[Sinh lý Guyton số 71] Gan

Rate this post

Gan là một cơ quan riêng biệt, nó thực hiện nhiều chức năng khác nhau có mối liên quan đến nhau. Điều đó trở nên đặc biệt rõ ràng khi những bất thường của gan xảy ra thì nhiều chức năng gan bị xáo trộn cùng một lúc. Chương này tóm tắt các chức năng khác nhau của gan, bao gồm: (1) lọc và lưu trữ máu; (2) chuyển hóa carbohydrate, protein, chất béo, hormone và các hóa chất từ bên ngoài; (3) tạo ra mật; (4) kho dự trữ vitamins và Fe; và (5) tạo thành các yếu tố đông máu.

Giải phẫu sinh lý của gan

Gan là cơ quan lớn nhất trong cơ thể, nó chiếm khoảng 2% tổng trọng lượng cơ thể, tức là khoảng 1,5 kg (3.3 pounds) ở một người lớn bình thường. Đơn vị chức năng của gan là tiểu thùy gan, nó là một cấu trúc hình trụ dài vài mm và có đường kính 0.8-2 mm. Gan người chứa khoảng 50,000 – 100,000 tiểu thùy gan.

Tiểu thùy gan, thể hiện qua mặt cắt trong Hình 71-1, nó được hình thành xung quanh một tĩnh mạch trung tâm, nó đổ vào tĩnh mạch gan và sau đó đổ vào tĩnh mạch chủ. Các tiểu thùy bao gồm chủ yếu các dây tế bào gan ( hai trong số đó được thể hiện trong Hình 71-1) nó tỏa ra từ tĩnh mạch trung tâm như hình nan hoa bánh xe. Mỗi dây tế bào gan thường gồm 2 hàng tế bào gan và giữa các tế bào lân cận là các vi quản mật, nó đổ vào ống dẫn mật trong các khoảng cửa ngăn cách với các tiểu thùy gan liền kề.

Trong khoảng cửa có tiểu tĩnh mạch cửa nhận máu chủ yếu từ các tĩnh mạch từ hệ thống ruột theo đường tĩnh mạch cửa. Từ những tiểu tĩnh mạch máu chảy vào các xoang. Do đó, các tế bào gan được tiếp xúc liên tực với máu tĩnh mạch.

Tiểu động mạch gan cũng xuất hiện trong khoảng cửa. Các tiểu động mạch cung cấp máu động mạch đến các mô vách ngăn giữa các tiểu thùy lân cận, và rất nhiều tiểu động mạch nhỏ cũng đổ trực tiếp vào các xoang gan, nó thường đổ vào các tiểu thùy với khoảng cách khoảng một phần ba từ khoảng cửa như thể hiện trong Hình 71-1.

Ngoài các tế bào gan, các xoang tĩnh mạch được lót bởi 2 loại tế bào khác là: (1) Các tế bào nội mô điển hình và (2) các tế bào Kupffer cells ( còn gọi là tế bào võng nội mô ), đó là các đại thực bào lót các xoang và có khả năng thực bào vi khuẩn và các tạp chất trong máu xoang gan.

Lớp tế bào nội mô của xoang có các lỗ rất lớn, một số còn lớn có đường kính gần 1 micromet. Bên dưới lớp nội mô này, giữa các tế bào nội mô và các tế bào gan, là khoảng gian mô hẹp được gọi là khoảng Disse, hay còn được gọi là khoảng gian xoang. Hàng triệu khoảng Disse thông với các mạch bạch huyết trong khoảng cửa. Do đó, chất lỏng trong các khoang Disse này được lấy ra qua hệ bạch huyết. Vì các lỗ nội mạch lớn, các chất trong huyết tương di chuyển tự do vào các khoảng Disse. Ngay cả các phân tử lớn như protein huyết tương cũng khuếch tán tự do vào các khoảng Disse.

Mạch máu gan và hệ bạch huyết

Chức năng của hệ thống mạch máu gan đã được thảo luận trong chương 15 trong mối liên hệ với các tĩnh mạch cửa và có thể được tóm tắt như sau.

