[SARI] Bài 1b – KIỂM SOÁT VÀ PHÒNG CHỐNG NHIỄM KHUẨN CHO BỆNH NHÂN

Rate this post

KIỂM SOÁT VÀ PHÒNG CHỐNG NHIỄM KHUẨN CHO BỆNH NHÂN NHIỄM TRÙNG HÔ HẤP CẤP NẶNG (SARI)

Mục tiêu học tập

Kết thúc bài giảng, bạn có khả năng:
• Trình bày nguyên tắc chung của kiểm soát và phòng chống nhiễm khuẩn (IPC)
khi chăm sóc bệnh nhân có nhiễm trùng hô hấp cấp
• Trình bày các phương pháp cụ thể áp dụng trong bệnh viện khi chăm sóc
bệnh nhân có nhiễm trùng hô hấp cấp nặng, bao gồm những nhiễm trùng có
khả năng trở thành dịch hoặc đại dịch.
• Trình bày các cách mà kiểm soát hành chính và kỹ thuật có thể hỗ trợ cho
việc thực hiện kiểm soát và chống nhiễm khuẩn (IPC).

Nguyên tắc chung

• Nhận biết sớm và nhanh chóng các bệnh nhân nghi ngờ và
thực hiện kiểm soát nguồn lây phù hợp.

• Thực hiện kiểm soát và chống nhiễm khuẩn thường quy
(nghĩa là các dự phòng chuẩn) cho tất cả các bệnh nhân.

• Áp dụng các biện pháp dự phòng lây nhiễm bổ sung cho
các bệnh nhân chọn lọc dựa trên chẩn đoán nghi ngờ.

• Hợp tác và trao đổi về cơ sở hạ tầng kiểm soát và phòng
chống nhiễm khuẩn của cơ sở y tế.

Nhiễm trùng hô hấp cấp có thể hình thành tình trạng khẩn cấp về y tế cộng đồng gây quan ngại toàn cầu (PHEIC)

• Hội chứng hô hấp cấp nặng (SARS).

• Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS-CoV).

• Cúm người gây ra bởi một dưới nhóm mới (subtype).

• Cúm động vật có thể gây bệnh cho người.

• Các nhiễm trung hô hấp cấp mới nổi gây ra các vụ dịch lớn hoặc các vụ
dịch có tỉ lệ tử vong và tỉ lệ mắc bệnh cao, ví dụ COVID-19.

• Gợi ý về dịch tễ:
– Di chuyển tới vùng đã biết có lưu hành tác nhân gây bệnh đáng quan ngại trong thời
gian ủ bệnh
– Tiếp xúc không có bảo hộ với bệnh nhân nhiễm trùng hô hấp cấp đáng quan ngại
trong thời gian ủ bệnh
– Thuộc tập hợp bệnh nhân có nhiễm trùng hô hấp cấp lây lan nhanh chưa rõ căn
nguyên

• Gợi ý về lâm sàng:
– Bệnh nhân nhiễm hoặc tử vong do bệnh lý nhiễm trùng hô hấp cấp chưa rõ căn
nguyên và có tiền sử phơi nhiễm/tiếp xúc kể trên.

• Cần lập tức thông báo cho cơ quan y tế có liên quan!

Nghi ngờ COVID-19 khi nào

• Gợi ý về dịch tễ:
– Di chuyển tới vùng đã biết có lưu hành tác nhân gây bệnh đáng quan ngại trong thời
gian ủ bệnh
– Tiếp xúc không có bảo hộ với bệnh nhân nhiễm trùng hô hấp cấp đáng quan ngại
trong thời gian ủ bệnh
– Thuộc tập hợp bệnh nhân có nhiễm trùng hô hấp cấp lây lan nhanh chưa rõ căn
nguyên

• Gợi ý về lâm sàng:
– Bệnh nhân nhiễm hoặc tử vong do bệnh lý nhiễm trùng hô hấp cấp chưa rõ căn
nguyên và có tiền sử phơi nhiễm/tiếp xúc kể trên.

• Cần lập tức thông báo cho cơ quan y tế có liên quan!

