[Medscape] Top 10 nghiên cứu lâm sàng của năm 2021 – Phần 2

Rate this post

Top ca Lâm sàng #7: Guildline bệnh lây nhiễm qua đường tình dục

Sự quan tâm đến các guideline mới đã trở thành chủ đề lâm sàng thịnh hành nhất vào cuối tháng 9. Lần đầu tiên kể từ năm 2015, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) đã cập nhật hướng dẫn về sàng lọc, xét nghiệm và điều trị các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (STIs). Các khuyến nghị hoàn chỉnh chứa vô số các thay đổi. Ngoài các phương pháp điều trị được cập nhật, guideline còn có thông tin về các xét nghiệm trực tràng và miệng được sử dụng để chẩn đoán bệnh chlamydia và bệnh lậu, xét nghiệm hai bước để chẩn đoán vi rút herpes sinh dục và các yếu tố nguy cơ mở rộng để xét nghiệm giang mai trong thai kỳ.

Các guideline xuất hiện vào thời điểm quan trọng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hơn 1 triệu STI mắc phải mỗi ngày trên toàn thế giới. Tại Hoa Kỳ, các trường hợp mắc bệnh hàng năm đã tăng 6 năm liên tiếp. Một báo cáo của CDC công bố vào tháng 4 cho thấy 129.813 trường hợp mắc bệnh giang mai trong năm 2019, tăng 74% kể từ năm 2015. Gần 2000 trường hợp mắc bệnh giang mai bẩm sinh đã được báo cáo, tăng 279% kể từ năm 2015 và 128 trẻ sơ sinh tử vong. Báo cáo cũng ghi nhận 1,8 triệu trường hợp nhiễm chlamydia vào năm 2019, tăng 19% trong 4 năm và tỷ lệ mắc bệnh lậu tăng 56% trong khoảng thời gian đó, lên tổng số 616.392 trường hợp. Các chuyên gia hy vọng rằng các guideline mới sẽ giúp giảm tác động và ngăn chặn làn sóng STI.

Top ca Lâm sàng #6: Béo phì và COVID

Một nghiên cứu lớn của CDC cho kết quả về mức độ nghiêm trọng của COVID-19 và béo phì đã trở thành một chủ đề lâm sàng hàng đầu vào cuối tháng Ba. Nghiên cứu của CDC trên gần 150.000 bệnh nhân người lớn nhập viện vì COVID-19 cho thấy nguy cơ mắc bệnh nặng hơn tăng đáng kể khi có chỉ số khối cơ thể (BMI) cao hơn. Hơn một nửa (50,8%) số bệnh nhân kể trên bị béo phì. Nguy cơ thấp nhất đối với các kết quả bất lợi được tìm thấy ở những người có chỉ số BMI nằm trong biên giới giữa khỏe mạnh và thừa cân, từ 23,7 đến 25,9 kg / m2. Nguy cơ nhập viện ICU tăng từ 6% ở những người có BMI từ 40-44,9 lên 16% ở những người có BMI từ 45 trở lên.

Các chuyên gia nói rằng dữ liệu cho thấy một mối quan hệ định lượng – phản ứng với bệnh béo phì. Ví dụ, nguy cơ nhập viện cao hơn 7% đối với người lớn có BMI từ 30-34,9 và cao hơn 33% đối với những người có BMI ít nhất 45. Lưu ý rằng nhẹ cân cũng có liên quan đến nguy cơ nhập viện cao. Bệnh nhân COVID-19 có chỉ số BMI dưới 18,5 có nguy cơ nhập viện cao hơn 20% so với những người có chỉ số BMI khỏe mạnh. Đáng lo ngại nhất là nguy cơ tử vong tăng cao hơn từ 8% đối với những người có BMI từ 30-34,9 đến 61% cao hơn đối với những người có BMI từ 45 trở lên.

Top ca Lâm sàng #5: Cà phê

Một nghiên cứu về việc uống cà phê ở những người bị bệnh tim mạch đã trở thành chủ đề lâm sàng hàng đầu vào giữa tháng Năm. Sử dụng một cơ sở dữ liệu dịch tễ học lớn, các nhà nghiên cứu gần đây đã xác định rằng thói quen uống cà phê phần lớn ảnh hưởng tốt đến sức khỏe tim mạch. Nghiên cứu đã sử dụng một chiến lược gọi là Mendelian randomization (phân tích thống kê sử dụng các biến thể gen làm công cụ để đưa ra suy luận nhân quả trong các nghiên cứu quan sát), cho phép thông tin di truyền, chẳng hạn như các biến thể phản ánh huyết áp và nhịp tim cao hơn, để cung cấp bằng chứng cho mối liên hệ nhân quả. Theo các tác giả, những người tham gia có các triệu chứng tim mạch “có nhiều khả năng uống ít cà phê có chứa caffein hơn và hay những người không có thói quen uống cà phê hoặc uống cà phê không có caffein so với những người không báo cáo các triệu chứng liên quan”.