Máu chảy qua gan từ tĩnh mạch cửa và động mạch gan

Gan có lượng máu lớn chảy qua và sức cản nhỏ. Khoảng 1050 ml máu chảy từ tĩnh mạch cửa vào xoang gan mỗi phút, và thêm khoảng 300 ml máu chảy vào các xoang từ động mạch gan, và tổng trung bình là khoảng 1350 ml/phút, nó chiếm khoảng 27% cung lượng tim.

Áp lực trong tĩnh mạch cửa dẫn vào gan trung bình là 9 mm Hg, và áp lực trong các tĩnh mạch gan từ gan vào tĩnh mạch chủ dưới bình thường trung bình khoảng 0 mm Hg. Sự chênh lệch áp suất nhỏ, chỉ 9 mm Hg, làm cho dòng máu chảy qua các xoang gan bình thường rất chậm, đặc biệt khi có khoảng 1350 ml máu chảy qua mỗi phút.

Xơ gan làm tăng sức cản dòng máu chảy qua. Khi các tế bào nhu mô gan bị phá hủy, chúng bị thay thế bằng các mô xơ và cuối cùng chèn ép vào các mạch máu xung quanh, từ đó cản trở đáng kể dòng chảy từ máu tĩnh mạch cửa qua gan. Bệnh này của gan thì được biết đến là bệnh xơ gan. Nó là hậu quả phổ biến nhất là do nghiện rượu mạn tính hoặc từ sự tích lũy dư thừa chất béo trong gan và sau khi bị viêm gan, một tình trạng được gọi là viêm gan nhiễm mỡ không do rượu, hay NASH (nonalcoholic steatohepatitis). Một bệnh ít nghiêm trọng do sự tích lũy chất béo và viêm gan, gan nhiễm mỡ không do rượu NAFLD (nonalcoholic fatty liver disease), là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh gan ở nhiều nước châu Âu, và có liên quan tới béo phì và bệnh tiểu đường typ II.

Xơ gan cũng có thể do ăn phải chất độc như carbon tetrachloride, bệnh do virus như viêm gan truyền nhiễm, tắc nghẽn đường mật và bệnh truyền nhiễm trong các ống mật.

Hệ thống cửa cũng thỉnh thoảng bị chặn lại bởi một cực máu đông lớn phát triển trong tĩnh mạch cửa hoặc từ một nhánh lớn của nó. Khi hệ thống cửa đột nhiên bị chặn, sự trở lại của máu từ ruột và lách qua hệ thống cửa tới hệ tuần hoàn sẽ bị cản trở. Kết quả trở kháng này làm tăng huyết áp tĩnh mạch cửa, với áp lực mao mạch trong thành ruột tăng tới lên 15-20 mm Hg trên mức bình thường. Bệnh nhân có thể chết trong vòng một vài giờ vì mất quá nhiều chất lỏng từu mao mạch vào khoang bụng và các thành ruột.

Chức năng dự trữ máu của gan

Bởi vì gan là một cơ quan lớn, một lượng lớn máu có thể được lưu trữ trong các mạch máu của nó. Thể tích máu bình thường của nó, trong cả tĩnh mạch gan và các xoang gan là khoảng 450 ml, tương đương gần 10% tổng lượng máu trong cơ thể. Khi huyết áp cao ở tâm nhĩ phải gây tác động lại gan, làm gan mở rộng và có thể chứa thêm 0,5-1 lít máu dự trữ trong các tĩnh mạch và xoang gan. Hiện tượng này đặc biệt xảy ra trong trường hợp suy tim do tắc mạch ngoại vi, đã được thảo luận trong Chương 22. Như vậy, tác dụng của gan là rất lớn, gan mở rộng, các tĩnh mạch có khả năng hoạt động như một nơi dự trữ máu có giá trị trong thời gian thể tích máu tăng hay trong trường hợp cần cung cấp thêm máu khi thể tích máu giảm.

Gan có lượng lớn bạch huyết chảy qua

Do các lỗ trong xoang gan có tính thẩm thấu lớn so với các mao mạch ở các mô khác, chúng cho phép sự trao đổi trực tiếp giữa hai chất lỏng và protein vào các khoảng Disse. Do đó, dòng bạch huyết chảy từ gan thường có nồng độ protein khoảng 6 g/dl, chỉ thấp hơn một chút so với nồng độ protein huyết tương. Ngoài ra, tính thấm cao của lớp nội mô xoang gan cho phép tạo thành lượng lớn bạch huyết. Do đó, khoảng một nửa lượng bạch huyết trong cơ thể ở trạng thái bình thường được phát sinh trong gan.