Định nghĩa ca bệnh COVID-19

A. Bệnh nhân có nhiễm trùng hô hấp cấp nặng (sốt, ho và cần nhập viện), VÀ không có căn nguyên nào khác giải thích được đầy đủ bệnh cảnh lâm sàng VÀ có ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau:
• tiền sử du lịch hoặc sống tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc trong 14 ngày trước khi khởi phát triệu chứng,

hoặc

• Bệnh nhân là nhân viên y tế đang làm việc tại nơi có bệnh nhân nhiễm trùng hô hấp cấp nặng chưa rõ căn nguyên đang được chăm sóc.
B. Bệnh nhân có bất kỳ bệnh lý hô hấp cấp tính nào VÀ có ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau:
• Tiếp xúc gần với ca bệnh xác định hoặc ca bệnh có thể nhiễm COVID-19 trong 14 ngày trước khi khởi phát bệnh, hoặc
• Lui tới hoặc làm việc tại chợ bán động vật sống ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc trong vòng 14 ngày trước khi khởi phát triệu chứng,
hoặc
• Làm việc hoặc tham gia vào cơ sở y tế, nơi đã được báo cáo có bệnh nhân nhiễm COVID-19 liên quan tới bệnh viện, trong vòng 14 ngày trước khi khởi phát triệu chứng.

Áp dụng các biện pháp dự phòng lây nhiễm chuẩn ở mọi thời điểm

• Ở mọi thời điểm, khi chăm sóc cho mọi bệnh nhân:
– Vệ sinh tay
– Vệ sinh hô hấp
– Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân (PPE) theo nguy cơ
– Thực hành tiêm an toàn, quản lý vật sắc nhọn và phòng tránh vết thương
– Xử lý, vệ sinh và khử trùng an toàn dụng cụ chăm sóc bệnh nhân
– Vệ sinh môi trường
– Vệ sinh và xử lý an toàn đồ vải bẩn
– Quản lý rác thải

Áp dụng dự phòng lây nhiễm qua giọt bắn khi chăm sóc tất cả các bệnh nhân SARI

• Bệnh nhân có nhiễm trùng hô hấp cấp nặng (SARI) và nghi ngờ nhiễm trùng do:
– Virus cúm người (cúm mùa, cúm đại dịch)
– Virus cúm động vật
– MERS-CoV
– adenovirus, RSV, parainfluenza virus
– Virus đường hô hấp mới nổi có tiềm năng trở thành mối quan ngại (COVID-19).

• Dự phòng lây nhiễm qua giọt bắn ngăn ngừa lây truyền các virus đường hô hấp qua giọt bắn.

Áp dụng dự phòng lây nhiễm qua tiếp xúc ở một số bệnh nhân nhiễm trùng hô hấp cấp nặng (SARI)

• Bệnh nhân nghi nhiễm trùng do:
– MERS-CoV, SARS-CoV, COVID-19
– Virus cúm động vật
– RSV, adenovirus, parainfluenza
– Virus đường hô hấp mới nổi có tiềm năng trở thành mối quan ngại.

• Không cần thiết khi chăm sóc bệnh nhân nhiễm cúm mùa hoặc các nhiễm trùng hô hấp do vi khuẩn thông thường :
– Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân (PPE) dựa trên đánh giá nguy cơ.

• Dự phòng lây nhiễm qua tiếp xúc ngăn ngừa lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc tiếp xúc với các bề mặt nhiễm bẩn.

Dự phòng lây truyền qua tiếp xúc

• Nhân viên y tế
– Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân (PPE) phù hợp (găng tay, khẩu trang, bảo vệ mắt, áo choàng dài tay) khi vào phòng hoặc ở khoảng cách < 1 m. Cởi bỏ đồ phòng hộ cá nhân sau khi rời khỏi phòng và thực hiện vệ sinh tay.
– Thực hiện vệ sinh tay theo “5 Thời điểm”, cụ thể là trước và sau khi tiếp xúc với bệnh nhân và sau khi cởi bỏ phương tiện phòng hộ cá nhân (PPE)
– Sử dụng thiết bị, dụng cụ dùng 1 lần hoặc dùng riêng cho từng bệnh nhân khi điều kiện cho phép.
– Vệ sinh và khử trùng giữa các lần sử dụng nếu phải dùng chung cho các bệnh nhân.
– Cố gắng không chạm tay vào mắt, mũi, miệng bệnh nhân khi găng tay bị nhiễm bẩn hoặc khi tay không đeo găng.
– Tránh làm bẩn các bề mặt không liên quan tới việc chăm sóc bệnh nhân trực tiếp: bao gồm tay nắm cửa, công tắc đèn, điện thoại di động.
– Đảm bảo vệ sinh, khử trùng và tiệt trùng (khi có chỉ định) dụng cụ và môi trường một cách phù hợp và thường xuyên (VD: ít nhất 1 lần/ngày). Ưu tiên các bề mặt tiếp xúc thường xuyên (VD: thanh chắn giường, bàn ăn tại giường, ghế đi vệ sinh tại giường, các bề mặt bồn rửa trong phòng tắm bệnh nhân, tay nắm cửa) và dụng cụ xung quanh bệnh nhân.

