[Ngày Sốt rét thế giới 2019] “Zero malaria starts with me” – Không còn sốt rét bắt đầu từ tôi”

Rate this post

Tài liệu báo cáo về sốt rét thế giới 2018 được chia sẻ ở cuối bài viết

Hành động khẩn cấp là cần thiết để đạt được đáp ứng toàn cầu với sốt rét quay trở lại tại các quốc gia đang phải chịu ảnh hưởng bởi sốt rét. Vào Ngày Sốt rét Thế giới năm 2019 (World Malaria Day 2019), Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) phối hợp với đối tác Tổ chức đẩy lùi sốt rét (RBM Partnership), Ủy ban Liên minh các quốc gia châu Phi (the African Union Commission) và các tổ chức đối tác khác đang thúc đẩy theo chiến dịch mang tính dân dã, mang tính cộng đồng và rất cơ bản tạm dịch là “Không còn sốt rét bắt đầu từ tôi” (“Zero malaria starts with me”) nhằm đưa sốt rét vào lịch trình chính trị, vận động thêm các nguồn lực, cộng đồng tham gia vào phòng chống và chăm sóc sốt rét nhằm.

Ngày Sốt rét thế giới năm 2019 (World Malaria Day 2019) vào ngày 25/4 là một sự kiện hàng năm với các nổ lực toàn thế giới, tăng thêm kiến thức về sốt rét và đầu tư ngân sách cho phòng bệnh và điều trị. Ngày đó đã đánh dấu mốc về các cam kết chính trị tốt hơn vào phòng chống và loại trừ sốt rét. Ngày này cũng đánh dấu các thành quả tiếp tục đạt được trong cuộc chiến đang chống lại sốt rét. Chủ đề năm 2019 cũng là ‘End Malaria for Good’ và ngày này được TCYTTG chủ trì.


Hình 1

Trong gần 10 năm qua, các quốc gia và các tổ chức quốc tế và tổ chức Phi chính phủ đã đầu tư một khoảng kinh phí rất lớn vào các biện pháp phòng chống tích cực nhằm hướng đến loại trừ sốt rét.


Hình 2

Ngoài ra, các nhà chính sách chỉ ra tăng cường đầu tư vào phát triển và nghiên cứu bệnh SR là chìa khóa để đạt được các mục tiêu quan trọng, kể cả nghiên cứu và phát triển các loại vaccine.

  1. Kiểm soát vector sốt rét thông qua màn tẩm hóa chất (LLINS) và phun tồn lưutrong nhà (IRS)

Giai đoạn từ năm 2015-2017, tổng cộng có 624 triệu màn tẩm hóa chất diệt muỗi (insecticide-treated mosquito nets – ITNs), chủ yếu là màn tẩm hóa chất tồn lưu lâu (long-lasting insecticidal nets – LLINs) đã được phân phối trên toàn cầu. Ước tính khoảng 552 triệu màn ITNs được phân phối bởi các chương trình PCSR quốc gia và phần lớn được phân phối ở châu Phi với diện bao phủ màn gần như 100%. Ngoài ra, một số võng và bọc võng được tẩm hóa chất và hoát chất thoa cũng được phát đến các nhóm dân có nguy cơ mắc SR tại nhiều vùng do các dự án cung cấp.

Độ bao phủ màn và ngủ màn trong cộng đồng đã được cải thiện đáng kể ở các hộ gia đình có ít nhất 1 màn ITN cho mỗi 2 người tăng lên. Đồng thời, ngày càng ít người có nguy cơ được bảo vệ bằng cách phun hóa chất tồn lưu trong nhà (indoor residual spraying-IRS), một biện pháp phòng chống vector có liên quan đến việc phun tồn lưu IRS lên các tường nhà.


Hình 3

  1. Xét nghiệm chẩn đoán bằng lam máu và test chẩn đoán nhanh

Tiếp cận chăm sóc toàn diện ca bệnh sốt rét tại các cơ sở y tế là cần thiết. Trong đó, chẩn đoán và điều trị kịp thời là hiệu quả nhất để ngăn ngừa bệnh không phát triển thành bệnh thể nặng (SRN/SRAT) và tử vong có liên quan đến sốt rét, điều này thực hiện kể cả ở hệ thống y tế công và y tế tư nhân với các nhân viên y tế cộng đồng trong mối phối hợp công tư (PPP-Public private partnership) đã từng thành công ở một số vùng SRLH.