Áp lực mạch máu gan cao có thể gây ro rỉ dịch vào khoang bụng từ gan và các mao mạch cửa. Khi áp lực trong các tĩnh mạch gan tăng chỉ 3-7 mmHg cao hơn bình thường, một lượng lớn chất lỏng cắt đầu dò vào bạch huyết và rò rỉ thông qua mặt ngoài của bao xơ gan trực tiếp vào khoang bụng. Chất lỏng này gần giống như huyết tương tinh khiết, chứa 80-90% protein huyết tương. Tại tĩnh mạch chủ dưới áp lực từ 10-15 mmHg sẽ khiến dòng bạch huyết của gan tăng lên 20 lần bình thường, và rò rỉ từ bề mặt của gan có thể rất lớn vào ổ bụng, nó được gọi là ascites. Tắc nghẽn dòng chảy qua gan cũng gây tăng áp lực mao mạch trong toàn bộ hệ thống cửa của đường tiêu hóa, dẫn đến phù nề thành ruột và rò rỉ dịch vào thanh mạch của ruột trong ổ bụng. Điều này cũng có thể gây ra tràn dịch màng bụng.

Khả năng tái tạo của gan

Gan sở hữu một khả năng đặc biệt là có thể tự khôi phục lại sau khi bị mất một phần mô gan do phẫu thuật cắt gan hoặc tổn thương gan cấp tính, miễn là chấn thương không phức tạp do nhiễm virus hoặc viêm. Cắt gan một phần, tới 70% gan bị cắt đi, làm các thùy còn lại mở rộng ra và phục hồi cấu trúc gan trở lại kích thước ban đầu của nó. Khả năng tái tạo này khá nhanh và chỉ cần 5-7 ngày ở chuột. Trong thời gian tái tạo gan, tế bào gan có khả năng đạt mức tái tạo một hoặc hai lần, và sau khi đạt được kích thước và thể tích ban đầu của gan, các tế bào gan trở lại trạng thái bình thường của nó.

Cơ chế kiểm soát khả năng tái tạo nhanh chóng của gan này chưa được hiểu rõ, nhưng yếu tố tăng trưởng gan (HGF) dường như đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích các tế bào gan phân chia và tăng trưởng. HGF được sản xuất bởi các tế bào trung mô gan và các mô khác, nhưng không phải bởi các tế bào gan. Nồng độ trong máu của HGF tăng hơn 20 lần sau khi phẫu thuật cắt một phần gan, nhưng phản ứng tái tạo gan chỉ được tìm thấy trong gan sai khi thực hiện phẫu thuật này, nó cho thấy rằng HGF có thể được kích hoạt chỉ trong cơ quan bị ảnh hưởng. Các yếu tố tăng trưởng khác (đặc biệt yếu tố tăng trưởng biểu mô) và các cytokine như yếu tố hoại tử khối u và interleukin 6 cũng có thể tham gian trong việc kích thích tái tạo tế bào gan.

Sau gan đã trở lại kích thước ban đầu của nó, quá trình phân chia tế bào gan được dừng lại. Một lần nữa, các yếu tố liên quan tới quá trình này chưa được hiểu rõ, mặc dù có sự chuyển hóa yếu tố tăng trưởng β và tế bào gan tiết ra một cytokine, nó là một chất ức chế mạnh sự tăng sinh tế bào gan và đã được coi là nguyên nhân chính làm dừng quá trình tái tạo gan.

Các thí nghiệm sinh lý chỉ ra rằng khả năng tăng trưởng của gan được kiểm soát chặt chẽ bởi một số tín hiệu chưa rõ ràng liên quan đến kích thước của cơ thể, do đó, kích thước gan thích hợp trọng lượng của cơ thể sẽ cho thấy chức năng trao đổi chất tối ưu nhất. Tuy nhiên, trong các bệnh gan do xơ hóa, viêm hoặc nhiễm virus, quá trình tái tạo của gan bị suy giảm nghiêm trọng và chức năng gan bị suy giảm.