• Bệnh nhân
– Xếp ở phòng riêng hoặc phòng chung với các bệnh nhân có cùng chẩn đoán căn nguyên.

– Khoảng cách giữa các bệnh nhân > 1 m.

– Tránh di chuyển hoặc vận chuyển bệnh nhân ra khỏi buồng bệnh.

Khi nào áp dụng dự phòng lây nhiễm qua không khí (1/2)

● Tất cả các bệnh nhân nhiễm trùng hô hấp cấp nặng
(SARI) cần áp dụng dự phòng lây nhiễm qua giọt bắn và
đang phải thực hiện các thủ thuật tạo khí dung:
– Hút dịch tiết đường hô hấp kín hoặc mở
– Đặt ống nội khí quản
– Hồi sinh tim phổi (CPR)
– Nội soi phế quản
– Sử dụng máy khí dung*
– Thở máy không xâm nhập*
– Thở oxy dòng cao*

* Dù dữ liệu vẫn còn hạn chế, các can thiệp này có thể tạo ra các hạt aerosol, do đó khuyến cáo áp dụng dự phòng lây nhiễm qua không khí.

Khi nào áp dụng dự phòng lây nhiễm qua không khí(2/2)

● Ở mọi thời điểm đối với bệnh nhân nghi ngờ nhiễm virus hô hấp mới nổi có tiềm năng trở thành mối quan ngại.

● Ở mọi thời điểm đối với bệnh nhân nghi ngờ nhiễm lao.

● Dự phòng lây nhiễm qua không khí ngăn ngừa lây truyền tất cả các tác nhân gây bệnh trong các giọt bắn rất nhỏ.

Dự phòng lây nhiễm qua không khí

• Nhân viên y tế
– Dùng mặt nạ hô hấp,áo choàng, bảo vệ mắt, găng tay.

• Bệnh nhân
– Xếp ở trong phòng riêng
– Tránh có những người không cần thiết ở trong phòng

• Buồng bệnh dành cho dự phòng lây nhiễm qua không khí
– Thông khí tự nhiên với luồng không khí ít nhất 160 L/s/bệnh nhân
– Phòng áp lực âm với ít nhất 12 lần trao đổi khí mỗi giờ
– Kiểm soát được hướng thổi của luồng không khí.

Nếu bệnh nhân có gợi ý bị nhiễm trùng hô hấp cấp mới nổi có khả năng trở thành dịch hoặc đại dịch và chưa khẳng định được đường lây truyền thì áp dụng các biện pháp dự phòng lây nhiễm qua không khí, giọt bắn và tiếp xúc, bên cạnh các biện pháp dự
phòng lây nhiễm chuẩn.

Xây dựng các khối kiểm soát và chống nhiễm khuẩn (IPC)

• Ưu tiên đầu tiên là kiểm soát hành chính.

• Ưu tiên thứ hai là kiểm soát kỹ thuật.

• Ưu tiên thứ ba là phương tiện phòng hộ cá nhân.

Ba ưu tiên này hoạt động cùng nhau để phòng ngừa, phát hiện và kiểm soát nhiễm trùng. Trao đổi và hợp tác với đội ngũ kiểm soát và chống nhiễm khuẩn tại cơ sở của bạn.

Phân loại

• Tránh quá đông bệnh nhân.

• Sắp xếp bệnh nhân nhiễm trùng hô hấp cấp đợi ở khu vực riêng có thông khí đầy đủ

• Thực hiện dự phòng lây nhiễm qua giọt bắn bên cạnh các biện pháp dự phòng lây nhiễm chuẩn.

• Tiến hành phân loại nhanh.

Nhập viện

Tránh cho nhập viện những bệnh nhân nguy cơ thấp, nhiễm cúm mùa không biến chứng.

• Tập hợp các bệnh nhân có cùng chẩn đoán vào một khu vực.

• Không xếp bệnh nhân nghi ngờ ở cùng khu vực với bệnh nhân đã khẳng định.

• Thu xếp cho bệnh nhân nhiễm trùng hô hấp cấp có tiềm năng trở thành mối quan ngại ở trong phòng riêng, được thông khí tốt, nếu điều kiện cho phép.

• Phân công nhân viên y tế có kinh nghiệm trong kiểm soát và chống nhiễm khuẩn và có kinh nghiệm với các vụ dịch.

Các chính sách sức khỏe nghề nghiệp (1/2)

Giáo dục nhân viên về:
– Các nhiễm trùng hô hấp cấp (ARIs)
– Các biện pháp bảo vệ
– Yếu tố nguy cơ bị bệnh nặng.