Việc tiếp cận kém với dịch vụ cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe hoặc thiếu nhận thức về các triệu chứng SR ở những cơ sở chăm sóc y tế là một trong những yếu tố góp phần diễn tiến bệnh nặng hơn. Do đó, việc truyền tải thông tin để làm sao cho người dân đầy đủ tiếp cận các dịch vụ y tế là cần thiết, khi đó các ca nghi ngờ SR sẽ được áp dụng 2 công cụ chẩn đoán quan trọng (lam máu nhuộm giêm sa và test nhanh) để phát hiện và điều trị kịp thời.


Hình 4

Hầu hết vùng có bệnh SRLH ở các khu vực trên thế giới hiện nay đã được bao phủ test chẩn đoán nhanh (rapid diagnostic tests-RDTs) với ưu thế chẩn đoán đặc hiệu cho hai loài P. falciparum và P. vivax chiếm cao trong cơ cấu ký sinh trùng tại Tây Thái Bình Dương và Nam Mỹ, hay loại test phát hiện cả 4 loài Plasmodium spp. lưu hành tại châu Phi. Tất cả RDTs được phân phối bởi Chương trình PCSR quốc gia và áp dụng cho tất cả các ca bệnh nghi ngờ SR tại cơ sở y tế và cộng đồng. Hiệu quả của RDTs đã giúp phát hiện nhiều ca bệnh hơn trong cộng đồng, điều trị tiệt căn và sau đó số ca giảm đi đáng kể nhờ khâu điều trị toàn diện, nhất là các vùng xa cơ sở y tế và khó tiếp cận các điểm kính hiển vi.

  1. Điều trị thuốc phối hợp có thành phần artemisinin (ACTs-Artemisinine-based combination Therapies)

Hiện tại có ít nhất 5 loại thuốc phối hợp có thành phần artemisinin (Artemisinin-based Combination Therapies-ACTs) được sử dụng tại hầu hết các quốc gia có sốt rét lưu hành với hiệu quả chữa khỏi cao trên 95%, ngoại trừ một số vùng của Campuchia, Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam có biểu hiện giảm nhạy và kháng thuốc, song tại các quốc gia châu Phi thì chủng P. falciparum vẫn còn nhạy với các thuốc này. Việc tăng cường xét nghiệm chẩn đoán gần đây, liệu trình điều trị ACTs đang ngày càng hướng đến những ca có xét nghiệm dương tính.


Hình 5

  1. Điều trị và phòng bệnh cho phụ nữ mang thai trong vùng SRLH

Để bảo vệ các phụ nữ trong các khu vực có sự lan truyền vừa và cao ở châu Phi, TCYTTG khuyến cáo điều trị dự phòng cách quãng trong thai kỳ (intermittent preventive treatment in pregnancy-IPTp) với thuốc sulfadoxine-pyrimethamine, họ dã áp dụng lồng ghép trong các đợt tiêm chủng mở rộng, tiêm chủng thai kỳ và chăm sóc thai kỳ ở các thời điểm khác nhau trong 9 tháng.

Ngoài ra, tại các vùng có SRLH cao châu Phi được bảo vệ thông qua hóa trị liệu phòng ngừa sốt rét theo mùa (seasonal malaria chemoprevention-SMC). Bên cạnh đó, tại châu Phi, TCYTTG khuyến cáo thực hiện xử lý lồng ghép ca bệnh dựa vào cộng đồng (integrated community case management – iCCM). Cách tiếp cận này thúc đẩy việc xử lý các tình trạng bệnh lý phổ biến đe dọa mạng sống ở trẻ em như SR, viêm phổi và tiêu chảy tại cơ sở y tế và cộng đồng.

Ngăn ngừa sốt rét trên nhóm phụ nữ trong thai kỳ ở châu Phi

Gần đây tác giả Mercy Nkiruka Agbo ở quận Ohaukwu thuộc bang Ebonyi, Nigeria thực hiện kêu gọi để giáo dục các bà mẹ tương lai về liệu pháp điều trị dự phòng sốt rét và tầm quan trọng của chăm sóc tiền sản.