Hệ thống đại thực bào của gan có chức năng lọc máu

Máu chảy qua các mao mạch ruột sẽ mang nhiều vi khuẩn từ ruột. Thật vậy, một mẫu máu lấy từ tĩnh mạch cửa trước khi nó đi vào gan hầu như luôn luôn thấy nhiều trực khuẩn đại tràng khi nuôi cấy, trong khi sự phát triển của trực khuẩn đại tràng trong hệ thống tuần hoàn lại cực kì hiếm.

Đặc biệt hình ảnh cho thấy chuyển động nhanh của hoạt động của các tế bào Kupffer, các đại thực bào lót các xoang tĩnh mạch gan, đã chứng minh rằng các tế bào này có tác dụng lớn làm sạch dòng máu khi nó đi qua các xoang; khi một loại vi khuẩn tiếp xúc với một tế bào Kupffer, khoảng ít hơn , 0,01s vi khuẩn đi vào trong thành của tế bào Kupffer và bị kẹt lại ở đó vĩnh viễn cho đến khi nó bị tiêu hóa. Có lẽ ít hơn 1% các vi khuẩn đi vào máu tĩnh mạch cửa từ ruột có thể thành công vượt qua được gan để tới hệ thống tuần hoàn.

Chức năng chuyển hóa của Gan

Gan rất lớn, nơi có các tế bào có tốc độ chuyển hóa chất cao. Những tế bào này chuyển hóa các chất và năng lượng từ một hệ chuyển hóa khác, quá trình tổng hợp nhiều chất sau đó được vận chuyển tới các nơi khác trên cơ thể, và thực hiện vô số các chức năng trao đổi chất khác. Vì lý do này, một mảng lớn của ngành hóa sinh là dành để nghiên cứu các phản ứng chuyển hóa ở gan. Trong chương này, chúng ta tóm tắt các chức năng trao đổi chất đặc biệt quan trọng trong việc tiềm hiểu kết hợp chức năng sinh lý của cơ thể.

Chuyển hóa Carbohydrate

Trong quá trình chuyển hóa carbohydrate, gan thực hiện chức năng dưới đây, như đã tổng hợp từ Chương 68:

  1. Kho dự trữ lượng lớn glycogen.
  2. Chuyển đổi galactose và fructose thành glucose.
  3. Tân tạo glucose.
  4. Tạo thành nhiều hợp chất hóa học từ các sản phẩm trung gian của quá trình chuyển hóa carbohydrate.

Gan có vai trò đặc biệt quan trọng để duy trì nồng độ đường huyết ở mức bình thường. Dự trữ glucogen cho phép gan có thể loại bỏ glucose dư thừa trong máu và dự trữ tại đó, và sau đó có thể đưa lại vào máu khi nồng độ glucose máu bắt đầu giảm quá thấp, nó được gọi là chức năng đệm glucose của gan. Ở một người có chức năng gan bị suy giảm, nồng độ glucose trong máu sau bữa ăn giàu carbohydrate có thể tăng 2-3 lần so với ở một người có chức năng gan bình thường.

Tân tạo glucose cũng rất quan trọng đối trong việc duy trì nồng độ đường huyết bình thường, vì quá trình tân tạo glucose xảy ra rất mạnh chỉ khi nồng độ glucose giảm dưới mức bình thường. Một lượng lớn acid amin và glycerol của triglyceride được chuyển hóa thành glucose, do đó giúp duy trì nồng độ đường huyết trong máu ở mức bình thường.

Chuyển hóa chất béo

Mặc dù hầu hết các tế bào của cơ thể đều có thể chuyển hóa chất béo, nhưng một phần của quá trình chuyển hóa chất béo xảy ra chủ yếu ở gan. Trong quá trình chuyển hóa chất béo, gan thực hiện chức năng cụ thể sau đây, như tổng hợp từ Chương 69:

  1. Oxy hóa các acid béo để cung cấp năng lượng cho các chức năng khác của cơ thể.
  2. Tổng hợp số lượng lớn cholesterol, phospholipids, và hầu hết các lipoprotein.
  3. Tổng hợp chất béo từ các proteins và carbohydrates.