● Phân công công việc thay thế cho nhân viên thuộc các nhóm có nguy cơ.

● Tiêm phòng cho nhân viên nếu có vaccine.

● Sàng lọc triệu chứng nhiễm trùng hô hấp cấp cho nhân viên

Các chính sách sức khỏe nghề nghiệp (2/2)

Hướng dẫn nhân viên khi xuất hiện các triệu chứng nhiễm trùng hô hấp cấp, cần:
– Báo cáo ngay cho nhóm kiểm soát nhiễm trùng/lãnh đạo bệnh viện.

– Lập tức dừng làm việc với bệnh nhân.
– Hạn chế tiếp xúc với các nhân viên khác.

– Tự cách ly khỏi nơi công cộng.
– Thực hiện các biện pháp dự phòng lây nhiễm chuẩn và dự phòng lây nhiễm qua giọt bắn.

Advertisement

Kiểm soát nguồn lực (1/2)

Trang thiết bị, giáo dục, đào tạo, chính sách và các protocol đầy đủ nên có sẵn dành cho:

– Vệ sinh tay

– Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân (PPE)

– Vệ sinh và khử trùng công cụ và môi trường

– Các dụng cụ chăm sóc bệnh nhân dùng 1 lần
• Nghĩa là: thiết bị cung cấp oxy, ống dẫn khí của máy thở, hệ thống hút kín.

Kiểm soát nguồn lực (2/2)

Cơ sở hạ tầng cơ bản:

– Khoảng cách tối thiểu 1 m giữa các bệnh nhân

– Các cấu trúc như rào chắn để phân chia các khu vực
phân loại bệnh nhân

– Hành lang được thông khí tốt

– Các khu vực chăm sóc bệnh nhân được thông khí tốt

Tóm tắt

• Khi chăm sóc cho mọi bệnh nhân, luôn sử dụng các biện pháp dự phòng lây nhiễm chuẩn.
• Khi chăm sóc bệnh nhân có nhiễm trùng hô hấp cấp nặng (SARI) và nghi ngờ nhiễm virus đường hô hấp, cần áp dụng thêm các biện pháp dự phòng lây nhiễm qua giọt bắn.
• Khi chăm sóc bệnh nhân nhiễm COVID-19, influenza động vật, MERS-CoV, hoặc nghi ngờ virus đường hô hấp mới nổi, cần áp dụng thêm các biện pháp dự phòng lây nhiễm qua tiếp xúc.
• Khi thực hiện các thủ thuật tạo khí dung, nguy cơ cao như đặt ống nội khí quản hay hút dịch đường hô hấp mở cho bệnh nhân nhiễm trùng hô hấp cấp nặng (SARI), cần áp dụng thêm các biện pháp dự phòng lây nhiễm qua không khí.
• Khi chăm sóc bệnh nhân có nhiễm trùng mới nổi gây quan ngại (và chưa rõ đặc điểm lây truyền), cần sử dụng các biện pháp dự phòng lây nhiễm qua không khí, giọt bắn và tiếp xúc, bên cạnh các biện pháp dự phòng lây nhiễm chuẩn.

Lời cảm ơn

Tác giả đóng góp

Dr Eric Walter, University of Washington, Seattle, USA
Dr Monica Thormann, Asociación Panamericana de Infectología, Santo
Domingo, Dominican Republic
Dr Niranjan Bhat, Johns Hopkins University, Baltimore, USA
Dr Timothy Uyeki, Centers for Disease Control and Prevention, Atlanta, USA
Dr Sergey Romualdovich Eremin, WHO HQ
Dr Janet Diaz, WHO Consultant
Dr Paula Lister, Great Ormond Street Hospital, London, UK
Dr Natalia Pshenichnaya, Rostov State Medical University, Russian Federation
Dr Rosa Constanza Vallenas Bejar De Villar, WHO HQ

————————————

Nguồn: WHO

Xem danh sách bài học tại địa chỉ: https://ykhoa.org/category/chuyen-de/sari-2020/

Xem thông tin về khóa học tại địa chỉ: https://ykhoa.org/sari-gioi-thieu-khoa-hoc-ngan-ve-dao-tao-lam-sang-nhiem-trung-ho-hap-cap-nang/

 

Giới thiệu Donny

Check Also

Tirzepatide hàng tuần cải thiện đáng kể cân nặng và kiểm soát đái tháo đường ở bệnh nhân béo phì và đái tháo đường loại 2.

Một nghiên cứu ngẫu nhiên đã chứng minh rằng tirzepatide giúp giảm cân và cải …