bị suy giảm miễn dịch nguyên phát vừa đến nặng (ví dụ: hội chứng DiGeorge, hội chứng Wiskott-Aldrich).

o Những người bị nhiễm HIV giai đoạn 3 hoặc giai đoạn nặng chưa được điều trị và những người mắc hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải.

o Những bệnh nhân được điều trị tích cực với các loại liệu pháp ức chế miễn dịch sau: liệu pháp kháng tế bào B (kháng thể đơn dòng nhắm đích CD19, CD20 và CD22), corticosteroid toàn thân liều cao (tham khảo Hướng dẫn Tiêm chủng của Canada để biết định nghĩa được đề xuất về steroid liều cao), tác nhân alkyl hóa, các chất chống chuyển hóa, hoặc chất ức chế yếu tố hoại tử khối u (TNF) và các tác nhân sinh học khác ức chế miễn dịch đáng kể (Xem Bảng 1).

  • Đối với những người có một trong các tình trạng ảnh hưởng đến hệ miễn dịch ở trên mà chưa bắt đầu tiêm vắc-xin COVID-19, những người trong nhóm tuổi được phép nên được chủng ngừa bằng một loạt ba liều vắc-xin mRNA được cho phép. (NACI, 2021) .

Có thể sử dụng vắc xin Moderna hoặc Pfizer làm liều thứ ba (Bất kể loại vắc xin Covid-19 đã được tiêm ở mũi chính là loại gì). Cá nhân bị suy giảm miễn dịch nên được cung cấp đủ liều Moderna (100mcg) hoặc Pfizer BioNtech (30mcg) như liều thứ ba. Đối với trẻ 5-11 tuổi, nên tiêm vắc xin Pfizer BioNtech (10mcg) cho trẻ.

  1.     Điều trị tích cực bao gồm những bệnh nhân đã hoàn thành điều trị trong vòng 3 tháng . Điều trị tích cực được định nghĩa là hoá trị , liệu pháp nhắm mục tiêu, liệu pháp miễn dịch và loại trừ những cá nhân đang nhận liệu pháp không ức chế hệ thống miễn dịch( ví dụ: chỉ điều trị bằng liệu pháp hormon hoặc xạ trị)
  2.     Điều trị tích cực cho những bệnh nhân đang điều trị bằng liệu pháp  làm suy giảm tế bào B bao gồm những bệnh nhân đã hoàn thành điều trị trong vòng 12 tháng.

Theo Ontario khuyến nghị khoảng thời gian giữa liều thứ 2 (của đợt chính) và liều thứ 3 ít nhất là hai tháng (56 ngày). Theo NACI, khoảng thời gian tối thiểu là 28 ngày, tuy nhiên, khoảng thời gian tối thiểu dài hơn 28 ngày giữa các liều có thể cho đáp ứng miễn dịch tốt hơn. Thời gian chính xác nên được quyết định với nhà sản xuất để tối ưu hoá đáp ứng miễn dịch từ loại vắc xin đó và giảm thiểu chậm trễ trong việc quản lý tình trạng bệnh nền của mỗi cá nhân. Ngoài ra, khoảng thời gian cần xem xét các yếu tố nguy cơ phơi nhiễm (bao gồm dịch tễ học ở địa phương và sự lưu hành của các biến thể) và nguy cơ mắc bệnh nặng do nhiễm SARS – COV-2. Một số người suy giảm miễn dịch có thể vẫn còn mẫn cảm sau khi tiêm mũi 1 hoặc mũi 2 ở liều chính, do đó thời gian mẫn cảm của họ cho đến khi nhận được liều bổ sung cũng sẽ tăng lên nếu khoảng cách giữa các liều được kéo dài.

Để được hướng dẫn về thời gian tiêm chủng cho người ghép tạng và những người cần liệu pháp ức chế miễn dịch, để biết danh sách đầy đủ hơn về các điều kiện dẫn đến suy giảm miễn dịch nguyên phát và để biết thêm thông tin về các liệu pháp ức chế miễn dịch, hãy tham khảo Immunization of Immunocompromised Persons in the Canadian Immunization Guide (CIG), Part 3 – Vaccination of Specific Populations.

Để bảo vệ những người bị suy giảm miễn dịch , văn bản cũng đã khuyến cáo rằng tất cả những người tiếp xúc gần (ví dụ như nhân viên y tế, nhân viên hỗ trợ khác, gia đình, bạn bè, người chăm sóc) thì  những người này nên được tiêm đủ 2 mũi vắc xin ( ví dụ : tiêm chủng vòng:  là một chiến lược để ức chế sự lây lan của bệnh bằng cách tiêm chủng cho những người có nhiều khả năng bị nhiễm bệnh nhất.)

Những người bị suy giảm miễn dịch và những người tiếp xúc gần với họ cũng nên tiếp tục tuân theo các biện pháp y tế công cộng được khuyến nghị để phòng ngừa và kiểm soát sự lây nhiễm và lây truyền SARS-CoV-2.

