Loét bàn chân do đái tháo đường: Nguyên nhân, Triệu chứng lâm sàng và chẩn đoán

Rate this post

Loét bàn chân do đái tháo đường: Nguyên nhân, Triệu chứng lâm sàng và chẩn đoán

 

———————————————————————————————-

Diabetic Foot Ulcer: Symptoms, Causes, Treatment and CostA. Nguyên nhân gây loét ở bàn chân do đái tháo đường

a. Nguyên nhân phổ biến nhất gây loét ở những người mắc bệnh đái tháo đường là:

  • Suy tim
  • Glucose máu cao (tăng đường huyết)
  • Tổn thương thần kinh
  • Bàn chân bị kích thích hoặc bị tổn thương

Lưu thông máu kém là một bệnh lý về máu trong đó máu không di chuyển đến chân của bệnh nhân một cách dễ dàng. Việc lưu thông máu kém có thể khiến cho các vết loét trở nên khó lành hơn.

Nồng độ glucose máu tăng cao có thể làm chậm quá trình chữa lành vết loét ở bàn chân bị nhiễm trùng, vì vậy việc kiểm soát lượng glucose trong máu là rất quan trọng. Những người mắc bệnh đái tháo đường típ 2 và các bệnh nội khoa khác thường gặp khó khăn hơn trong việc phòng chống nhiễm trùng do loét.

Tổn thương thần kinh là một ảnh hưởng trong khoảng thời gian dài và có thể gây mất cảm giác ở bàn chân của bệnh nhân. Các dây thần kinh bị tổn thương có thể gây ngứa ngáy và đau đớn. Tổn thương thần kinh làm giảm độ nhạy cảm của các cơn đau ở bàn chân, làm cho bệnh nhân không còn cảm giác đau nữa, điều này có thể dẫn đến hình thành các vết loét.

Các vết loét có thể được chẩn đoán bởi sự tiết dịch từ vùng bị tổn thương và đôi khi là một khối u đáng lo ngại chứ không phải lúc nào cũng xuất hiện những cơn đau.

Diabetic Foot Ulcer: Symptoms, Causes, Treatment and CostB. Triệu chứng lâm sàng và chẩn đoán

        B.1. Triệu chứng lâm sàng

Một trong những dấu hiệu đầu tiên để nhận biết vết loét ở bàn chân là dịch chảy ra từ bàn chân có thể làm bẩn tất hoặc dính ra giày. Sưng tấy, nóng rát, mẩn đỏ và có mùi hôi bất thường ở một hoặc cả hai bàn chân cũng là những triệu chứng ban đầu thường gặp.

Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của một vết loét nghiêm trọng ở bàn chân là mô đen (hay còn gọi là vảy) bao quanh vết loét. Điều này là do máu kém lưu thông đến các tổ chức xung quanh vết loét.

Hoại tử khu trú hay lan toả, các mô do nhiễm trùng, có thể xuất hiện ở xung quanh vết loét. Trong trường hợp này, dịch được tiết ra có mùi hôi, có thể gây đau và tê bì.

Dấu hiệu loét bàn chân không phải lúc nào cũng rõ ràng. Đôi khi, bạn thậm chí còn không thấy triệu chứng loét cho đến khi vết loét bị nhiễm trùng.

Hãy đến gặp ngay bác sĩ nếu bạn cảm thấy có bất kỳ sự thay đổi bất thường nào về màu sắc da, đặc biệt là các mô đã chết  hoặc cảm thấy đau xung quanh vùng có vết chai sạn hoặc vùng bị tổn thương.

       B.2. Chẩn đoán

chẩn đoán và đánh giá, giai đoạn loét bàn chân đái tháo đường, loét chân  đái tháo đườngBác sĩ sẽ chẩn đoán mức độ nghiêm trọng của vết loét trên thang điểm từ 0 đến 5 bằng Hệ thống phân loại vết loét Wagner:

Advertisement
  • 0: Không có vết thương hở; có thể vết thương đã lành
  • 1: Loét bề mặt không ăn sâu vào các lớp da niêm bên dưới
  • 2: Loét sâu hơn, đến bao gân, xương, khớp
  • 3: Ảnh hưởng tới các mô sâu hơn, như áp xe, viêm tủy xương hoặc viêm gân
  • 4: Hoại tử khu trú tại mu bàn chân hoặc gót chân
  • 5: Hoại thư toàn bộ bàn chân

————————————————————————————-

Nguồn: https://www.healthline.com/health/diabetic-foot-pain-and-ulcers-causes-treatments?fbclid=IwAR1b2FiqtuXkF4-awzlbvff7uh0IeF1bC4YZDGwENW54TfKc84k0wrKtYPw

Người dịch: Phạm Văn Hoà – Trần Gia Minh

Người hiệu đính: BS Huỳnh Lê Thái Bão

Giới thiệu Pham Hoa

Check Also

[Medscape] Việc hòa ca nhạc đồng quê đã giúp bác sĩ tìm thấy sự cân bằng

Trong suốt sự nghiệp của mình, tôi thường được hỏi làm thế nào để cân …