Agbo là một nhân viên y tế cộng đồng (CHVs) có liên quan đến TIPTOP (Transforming Intermittent Preventive Treatment for Optimal Pregnancy – Một dự án thí điểm sáng tạo nhằm bảo vệ các bà mẹ và trẻ sơ sinh châu Phi khỏi bệnh sốt rét. Phối hợp với các bộ y tế, các tình nguyện viên dự án TIPTOP, dự án này điều trị dự phòng cách quãng cho thai kỳ tối ưu (Transforming Intermittent Preventive Treatment for Optimal Pregnancy -TIPTOP) và Bà Agbo đang nỗ lực mở rộng quyền tiếp cận dựa vào cộng đồng tới điều trị dự phòng cách quãng trong thai kỳ (intermittent preventive treatment in pregnancy- IPTp) tại 4 quốc gia thuộc vùng cận sa mạc Sahara,châu Phi, khu vực mang gánh nặng bệnh tật nặng nhất trên toàn cầu.


Hình 6

Hơn 50 triệu phụ nữ ở vùng cận sa mạc Sahara, châu Phi có thai mỗi năm và có nguy cơ phơi nhiễm với ký sinh trùng sốt rét P. falciparum nguy hiểm nhất trên toàn cầu. Nếu không được điều trị, sốt rét trong thai kỳ có thể dẫn đến tử vong mẹ, thiếu máu và trọng lượng khi sinh thấp, dễ đưa đến tử vong ở trẻ sơ sinh. IPTp với thuốc sulfadoxine-pyrimethamine (SP) đảm bảo chất lượng có thể ngăn ngừa sự phát triển những tác hại này và các hậu quả bất lợi khác.


Hình 7

Kể từ năm 2012, Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) đã khuyến cáo sử dụng 3 liều IPTp-SP trở lên cho phụ nữ mang thai (PNMT) sống ở tất cả khu vực lan truyền bệnh sốt rét từ trung bình đến cao ở châu Phi. Thuốc nên được dùng trong các lần khám thai định kỳ hay chăm sóc trước sinh (ANC-antenatal care) bắt đầu càng sớm càng tốt trong ba tháng thứ hai của thai kỳ, dưới sự giám sát của một nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe được đào tạo.

Có lẽ độ bao phủ của IPTp-SP vẫn còn thấp, vì khuyến nghị của TCYTTG về chiến lược IPTp-SP như là một chiến lược an toàn và hiệu quả cao để ngăn ngừa bệnh sốt rét trong thai kỳ được củng cố bởi nhiều bằng chứng. Tuy nhiên, việc tiếp cận với liệu pháp phòng ngừa trong suốt thai kỳ vẫn còn thấp.


Hình 8

Theo Báo cáo sốt rét thế giới (WMR-WHO, 2018), chỉ có 22% PNMT đủ điều kiện nhận được từ 3 liều IPTp-SP trở lên được khuyến nghị tại 33 quốc gia châu Phi. Các rào cản tiếp cận bao gồm khoảng cách xa mà nhiều PNMT phải đi để đến các phòng khám thai và chi phí đi lại liên quan. Những người đến các cơ sở y tế (CSYT) có thể gặp khó khăn khi tiếp cận IPTp-SP do hết thuốc phòng ngừa hoặc thông tin không đầy đủ được cung cấp bởi nhân viên y tế. Một số dự án, bao gồm TIPTOP, nhằm vượt qua những thách thức này. TIPTOP được ra mắt vào năm 2017 bởi Jhpiego, một tổ chức phi lợi nhuận liên kết với Đại học Johns Hopkins, hợp tác với Viện Sức khỏe Toàn cầu Barcelona. Dự án được hỗ trợ bởi TCYTTG và công ty nghiên cứu sản xuất thuốc sốt rét và được tài trợ bởi Unitaid.

Agbo biết tất cả mọi người trong cộng đồng mà bà phục vụ và được ngưỡng mộ vì công việc tình nguyện của mình. Các nhân viên y tế tình nguyện như Agbo là chìa khóa thành công của chiến lược TIPTOP, sử dụng các thành viên của cộng đồng được chỉ định để phân phối IPTp-SP đảm bảo chất lượng, đồng thời, khuyến khích phụ nữ mang thai tìm kiếm sự chăm sóc toàn diện tại các cơ sở ANC.


