[Case lâm sàng 165] Đau dây thần kinh sinh ba (Trigeminal Neuralgia)

Rate this post

Một người phụ nữ 35 tuổi phàn nàn về những cơn đau dữ dội ở vùng má và cằm phải. Cơn đau chỉ kéo dài trong khoảng vài giây nhưng rất dữ dội. Bệnh nhân đã được chẩn đoán bệnh xơ cứng rải rác (multiple sclerosis) cách đây 2 năm. Hiện tại bệnh nhân không dùng bất kỳ thuốc gì, mặc dù trước đây đã từng được điều trị bằng corticosteroid đường tĩnh mạch. Bác sỹ nói rằng vấn đề của bệnh nhân này liên quan đến dây thần kinh mà chi phối cho da vùng má.

  • Chẩn đoán có khả năng nhất?
  • Cơ chế giải phẫu?

LỜI GIẢI ĐÁP:

Đau dây thần kinh sinh ba (Trigeminal Neuralgia)

Tóm tắt: Một người phụ nữ 35 tuổi với bệnh xơ cứng rải rác phàn nàn về những cơn đau dữ dội ở vùng má và cằm bên phải kéo dài một vài giây.

  • Chẩn đoán có khả năng nhất: đau dây thần kinh sinh ba.
  • Cơ chế giải phẫu: đau lan theo vùng chi phối cho mắt, má và cằm của dây thần kinh sinh ba (thần kinh sọ V).

TƯƠNG QUAN LÂM SÀNG

Đau dây thần kinh sinh ba (hay còn gọi là tic đau – tic douloureux) là một trong những cơn đau dữ dội nhất của bệnh nhân mà bác sỹ lâm sàng có thể bắt gặp, khiến cho bệnh nhân phải nhăn nhó cau mày. Người phụ nữ trẻ này phàn nàn về những cơn đau dữ dội kéo dài vài giây ở má và cằm phải. Tiền sử xơ cứng rải rác của bệnh nhân rất quan trọng vì đau dây thần kinh sinh ba khá thường gặp ở nhóm bệnh nhân này. Đặc trưng của cơn đau này giúp loại trừ một vài nguyên nhân đau đầu và đau vùng mặt hay gặp khác chẳng hạn như chứng đau nửa đầu (migraine) (thường đau một bên theo nhịp mạch đập liên quan đến vùng hốc mắt) hoặc đau đầu kiểu căng (tension headache) (đau siết chặt kiểu dải băng từ thái dương đến vùng chẩm ở cả 2 bên). Bệnh nhân không có tiền sử nhiễm HSV (herpes simplex virus); HSV có thể ảnh hưởng đến thần kinh V. Thần kinh V có ba nhánh phân bố cảm giác. Điều trị bằng carbamazepine hoặc baclofen và, trong những case nặng, có thể phải cắt bỏ dây thần kinh sinh ba.

TIẾP CẬN:

Thần kinh sinh ba

MỤC TIÊU

  • Liên kết được các đốt da của da mặt với các nhánh của thần kinh sinh ba (TK sọ V)
  • Liệt kê được các chức năng của dây thần kinh sinh ba

ĐỊNH NGHĨA

XƠ CỨNG RẢI RÁC (MULTIPLE SCLEROSIS): là bệnh đặc trưng bởi sự xuất hiện các mảng trong hệ thần kinh do sự tăng sinh của mô liên kết sợi hoặc các tế bào thần kinh đệm. Sự xơ cứng (sclerosis) nói chung ám chỉ sự hóa cứng của các mô, như trong xơ vữa động mạch (atherosclerosis) hay là sự hóa cứng của động mạch.

BACLOFEN: thuốc giãn cơ hoạt động thông qua thụ thể γ-aminobutyric acid type b (GABAb).

CARBAMAZEPINE: thuốc chống co giật tác dụng trên thần kinh trung ương, chưa được hiểu rõ về tác động.