     Bảng 1: Danh sách các loại thuốc ức chế miễn dịch quan trọng

*Bản danh sách này có thể không bao quát toàn diện; nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe có thể xác định bệnh nhân dựa trên các loại thuốc ức chế miễn dịch đáng kể khác. Đơn thuốc cho các loại thuốc ức chế miễn dịch dưới đây có thể được cung cấp cho các liều bổ sung như một việc làm cần thiết. Nếu một cá nhân xuất trình đơn thuốc không được liệt kê trong bảng 1, họ nên được hướng dẫn đến nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của họ để nhận được giấy giới thiệu mẫu / thư cho liều thứ ba của vắc-xin COVID-19.

Nhóm Tên hoạt chất Tên thuốc
Steroid(Prednisone > 20mg mỗi ngày hoặc tương đương với lúc ít nhất 2 tuần) ·   prednisone  
  ·   dexamethasone ·       Decadron
·   methylprednisolone ·       DepoMedrol

·       SoluMedrol

·       Medrol

Chất chống chuyển hóa ·   cyclophosphamide ·       Procytox
  ·   leflunomide ·       Arava
  ·   methotrexate ·       Trexall

·       Metoject

·       Otrexup

·       Rasuvo

·       Rheumatrex

  ·   azathioprine ·       Imuran
  · 

6- mercaptopurine (6-MP)

·       Purinethol
  ·   mycophenolic acid ·       Myfortic
  · mycophenolate mofetil ·       Cellcept

 

 

 

Nhóm Tên hoạt chất Tên thuốc
Chất ức chế canxi niệu/Chât ức chế mTOR kinase ·       tacrolimus ·       Prograf

·       Advagraf

·       Envarsus PA

  ·       cyclosporine ·       Neoral

·       Gengraf

·       Sandimmune

  ·       sirolimus ·       Rapamune
Chất ức chế JAK (Janus kinase) ·       baricitinib ·       Olumiant
  ·       ofacitinib ·       Xeljanz
  ·       upadacitinib ·       Rinvoq
Anti-TNF ( khối u yếu tố hoại tử) ·       adalimumab ·       Humira

·       Amgevita

·       Hadlima

·       Hulio

·       Hyrimoz

·       Idacio

  ·       golimumab ·       Simponi
  ·       certolizumab pegol ·       Cimzia
  ·       etanercept ·       Enbrel

·       Brenzys

·       Erelzi

  ·       infliximab ·       Remicade

·       Avsola

·       Inflectra

·       Remsima

·       Renflexis

Thuốc kháng viêm ·       sulfasalazine ·       Salazopyrin Azulfidine
  ·       5-Aminosalicylic Acid (ASA)/mesalamine ·       Pentasa

 

 

Nhóm Tên hoạt chất Tên thuốc
Thuốc kháng CD20 ·       Rituximab ·       Rituxan

·       Ruxience

·       Riximyo

·       Truxima

·       Riabni

  ·       ocrelizumab ·       Ocrevus
  ·       ofatumumab ·       Kesimpta
IL – 1 RA

( Cơ quan thụ cảm đối kháng interleukin – 1)

·       anakinra ·       Kineret
  ·       canakinumab ·       Ilaris
Chất chống IL6 ·       tocilizumab ·       Actemra
  ·       sarilumab ·       Kevzara
Chất chống IL12/IL23 ·       ustekinumab ·       Stelara
Chất chống IL17 ·       secukinumab ·       Cosentyx
  ·       ixekizumab ·       Taltz
Chất chống ILI7R ·       brodalumab ·       Siliq
Chất chống BLyS ·       belimumab ·       Benlysta
Chất chống IL23 ·       guselkumab ·       Tremfya
  ·       risankizumab ·       Skyrizi
Chất chặn sự kích thích tế báo T chọn lọc ·       abatacept ·       Orencia
S1PR chủ vận (Thụ thể sphingosine 1- phosphate) ·       fingolimod ·       Gilenya
  ·       siponimod ·       Mayzent
  ·       ozanimod ·       Zeposia
Chất ức chế phosphodiesterase ·       Apremilast ·       Otezla
Chống tích phân ·       vedolizumab ·       Entyvio
  • Nguồn: Ontario – Ministry of Health. Ministry of Long-Term Care
  • Link: https://find.gov.on.ca/?searchType=simple&owner=moh&url=health.gov.on.ca&collection=&offset=0&lang=en&type=ANY&q=third%20dose&search.x=0&search.y=0&fbclid=IwAR3_0M5zi8WwnxBHjeCSfkHHUjNyW7bIhJaeEmIpie6rDrCjkM3ewf9rjNc
  • Bài viết được dịch thuật và biên tập bởi ykhoa.org – vui lòng không reup khi chưa được cho phép.
  • Người dịch: Nhóm H1.2 gồm BS.Kiều Trinh,  Kim Luận, Danh Cường, Lê Vy, Phương Thảo, Vy Nguyễn.

 

Advertisement

Giới thiệu Kieu Trinh

Check Also

Chúc mừng sinh nhật anh Huỳnh Lê Thái Bão !

Huỳnh Lê Thái Bão – người anh cả, người thầy, người bạn cũng như là …