Để lấy được năng lượng từ các các chất béo trung tính, các chất béo đầu tiên được phân tách thành glycerol và acid béo. Các acid béo này sau đó được phân tách ra bởi betaoxidation thành hai gốc carbon-acetyl sau đó tạo thành acetyl coenzyme A (acetyl-CoA). Acetyl-CoA có thể đi vào chu trình acid citric và oxy hóa để giải phóng một năng lượng lớn. Beta-oxy hóa có thể diễn ra ở tất cả các tế bào trong cơ thể, nhưng nó xảy ra đặc biệt nhanh trong các tế bào gan. Gan không thể sử dụng tất cả các acetyl-CoA tạo ra; thay vào đó, chúng được chuyển đổi bằng cách liên kết hai phân tử acetyl-CoA tạo thành acetoacetic acid, một acid hòa tan mạnh có thể đi ra ngoài các tế bào gan để bào dịch ngoại bào và sau đó được vận chuyển dọc suốt cơ thể và được hấp thụ bởi các mô khác nhau. Các mô đó chuyển hóa acid acetoacetic thành acetyl-CoA và sau đó oxy hóa chúng theo cách thông thường. Do đó, gan chịu trách nhiệm quan trọng trong quá trình chuyển hóa chất béo.

Khoảng 80% các cholesterol tổng hợp trong gan được chuyển thành muối mật, và được bài tiết vào trong mật; phần còn lại được vận chuyển trong các lipoprotein được vận chuyển trong máu tới các mô khác của cơ thể. Phospholipid được tương tự tổng hợp trong gan và vận chuyển chủ yếu bởi các lipoprotein. Cả hai loại cholesterol và phospholipid được sử dụng cho tế bào được tạo thành từ màng, cấu trúc nội bào và nhiều chất hóa học quan trọng đối với chức năng tế bào.

Hầu như tất cả các quá trình tổng hợp chất béo trong cơ thể từ carbohydrates và protein cũng đều xảy ra ở gan. Sau khi chất béo được tổng hợp ở gan, nó được vận chuyển trong các lipoprotein vào lưu trữ ở các mô mỡ.

Chuyển hóa Protein

Cơ thể không thể không kể đến sự đóng góp của gan trong quá trình chuyển hóa protein. Các chức năng quan trọng nhất trong quá trình chuyển hóa protein, như tóm tắt từ Chương 70, như sau:

  1. Khử amin của amino acids.
  2. Tạo thành ure để loại bỏ amoniac từ các dịch cơ thể.
  3. Tạo thành các protein huyết tương.

4.Chuyển đổi giữa các loại acid amin khác nhau và tổng hợp các hợp chất khác từ acid amin.

Khử amin của acid amin là cần thiết trước khi chúng có thể được sử dụng để tạo năng lượng hoặc chuyển hóa thành carbohydrate hay chất béo. Một lượng nhỏ khử amin có thể xảy ra ở các mô khác của cơ thể, đặc biệt là trong thận, nhưng nó ít quan trọng hơn so với sự khử amin của acid amin ở gan.

Sự hình thành ure ở gan giúp loại bỏ amoniac khỏi dịch cơ thể. Một lượng lớn amoniac được hình thành bởi quá trình khử amin, và các một lượng bổ sung được hình thành ở ruột do vi khuẩn và sau đó hấp thụ vào máu. Vì vậy, nếu gan không tạo thành ure thì nồng dộ amoniac huyết tương sẽ tăng lên nhanh chóng và kết quả dẫn đến tình trạng hôn mê gan và tử vong. Thật vậy, giảm lượng máu chảy qua gan như thỉnh thoảng xảy ra khi một huyết khối phát triển giữa tĩnh mạch cửa và tĩnh mạch chủ có thể làm cho nồng độ amoniac tăng quá mức trong máu, một tình trạng nhiễm độc nặng.

Về cơ bản tất cả các protein huyết tương, ngoại trừ một phần gama globulin thì đều được tạo thành bởi tế bào gan, và chiếm khoảng 90% tổng số protein huyết tương. Các gama globulin còn lại là các kháng thể được hình thành chỉ yếu bởi các tương bào trong các mô bạch huyết của cơ thể. Gan có thể tạo thành các protein huyết tương ở mức tối đa là 15-50 g/ngày. Vì vậy, ngay cả khi các protein huyết tương bị mất nhiều gần như một nửa khỏi cơ thể, chúng vận có thể được bổ sung chỉ trong 1-2 tuần.