Các phát hiện chỉ ra rằng cơ thể con người điều chỉnh hành vi theo những cách mà họ không biết. Các nhà nghiên cứu cho biết nghiên cứu này cũng chỉ ra cách các nghiên cứu quan sát khác có thể tạo ra cảm tưởng sai lầm về những lợi ích sức khỏe liên quan đến việc tiêu thụ cà phê. Về cơ bản, bởi vì những người mắc một số bệnh thường tránh cà phê có chứa caffein, nên các cuộc điều tra về những người thường xuyên uống cà phê sau đó sẽ bao gồm ít hơn những người có những tình trạng đó, có khả năng gây ra mối liên quan sai lệch về sức khỏe.

Top ca Lâm sàng #4: Tổn thương do căng thẳng

Sự xác nhận khoa học về một giả thuyết lâu đời, cũng như nghiên cứu mới về mối liên quan với bệnh Alzheimer, đã giúp đưa vấn đề Stress trở thành tâm điểm chú ý, trở thành một chủ đề thịnh hành vào cuối tháng Bảy.

Mặc dù tóc bạc thường được gọi đùa là “triệu chứng stress điển hình”, nhưng mối liên hệ giữa áp lực cá nhân và sự thay đổi sắc tố vẫn khó được chứng minh, cho đến nay. Các nhà nghiên cứu đã đo sự mất màu trên từng sợi tóc của con người từ những tình nguyện viên ghi nhật ký để ghi lại mức độ căng thẳng hàng tuần mà họ trải qua. Bằng cách sử dụng máy quét độ phân giải cao, nhóm nghiên cứu đã chụp được hình ảnh của những mảnh tóc nhỏ đến mức chúng thể hiện được sự phát triển trong 1 giờ. Khi màu tóc thay đổi, nhóm nghiên cứu đã thấy sự biến đổi của 300 protein. Điều này cho phép họ phát triển một mô hình toán học để dự đoán những gì có thể xảy ra với tóc theo thời gian và xác định một thời điểm khi những thay đổi đó có thể đảo ngược.

Advertisement

Một đánh giá riêng biệt về các nghiên cứu dịch tễ học trên người và động vật cho thấy căng thẳng lâu dài, cùng với các yếu tố di truyền, có thể góp phần vào sự phát triển của bệnh Alzheimer. Căng thẳng kích hoạt trục hạ đồi tuyến yên-thượng thận (HPA), điều chỉnh mức độ cortisol trong cơ thể để đáp ứng. Các tác giả viết: Nồng độ cortisol tăng thường xuyên được quan sát thấy ở những bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer và “đóng góp lớn vào quá trình bệnh”. Trong tương lai, các nhà nghiên cứu có kế hoạch nghiên cứu sâu hơn các cơ chế phân tử chịu trách nhiệm về vai trò của căng thẳng trong bệnh Alzheimer và cách các biến thể di truyền ảnh hưởng đến sự thoái hóa thần kinh. Cuối cùng, hiểu cách mà sự căng thẳng góp phần vào sự phát triển của bệnh có thể dẫn đến việc xác định các phương pháp điều trị. Căng thẳng dẫn đến kiệt sức là một vấn đề đối với các bác sĩ rất lâu trước khi đại dịch bùng phát. Các chuyên gia tiếp tục nhấn mạnh sự cần thiết của các bác sĩ để kết hợp chăm sóc bản thân và chăm sóc sức khỏe vào thói quen của họ trong tương lai. Tầm quan trọng của việc bảo vệ sức khỏe tinh thần trong các chuyên gia chăm sóc sức khỏe là rõ ràng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, tác hại mà căng thẳng có thể gây ra không chỉ giới hạn đối với sức khỏe tâm thần, như được thể hiện rõ ràng qua các nghiên cứu dẫn đến chủ đề lâm sàng có xu hướng hàng đầu của tuần này.

Contributor Information

Ryan Syrek
Editorial Director for Interactive Content and Audience Engagement, Medscape

Nguồn: Top 10 Clinical Studies of 2021

Bài viết được dịch thuật và biên tập bởi ykhoa.org – vui lòng không reup khi chưa được sự cho phép!

Người dịch: thaongan2509

Hiệu đính: Gia Minh

Giới thiệu thaongan2509

Check Also

[Medscape] Việc hòa ca nhạc đồng quê đã giúp bác sĩ tìm thấy sự cân bằng

Trong suốt sự nghiệp của mình, tôi thường được hỏi làm thế nào để cân …