Hình 9

Những nỗ lực này dự kiến ​​sẽ củng cố mối quan hệ hợp tác giữa các cơ sở y tế ANC và cộng đồng. Agbo đã được đào tạo đặc biệt cho vai trò này. Nhân viên y tế cộng đồng đủ điều kiện phải đến từ cộng đồng và có một trình độ học vấn cơ bản. Khi bà đi vòng quanh trong cộng đồng của mình, Agbo được cung cấp thuốc SP đảm bảo chất lượng và thuốc được cung cấp cho cô định kỳ bởi một phòng khám ANC. Thông qua các cuộc gọi tại nhà hằng tháng, cô có thể giáo dục các bà mẹ tương lai về liệu pháp phòng ngừa sốt rét và tầm quan trọng của việc chăm sóc tiền sản toàn diện tại cơ sở ANC gần nhất; nhận biết các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh sốt rét; xác định thời điểm và cách sử dụng SP cách quãng trong thai kỳ và khuyến khích sử dụng màn tẩm hóa chất diệt muỗi.

Nigeria đang tích cực nỗ lực cải thiện khả năng kiểm soát sốt rét với lý do chính đáng rằng năm 2017, nước này chiếm tới 25% số ca sốt rét thế giới và gần 1/5 (19%) các ca tử vong liên quan đến sốt rét. Đây là 1 trong 4 quốc gia mà dự án TIP-TOP đang hỗ trợ cùng với Congo, Madagascar và Mozambique. Elaine Roman, Giám đốc dự án TIPTOP tại Jhpiego cho biết Nigeria được cho là nước có gánh nặng sốt rét lớn nhất nhưng tác động sốt rét với PNMT rất thấp trong tỷ lệ sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh nói chung và sử dụng IPTs thấp ở quốc gia này nói riêng.

Do đó, Nigeria là một quốc gia trọng điểm thực hiện dự án. Trong thời gian 5 năm của dự án TIPTOP sẽ được triển khai tại 3 bang của Nigeria: Bang Ebonyi, trong giai đoạn đầu tiên và sau đó là bang Niger và Ogun. Khu vực Ohaukwu của Ebonyi, nơi Agbo làm việc báo cáo các trường hợp mắc bệnh sốt rét cao nhất trong khoảng từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm.


Hình 10

Theo TS. Lynda Ozor thuộc Chương trình Quốc gia PCSR của Nigeria, sự biến động tỷ lệ lan truyền có một phần liên quan đến chu kỳ mùa mưa. Đỉnh cao lây truyền trùng khớp với mùa mưa, nơi nhìn thấy các khu vực sinh sản của muỗi phát triển trong và xung quanh nơi con người sinh sống. Tỷ lệ mắc mới bệnh sốt rét rất cao trong quần thể vì muỗi chỉ đốt một người bị nhiễm bệnh và tiếp tục chu kỳ lan truyền. Theo hướng dẫn sửa đổi năm 2016 của TCYTTG về chăm sóc tiền sản, một phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên có ít nhất 8 lần tiếp xúc với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong thai kỳ.

Tuy nhiên, Agbo phải làm việc quanh năm vì lây truyền không biết mùa nào và vì một phụ nữ mang thai nên nhận được liệu trình điều trị SP đầy đủ bất kể người phụ nữ ấy có bị nhiễm sốt rét hay không. Sự hiện diện thường xuyên của Agbo cũng phục vụ sự tăng cường mối quan hệ giữa các dịch vụ mới dựa vào cộng đồng được cung cấp thông qua TIPTOP và các dịch vụ chăm sóc tiền sản.


Hình 11

Thông qua dự án TIPTOP, phụ nữ mang thai được tiếp cận ngay với thuốc điều trị dự phòng được khuyến cáo trong cộng đồng và được khuyến khích hoàn thành việc kiểm tra thường xuyên tại các cơ sở y tế đầy đủ dịch vụ.

Những người này được giới thiệu đến các cơ sở ANC rất quan trọng: sự gia tăng số lượng tiếp xúc giữa các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và phụ nữ mang thai tạo cơ hội mở rộng độ bao phủ của cả IPTp và chăm sóc tiền sản. Dự án này tìm cách kiểm tra tính khả thi của việc giới thiệu IPTp ở cấp độ cộng đồng, đồng thời tăng cường độ bao phủ ở phụ nữ mang thai và cải thiện kết quả sức khỏe cho mẹ và trẻ sơ sinh. Kể từ năm 2016, TCYTTG đã khuyến cáo mức tối thiểu 8 lần tiếp xúc giữa phụ nữ mang thai và hệ thống y tế trong thai kỳ so với 4 lần khám thai được khuyến nghị trước đó. Mỗi lần tiếp xúc nên cung cấp một cơ hội cho việc chăm sóc chất lượng cao, bao gồm chăm sóc y tế dự phòng và chữa bệnh, hỗ trợ và cung cấp thông tin thích hợp và kịp thời.