Sự giảm protein huyết tương gây phân bào nhanh các tế bào gan và sự tăng trưởng về kích thước của gan; những hiệu ứng này được kết hợp xảy ra với tốc độ tăng của protein huyết tương cho đến khi nồng độ huyết tương trở lại bình thường. Với bệnh gan mạn tính (ví dụ: xơ gan) protein huyết tương, chẳng hạn như albumin có thể giảm xuống mức rất thấp, gây phù nề tổng thể và tình trạng cổ trướng như được giải thích trong Chương 30.

Trong các chức năng quan trọng nhất của gan là khả năng tổng hợp các acid amin nhất định và các hợp chất hóa học quan trọng khác nhau từ amino acid. Ví dụ, các acid amin không thiết yếu đều có thể được tổng hợp trong gan. Để thực hiện chức năng này, một keto acid có thành phần hóa học tương tự ( ngoại trừ thành phần oxygen keto) như của các amino acid được hình thành có cùng kích cỡ. Một amino cơ bản sau đó được chuyển qua nhiều giai đoạn vận chuyển gốc amino từ một amino có sẵn tới acid keto để thay thế cho gốc oxygen keto.

Các chức năng chuyển hóa khác của Gan

Gan là một khi dự trữ Vitamins. Gan có chức năng đặc biệt để dự trữ các vitamin và từ lâu đã được biết đến như là nguồn vitamin tuyệt vời trong việc điều trị cho các bệnh nhân. Vitamin được dự trũ với số lượng lớn nhất trong gan là vitamin A, ngoài ra còn lượng lớn vitamin D và vitamin B12 cũng thường được dự trữ nhiều ở đây. Số lượng vitamin dự trữ ở đây có thể ngăn ngừa tình trạng thiếu vitamin A trong khoảng 10 tháng. Số lượng vitamin D dự trữ có thể ngăn ngừa thiếu hụt trong vòng 3-4 tháng, và số lượng vitamin B12 dự trữ ở đây có thể ngăn thiếu hụt trong khoảng 1 năm hoặc có lẽ trong khoảng vài năm.

Dạng dữ trữ sắt ở gan là Ferritin. Ngoài sắt trong hemoglobin ở máu, một phần lớn sắt trong cơ thể được dự trữ trong gan ở dạng Ferritin. Các tế bào gan có chức một lượng lớn protein là apoferritin, nó có khả năng kết hợp thuận nghịch với sắt. Vì vậy, khi sắt có sẵn trong dịch của cơ thể với số lượng dư thừa, nó sẽ kết hợp với apoferritin để tạo ferritin và được dự trữ ở dạng này trong các tế bào gan cho đến khi các nơi khác cần dùng đến nó. Khi lượng sắt trong dịch cơ thể giảm, ferritin giải phóng sắt. Như vậy, hệ thống apoferritin-ferritin gan hoạt động như một bộ đệm sắt trong máu, cũng như một phương tiện dự trữ sắt. Các chức năng khác của gan liên quan đến sự trao đổi sắt và hình thành hồng cầu đã được nói đến trong Chương 33.

Gan tổng hợp các chất sử dụng trong quá trình đông máu. Các chất được tạo thành ở gan được sử dụng trong quá trình đông máu bao gồm: fibrinogen, prothrombin, accelerator globulin, factor VII, và một vài yếu tố quan trọng khác. Vitamin K là chất cần thiết cho quá trình trao đổi chất ở gan để hình thành một số chất, đặc biệt là prothrompin và các yếu tố VII, IX và X. Trong trường hợp thiếu vitamin K, nồng độ của tất cả các chất trên giảm một cách rõ rệt và gần như làm giảm quá trình đông máu.

Chức năng loại bỏ hay đào thải thuốc, Hormones, và một số chất khác. Hoạt động hóa học của gan được biết đến là khả năng giải độc và đào thải nhiều loại thuốc vào mật, bao gồm: sulfonamides, penicillin, ampicillin, và erythromycin.