BÀN LUẬN

Thần kinh sinh ba thoát ra khỏi não từ mặt bên của cầu não. Các sợi cảm giác lộ ra bằng một rễ lớn. Các sợi vận động tới các cơ nhai thường là một rễ riêng biệt và nhỏ hơn. Dây V đi ở mặt ngoài của xương bướm ở sâu hơn xoang hang. Thân các neuron cảm giác tạo nên hạch sinh ba nằm dọc theo thành trong của hố sọ giữa. 3 dây thần kinh lớn tách ra từ hạch gồm: thần kinh mắt, thần kinh hàm trên, và thần kinh hàm dưới của thần kinh sinh ba (Hình 41-1).

Các nhánh của những thần kinh này chi phối cảm giác chung cho mặt và phần trước da đầu. Phần sau của da đầu được chi phối bởi dây thần kinh sống cổ. Thần kinh mắt chi phối cho các đốt da ở trên đườ ng n ằ m ngang đi qua p hầ n gi ữ a ( horizontal midline ) ổ mắ t . Nó cũng chi phối cho vùng quanh đường giữa của mũi. Thần kinh hàm trên chi phối cho da vùng hàm trên, dưới ổ mắt, gồm cả mặt ngoài mũi và môi trên và một dải da nhỏ mở rộng lên trên q u a cung gò má và cơ thái dương. Thần kinh hàm dưới chi phối cho một dải da chạy lên phía trên phủ qua cơ thái dương. Các nhánh chính của thần kinh mắt chi phối cho da là thần kinh trên ổ mắt và thần kinh trên ròng rọc, phân phối cho da vùng trán và phần trước da đầu. Thần kinh mũi mi phân phối cho da vùng sống mũi thông qua nhánh mũi ngoài của thần kinh sàng trước.

Advertisement

Thần kinh hàm trên chi phối cho da chủ yếu thông qua thần kinh dưới ổ mắt. Ở ngoài hơn, thần kinh gò má mặtthần kinh gò má thái dương cũng góp phần vào. Các nhánh của thần kinh hàm dưới chi phối cho da g ồ m thần kinh tai thái dương ở phía trên và thần kinh cằm ở p h í a d ư ớ i (một nhánh của thần kinh huyệt răng dưới). Thần kinh má chi phối cho da phủ trên má. Thần kinh này cũng chi phối cho niêm mạc miệng trong khoang miệng. Mặc dù các nhánh của nó đi qua cơ mút, nhưng nó không chi phối vận động cho cơ này. Cơ mút được chi phối bởi các nhánh má của thần kinh mặt (VII).

Tài liệu tham khảo:

Eugene C. Toy, MD

Vice Chair of Academic Affairs and Program Director Houston Methodist Hospital Obstetrics and Gynecology Residency Program Houston, Texas

Clinical Professor and Clerkship Director Department of Obstetrics and Gynecology University of Texas Medical School at Houston Houston, Texas

John S. Dunn Senior Academic Chair St. Joseph Medical Center Houston, Texas

Lawrence M. Ross, MD, PhD

Adjunct Professor Department of Neurobiology and Anatomy University of Texas Medical School at Houston, Texas

Han Zhang, MD

Associate Professor, Research Department of Neurobiology and Anatomy University of Texas Medical School at Houston, Texas

Cristo Papasakelariou, MD, FACOG

Clinical Professor, Department of Obstetrics and Gynecology University of Texas Medical Branch Galveston, Texas Clinical Director of Gynecologic Surgery St.Joseph Medical Center  Houston, Texas

Tham khảo bản dịch của nhóm “Chia sẻ ca lâm sàng”

Xem tất cả case lâm sàng tại:

https://ykhoa.org/category/khoa-hoc/ca-lam-sang/

Giới thiệu nguyentrungtin7

Check Also

[Xét nghiệm 59] Hormon tạo hoàng thể (LH)

HORMON TẠO HOÀNG THỂ (LH) (Hormone lutéinisante / Luteinizing Hormone) Nhắc lại sinh lý Hormon …