Hình 12

Tất cả kế hoạch và chiến lược đều phải dựa trên y học chứng cứ, TCYTTG hiện không xác nhận cách tiếp cận dựa vào cộng đồng để cung cấp IPTp. Theo hướng dẫn của TCYTTG, IPTp nên được cung cấp bởi các nhà cung cấp y tế được đào tạo tại các cơ sở chăm sóc tiền sản. Mục tiêu chính của Dự án TIPTOP là tạo ra bằng chứng từ vùng cận Sahara, châu Phi về việc cung cấp IPTp ở cấp cộng đồng. Bằng chứng này sẽ được đánh giá trong khóa học, cùng với bằng chứng được tạo ra từ các dự án tương tự khác, có thể hướng dẫn các khuyến nghị chính sách của TCYTTG trong tương lai để ngăn ngừa bệnh sốt rét trong thai kỳ. TS. Ozor cho biết, dự án này tìm cách kiểm tra tính khả thi của việc giới thiệu IPTp ở cấp độ cộng đồng, đồng thời tăng cường độ bao phủ ở PNMT và cải thiện kết quả sức khỏe cho mẹ và trẻ sơ sinh.

Mặc dù đây là những ngày đầu của dự án TIPTOP triển khai IPTp-SP ở cấp cộng đồng tại Nigeria đã bắt đầu vào tháng 7 năm 2018, cơ sở quan trọng đã được đặt ra. Các đối tác đã phát triển một gói đào tạo cho nhân viên y tế cộng đồng và các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc tiền sản nhằm bổ sung cho các tài liệu đào tạo quốc gia hiện có. Cùng với cán bộ y tế, các đối tác của TIPTOP cũng đang nỗ lực để đảm bảo rằng các khu vực dự án có đầy đủ thuốc phòng ngừa được đảm bảo chất lượng.


Hình 13

  1. Hệ thống giám sát dịch tễ sốt rét

Giám sát hiệu quả các trường hợp SR và TVSR là điều cần thiết để xác định các khu vực hoặc nhóm dân bị ảnh hưởng nhiều nhất và huy động các nguồn lực tác động tối đa. Một hệ thống giám sát mạnh đòi hỏi mức độ tiếp cận cao tới chăm sóc và phát hiện ca bệnh và báo cáo đầy đủ thông tin y tế bởi tất cả lĩnh vực, dù là công hay tư nhân đều góp phần cho số liệu đầy đủ thông qua các kênh.

Hiện nay, các quốc gia đã triển khai áp dụng nhiều phần mềm trên nền công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý đã quản lý đầy đủ một ca bệnh và báo cáo trong thời gian sớm nhất. Mạng lưới loại trừ đang mở rộng với nhiều nước đang hướng tới zero ca bệnh tại chỗ vì đây là chỉ điểm đánh giá hiệu quả của các biện pháp can thiệp và là mốc quan trọng của mục tiêu toàn cầu vào năm 2030. Hiện tại, TCYTTG đang hợp tác với các nước hỗ trợ mục tiêu tăng tốc loại trừ.


Hình 14

  1. Những thách thức trong việc ứng phó sốt rét hiện nay

Những thách thức đang phải đối mặt trong đáp ứng SR toàn cầu có nhiều và như đã được nhấn mạnh trong báo cáo, nhiều rào cản đang xuất hiện để đạt được các mốc quan trọng vào năm 2020 và 2025 là sự gia tăng liên tục bệnh SR ở các nước có gánh nặng bệnh tật cao nhất và nguồn lực kinh phí quốc tế và trong nước không đầy đủ. Đồng thời, sự xuất hiện KSTSR kháng thuốc và muỗi kháng hóa chất đang gây ra mối đe dọa cho thành quả.


Hình 15

5.1. Ký sinh trùng kháng thuốc và muỗi kháng hóa chất

Thuốc phối hợp có thành phần artemisinine (ACTs) không thể phủ nhận trong đóng góp sự thành công trong cuộc chiến PCSR toàn cầu và bảo vệ hiệu quả của thuốc để điều trị bệnh SR là một ưu tiên sức khỏe toàn cầu. Hầu hết, nghiên cứu được tiến hành từ năm 2010-2017 cho thấy thuốc ACTs vẫn còn hiệu lực, với tỷ lệ hiệu quả điều trị chung trên 95% tại các quốc gia trên thế giới, ngoại trừTiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS). Ở châu Phi, chưa có báo cáo kháng artemisinin cho đến nay.

