[Medscape] Chán ăn và tiêu chảy là các triệu chứng đường tiêu hóa hay gặp nhất trên bệnh nhân mắc COVID-19

Rate this post

Những bệnh nhân mắc COVID-19 nặng có nguy cơ mắc các triệu chứng về đường tiêu hóa (GI) như chán ăn hoặc tiêu chảy, cũng như bất thường của chức năng gan, là kết quả dựa trên dữ liệu từ một phân tích tổng hợp của hơn 4.500 bệnh nhân.

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng tổn thương gan “có nhiều khả năng được tìm thấy ở những bệnh nhân nặng” và các nghiên cứu khác cho thấy xuất hiện nhiều mức độ suy gan khác nhau trên bệnh nhân COVID-19, nhưng các triệu chứng tiêu hóa vẫn chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng, theo Zi-yuan Dong, MD, Đại học Y Trung Quốc, thành phố Thẩm Dương, và các đồng nghiệp.

Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Clinical Gastroenterology (Tạm dịch: Tiêu Hóa Học Lâm Sàng), các nhà nghiên cứu đã xác định được 31 nghiên cứu trên 4.682 bệnh nhân COVID-19, quá trình thu thập số liệu bắt đầu từ ngày 11 tháng 12 năm 2019 đến ngày 28 tháng 2 năm 2020. Trong đó, tuổi trung bình trong các nghiên cứu dao động từ 36 đến 62 tuổi và 55% bệnh nhân là nam giới.

Tổng cộng có 26 nghiên cứu được phân tích về mức độ phổ biến của các triệu chứng GI, cụ thể là buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng và chán ăn. Trong số này, chán ăn và tiêu chảy hay gặp hơn đáng kể ở bệnh nhân COVID-19, với tỷ lệ lần lượt là 17% và 8%, ( P <0.001 cho cả hai).

Ngoài ra, 14 trong số các nghiên cứu được đưa vào phân tích đã đánh giá mức độ phổ biến của chức năng gan bất thường dựa trên mức độ tăng của aspartate aminotransferase (AST), alanine aminotransferase (ALT) và bilirubin toàn phần . Trong số này, tăng (ALT) là phổ biến nhất, xảy ra ở 25% bệnh nhân, so với tăng AST (24%) và bilirubin toàn phần (13%).

Khi được đánh giá theo mức độ nghiêm trọng của bệnh, những bệnh nhân mắc bệnh nặng và những người nằm trong ICU có khả năng mắc các triệu chứng cao hơn đáng kể so với những bệnh nhânthoonng thường/không phải ICU bao gồm chán ăn (Tỷ lệ – Odds Ratio, 2.19), tiêu chảy (OR, 1.65) và đau bụng (OR, 6.38) ). Những bệnh nhân bị bệnh nặng có nhiều khả năng còn bị tăng AST và ALT (OR, 2.98 và 2.66).

Các nhà nghiên cứu cho biết: “Tuy nhiên, không có sự khác biệt đáng kể giữa nhóm nghiêm trọng/ICU và nhóm thông thường/không ICU về tỷ lệ buồn nôn, nôn và bệnh gan”.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu lưu ý rằng các kết quả nghiên cứu cũng bị hạn chế bởi một số yếu tố bao gồm sự phân loại không rõ ràng về bệnh lý hệ tiêu hóa và bệnh về gan trong nhiều nghiên cứu, kích thước mẫu nhỏ và thiếu dữ liệu về bệnh lý gan hoặc đại tràng ở bệnh nhân COVID-19. Họ cho biết cần phải nghiên cứu thêm, nhưng các phát hiện cho thấy COVID-19 có thể góp phần gây tổn thương gan vì khi có chức năng gan bất thường đáng kể nhất đó là tăng ALT.

Kiểm tra chức năng gan trong các trường hợp có các triệu chứng GI

Ziad F. Gellad, MD, thuộc Trung tâm Y tế Đại học Duke, Durham, N.C cho biết: “Bệnh nhân COVID có thể biểu hiện không triệu chứng hoặc không đặc hiệu, bao gồm cả các triệu chứng GI. Ông nói: “Trong khi trọng tâm của việc kiểm soát là hướng đến các hậu quả liên quan đến phổi, ngoài ra điều quan trọng là phải đánh giá bệnh nhân một cách tổng thể.”

Gellad lưu ý rằng: “Tôi không nghĩ rằng những phát hiện này có ý nghĩa lâm sàng sâu sắc vì chúng xác định các triệu chứng tương đối không đặc hiệu và thường thấy ở bệnh nhân có một số bệnh lý khác”. Ông nói: “Việc kiểm soát COVID không nên thay đổi, ngoại trừ việc đảm bảo kiểm tra các xét nghiệm chức năng gan bất thường ở những bệnh nhân có các triệu chứng COVID điển hình hơn”. Ngoài ra, ông còn nhấn mạnh: “Cần nghiên cứu thêm để hiểu cơ chế sinh học mà COVID tác động đến các hệ thống bên ngoài phổi. “Ví dụ, đã có một số công trình nghiên cứu rất đáng quan tâm tìm hiểu về tác động của COVID đối với tuyến tụy và nguy cơ gây viêm tụy. Nghiên cứu đó cũng cần thiết để hiểu thêm COVID, không chỉ tác dụng gây bệnh nói chung, mà còn tác động cụ thể đến phần còn lại của đường tiêu hóa, ”anh nói.

Advertisement

Nghiên cứu được hỗ trợ bởi Quỹ Khoa học và Công nghệ Liaoning

NGUỒN: Dong ZY et al. J Clin Gastroenterol. Tháng 1 năm 2021  doi: 10.1097 / MCG.0000000000001424.


Bài viết gốc:https://www.medscape.com/viewarticle/943571

Người dịch: Donny Trần

Bài viết tự dịch bởi ykhoa.org, vui lòng không reup !

Giới thiệu Donny

Check Also

[Medscape] Việc hòa ca nhạc đồng quê đã giúp bác sĩ tìm thấy sự cân bằng

Trong suốt sự nghiệp của mình, tôi thường được hỏi làm thế nào để cân …