Một cách tương tự, một số các hormone được tiết ra bởi các tuyến nội tiết là một trong các chất hóa học được chuyển đổi hoặc đào thải bởi gan, bao gồm thyroxin và về cơ bản là tất cả các hormone steroid, chẳng hạn như estrogen, cortisol, và aldosteron. Tổn thương gan có thể dẫn đến sự tích tự quá mức của một hay nhiều các hormone trong dịch cơ thể và do đó gây ra hoạt động quá mức của hệ thống nội tiết tố.

Cuối cùng, nó là một chặng của con đường đào thải canxi ra khỏi cơ thể bởi gan vào mật, sau đó đi vào ruột và bị thải ra trong phân.

Đo lượng Bilirubin trong mật như một công cụ chẩn đoán lâm sàng

Sự hình thành mật ở gan và chức năng của các muối mật trong tiêu hóa và quá trình hấp thụ của đường ruột đã được thảo luận trong Chương 65 và 66. Ngoài ra, nhiều chất được bài tiết qua mật và sau đó đào thải qua phân. Một trong những chất này là sắc tố bilirubin màu vàng chanh, nó là sản phẩm cuối cùng của sự thoái hóa hemoglobin, như đã trình bình trong Chương 33. Lượng bilirubin cung cấp một công cụ hiệu quả để chẩn đoán bệnh tán huyết và các loại bệnh của gan. Vì vậy Hình 71-2, chúng ta giải thích cho việc này.

Advertisement

Tóm lại, khi các tế bào hồng cầu sống tới tuổi thọ của chúng ( trung bình 120 ngày) và đã trở nên không đủ sức để tồn tại trong hệ thống tuần hoàn, màng tế bào của chúng bị vỡ và hemoglobin giải phóng được thực bào bởi các đại thực bào mô (còn gọi là hệ thống lưới nội mô) khắp cơ thể. Các hemoglobin đầu tiên được chia thành globin và heme, và vòng hem vỡ ra để cung cấp (1) sắt tự do, nó được vận chuyển trong máu bằng các transferrin và (2) một chuỗi liên tiếp bốn nhân pyrrol, đó là chất nền mà từ đó bilirubin sẽ được hình thành. Chất đầu tiên được hình thành là biliverdin, nhưng chất này nhanh chóng được chuyển hóa thành bilirubin tự do, ngoài ra còn được gọi là bilirubin không liên hợp, chúng được giải phóng dần từ các đại thực bào vào huyết tương. Dạng này của bilirubin ngay lập tức kết hợp mạnh với albumin huyết tương và được vận chuyển dưới dạng kết hợp này trong máu và dịch kẽ.

Trong vòng vài giờ, các bilirubin không liên hợp được hấp thu qua màng tế bào gan. Trong quá trình đi vào bên trong các tế bào gan, nó được giải phóng khỏi albumin huyết tương và ngay sau đó liên hợp khoảng 80% với acid gluconic để tọa thành glucoronid bilirubin, khoảng 10% với sulfate để tạo thành bilirubin sulfat, và khoảng 10% với một số các chất khác. Dưới các dạng này, bilirubin được đào thải từ các tế bào gan qua quá trình vận chuyển tích cực vào vi quản mật và sau đó là vào ruột.

Sự hình thành và số phận của Urobilinogen. Ở ruột, khoảng một nửa số bilirubin liên hợp được chuyển đổi bởi hoạt động của vi khuẩn thành chất urobilinogen, nó là dạng hòa tan tốt. Một số urobilinogen được tái hấp thu qua niêm mạc ruột trở lại vào máu và nhất là lại được bài tiết bởi gan trở lại ruột, nhưng khoảng 5% được bài tiết qua thận vào nước tiểu. Sau khi tiếp xúc với không khí trong nước tiểu, urobilinogen bị oxy hóa thành urobilin; cách khác trong phân nó bị biến đổi và bị oxy hóa tạo thành stercobilin. Những chất trung gian của bilirubin và các sản phẩm bilirubin khác được thể hiện trong Hình 71-2.