Mặc dù đa kháng thuốc, trong đó có artemisinin và kháng thuốc đi kèm đã được báo cáo tại các nước Campuchia, Việt Nam, Myanmar, Thái Lan và Lào, nhưng đã có một sự giảm lớn số BNSR và TVSR trong tiểu vùng này. Giám sát hiệu quả thuốc đã dẫn đến việc cập nhật kịp thời các chính sách thuốc điều trị SR ở hầu hết các nước.


Hình 16

Báo cáo toàn cầu của TCYTTG công bố gần đây về kháng hóa chất trong phòng chống vector: giai đoạn (2010-2016) cho thấy sự đề kháng tới bốn nhóm hóa chất thường được dùng gồm pyrethroid, chlor hữu cơ, carbamate và phospho hữu cơ – rất phổ biến trên tất cả vector chính trên khắp khu vực châu Phi, châu Mỹ, Đông Nam Á, Đông Địa Trung Hải và Tây Thái Bình Dương.

Trong số 80 quốc gia có SRLH đã cung cấp dữ liệu trong giai đoạn (2010-2017), có kháng với ít nhất 1 trong 4 lớp hóa chất trong 1 vector sốt rét từ 1 địa điểm thu thập đã được phát hiện tại 68 quốc gia, một sự gia tăng so với năm 2016 do cải thiện báo cáo và 3 quốc gia mới báo cáo về kháng lần đầu tiên. Tại 57 quốc gia có báo cáo về sự đề kháng với 2 hoặc nhiều hơn các lớp hóa chất.


Hình 17

Kháng hóa chất nhóm pyrethroid – lớp hóa chất duy nhất hiện nay được sử dụng trong ITNs, phổ biến và đã được phát hiện ít nhất một loại vector SR và cao nhất trong khu vực châu Phi và Đông Địa Trung Hải. Kháng với hóa chất chlor hữu cơ đã được phát hiện trên ít nhất một vector SR trong số hơn 2/3 số điểm thử nghiệm và kháng cao nhất trong khu vực Đông Nam Á.

Kháng với hóa chất carbamate và photpho hữu cơ ít phổ biến hơn và đã được phát hiện ở mức tương ứng là 33% và 27% tại các điểm thử nghiệm. Tỷ lệ kháng cao nhất với carbamate trong khu vực Đông Nam Á và với chlor hữu cơ trong khu vực Tây Thái Bình Dương. Với tình hình hiện nay, kế hoạch giám sát và xử lý tình trạng kháng hóa chất là rất cần thiết, phù hợp với kế hoạch toàn cầu của TCYTTG về xử lý kháng thuốc trừ sâu trong vectơ sốt rét. Đến nay, 40 quốc gia đã hoàn thành các kế hoạch này.


Hình 18

Màn tẩm ITNs tiếp tục là một công cụ hữu hiệu để phòng ngừa SR, thậm chí ở những nơi muỗi đã phát triển khả năng kháng với pyrethroid. Điều này được minh chứng bằng một đánh giá đa quốc gia do TCYTTG điều phối từ năm 2011-2016 tại các điểm nghiên cứu ở 5 quốc gia.

 

Cover of the

Publication details

Number of pages: 210
Publication date: November 2018
Languages: English
ISBN: 978 92 4 156565 3

Overview

The World malaria report, published annually, provides a comprehensive update on global and regional malaria data and trends. The latest report, released on 19 November 2018, tracks investments in malaria programmes and research as well as progress across all intervention areas: prevention, diagnosis, treatment and surveillance. It also includes dedicated chapters on malaria elimination and on key threats in the fight against malaria.

The report is based on information received from national malaria control programmes and other partners in endemic countries; most of the data presented is from 2017.

Downloads

Advertisement

Giới thiệu Huỳnh Lê Thái Bão

BS Huỳnh Lê Thái Bão sáng lập ykhoa.org với mong muốn mang lại những cases lâm sàng, kiến thức và tin tức bổ ích đến với sinh viên y khoa và cộng đồng. Liên hệ Facebook: https://www.facebook.com/huynhlethaibao

Check Also

[COVID-19] “SƯƠNG MÙ NÃO” – DI CHỨNG COVID Y HỌC CHƯA THỂ LÝ GIẢI

“SƯƠNG MÙ NÃO” DI CHỨNG COVID Y HỌC CHƯA THỂ LÝ GIẢI  “Sương mù não” …