[ScienceDaily] Chế độ ăn ở trẻ em có tác động suốt đời

Rate this post

Một nghiên cứu mới trên chuột cho thấy, ăn quá nhiều chất béo và đường khi còn nhỏ có thể làm thay đổi hệ vi sinh vật trong cơ thể bạn, ngay cả khi sau này bạn học cách ăn uống lành mạnh hơn.

Nghiên cứu của các nhà nghiên cứu UC Riverside là một trong những nghiên cứu đầu tiên cho thấy sự sụt giảm đáng kể về tổng số và sự đa dạng của vi khuẩn đường ruột ở những con chuột trưởng thành được cho ăn chế độ ăn uống không lành mạnh khi còn nhỏ.

Nhà sinh lý học tiến hóa Theodore Garland của UCR giải thích: “Chúng tôi đã nghiên cứu chuột, nhưng những ảnh hưởng mà chúng tôi quan sát được tương tự trên những trẻ em có chế độ ăn phương Tây, nhiều chất béo và đường và hệ vi sinh vật đường ruột của chúng vẫn bị ảnh hưởng đến sáu năm sau tuổi dậy thì”.

Một bài báo mô tả nghiên cứu gần đây đã được xuất bản trên Tạp chí Sinh học Thực nghiệm.

Hệ vi sinh vật bao gồm tất cả các vi khuẩn cũng như nấm, ký sinh trùng và vi rút sống trên và trong người hoặc động vật. Hầu hết các vi sinh vật này được tìm thấy trong ruột, và hầu hết chúng đều hữu ích, kích thích hệ thống miễn dịch, phá vỡ thức ăn và giúp tổng hợp các vitamin quan trọng.

Trong một cơ thể khỏe mạnh, có một sự cân bằng giữa các sinh vật gây bệnh và có ích. Tuy nhiên, nếu sự cân bằng bị xáo trộn, cho dù là do sử dụng thuốc kháng sinh, bệnh tật hay có chế độ ăn uống không lành mạnh, cơ thể đều có thể trở nên dễ dàng mắc bệnh.

Trong nghiên cứu này, nhóm của Garland đã tìm kiếm các tác động lên hệ vi sinh vật sau khi chia những con chuột của họ thành 4 nhóm: một nửa cho ăn chế độ ăn tiêu chuẩn, ‘lành mạnh’, một nửa cho ăn chế độ ăn ‘phương Tây’  ít lành mạnh, một nửa được tập thể dục với bánh xe chạy, và một nửa không có.

Sau ba tuần thực hiện các chế độ ăn này, tất cả những con chuột được quay trở lại chế độ ăn uống tiêu chuẩn và không tập thể dục, đây là cách thông thường mà những con chuột được nuôi trong phòng thí nghiệm. Sau 14 tuần, nhóm nghiên cứu đã kiểm tra sự đa dạng và số lượng của vi sinh vật bên trong động vật.

Họ phát hiện ra rằng số lượng vi khuẩn như Muribaculum đường ruột đã giảm đáng kể trong nhóm ăn theo chế độ phương Tây. Loại vi khuẩn tham gia vào quá trình chuyển hóa carbohydrate.

Phân tích cũng chỉ ra rằng vi khuẩn đường ruột nhạy cảm với lượng bài tập mà chuột phải thực hiện. Vi khuẩn Muribaculum tăng lên ở những con chuột được cho ăn một chế độ ăn uống tiêu chuẩn có khả năng tiếp cận với bánh xe chạy và giảm ở những con chuột có chế độ ăn nhiều chất béo cho dù chúng có tập thể dục hay không.

Các nhà nghiên cứu tin rằng những loại vi khuẩn này và họ vi khuẩn mà nó thuộc về, có thể ảnh hưởng đến lượng năng lượng có sẵn cho vật chủ của nó. Nghiên cứu tiếp tục trên các chức năng khác mà loại vi khuẩn này có thể có.

Một tác động khác cần lưu ý là sự gia tăng các loài vi khuẩn giống nhau trở nên phong phú hơn sau năm tuần tập luyện trên máy chạy bộ trong một nghiên cứu của các nhà nghiên cứu khác, cho thấy rằng chỉ riêng tập thể dục cũng có thể làm tăng sự hiện diện của chúng.

Nhìn chung, các nhà nghiên cứu UCR phát hiện ra rằng chế độ ăn phương Tây từ khi còn nhỏ có nhiều tác động lâu dài hơn đối với hệ vi sinh vật hơn là việc tập thể dục từ sớm.

Advertisement

Nhóm của Garland muốn lặp lại thí nghiệm này và lấy mẫu tại các thời điểm bổ sung, để hiểu rõ hơn khi nào những thay đổi trong quần xã vi sinh vật của chuột xuất hiện lần đầu tiên và liệu chúng có kéo dài sang các giai đoạn sau của cuộc đời hay không.

Tuy nhiên, bất kể khi nào các tác động đầu tiên xuất hiện, các nhà nghiên cứu nói rằng điều đáng chú ý là chúng đã được quan sát thấy rất lâu sau khi thay đổi chế độ ăn uống và sau đó thay đổi lại.

Bài học rút ra, Garland nói, về cơ bản là, “Bạn không chỉ là những gì bạn ăn, mà còn là những gì bạn đã ăn khi còn nhỏ!”

Nguồn bài: Materials provided by University of California – Riverside. Original written by Jules Bernstein.

Link bài viết: https://www.sciencedaily.com/releases/2021/02/210203090458.htm

Nguồn tạp chí tham khảo:

  1. Monica P. McNamara, Jennifer M. Singleton, Marcell D. Cadney, Paul M. Ruegger, James Borneman, Theodore Garland. Early-life effects of juvenile Western diet and exercise on adult gut microbiome composition in miceThe Journal of Experimental Biology, 2021; jeb.239699 DOI: 10.1242/jeb.239699

Người dịch : Bảo Ngân

Bài viết được dịch thuật và biên tập bởi ykhoa.org – vui lòng không reup khi chưa được cho phép!

Giới thiệu ngannguyen

Check Also

[Medscape] Việc hòa ca nhạc đồng quê đã giúp bác sĩ tìm thấy sự cân bằng

Trong suốt sự nghiệp của mình, tôi thường được hỏi làm thế nào để cân …