Vàng da – Thừa bilirubin trong dịch ngoại bào

Vàng da (Jaundice) dùng để chỉ màu vàng ở các mô cơ thể, bao gồm cả vàng da và các mô sâu. Các nguyên nhân thông thường của vàng da là do một lượng lớn bilirubin trong dịch ngoại bào cả dạng bilirubin không liên hợp và liên hợp. Nồng độ bilirubin bình thường trong huyết tương, trong đó gần như hoàn toàn là dạng không liên hợp, trung bình khoảng 0.5 mg/dl. Trong tình trạng bất thường, nồng độ này có thể tăng lên cao đến 40 mg/dl, và chứa nhiều bilirubin liên hợp. Da thường bắt đầu xuất hiện màu vàng khi nồng độ tăng lên đến khoảng gấp 5 lần bình thường, đó là khoảng trên 1.5 mg/dl.

Các nguyên nhân phổ biến của bệnh vàng da là: (1) tăng sự phá hủy các tế bào hồng cầu, làm giải phóng nhanh chóng lượng bilirubin vào trong máu, và (2) do tắc nghẽn ống mật hoặc hư hại các tế bào gan, do đó các dạng bình thường của bilirubin cũng không thể được bài tiết vào đường tiêu hóa. Hai loại vàng da tương ứng được gọi là: vàng da tán huyết và vàng da tắc nghẽn.

Vàng da tán huyết gây ra bởi hiện tượng tán huyết của các tế bào hồng cầu. Trong vàng da tán huyết, chức năng bài tiết của gan không bị ảnh hưởng, nhưng các tế bào hồng cầu bị vỡ ra rất nhanh chóng, các tế bào gan chỉ đơn giản không thể bài tiết bilirubin nhanh như nó được hình thành. Do đó, nồng độ bilirubin tự do trong huyết tương tăng trên mức bình thường. Tương tự như vậy, tốc độ hình thành của urobilinogen trong ruột cũng tăng lên rất nhiều và nhiểu urobilinogen này được hấp thụ vào máu và sau đó được bài tiết qua nước tiểu.

Bệnh lý vàng da gây ra bởi tắc nghẽn ống dẫn mật hoặc do bệnh gan. Trong vàng da tắc nghẽn gây ra bởi sự tắc nghẽn ống mật (mà thường xảy ra nhất là do sỏi hay ung thư ống mật) hoặc do hư hại tế bào gan (xảy ra trong viêm gan), tốc độ hình thành bilirubin bình thường, nhưng bilirubin hình thành không thể di chuyển từ máu vào ruột. Các bilirubin không liên hợp vẫn đi vào gan và trở thành dạng liên hợp như bình thường. Sau đó bilirubin liên hợp này lại được trả lại cho máu, có thể do vỡ các vi quản mật và đổ trực tiếp mật vào bạch huyết để rời khỏi gan. Vì vậy, hầu hết các bilirubin trong huyết tương trở thành dạng liên hợp chứ không phải dạng không liên hợp.

Sự khác biệt giữa chẩn đoán vàng da tán huyết và vàng da tắc nghẽn. Các test trong phòng thí nghiệm đã có thể được sử dụng để phân biệt giữa bilirubin không liên hợp và liên hợp trong huyết tương. Trong vàng da tán huyết, hầu như tất cả các bilirubin là ở dạng “ không liên hợp”, ở vàng da tắc nghẽn, thì nó chủ yếu tồn tại dưới dạng “ liên hợp”. Một test được gọi là phản ứng van den Bergh có thể được sử dụng để phân biệt giữa hai loại này.

Khi hội chứng vàng da tắc mật hoàn toàn xảy ra, thì không có bilirubin ở ruột được chuyển đổi thành urobilinogen bởi vi khuẩn. Vì vậy, không có urobilinogen được tái hấp thu vào máu và không có bilirubin được bài tiết qua thận vào nước tiểu. Do đó, trong hội chứng vàng da tắc mật hoàn toàn, kiểm tra urobilinogen trong nước tiểu thì sẽ hoàn toàn âm tính. Ngoài ra, phân trở thành dạng rắn do thiếu stercobilin và sắc tố mật khác.

Một sự khác biệt lớn giữa bilirubin liên hợp và liên hợp là thận có thể tiết ra một lượng nhỏ chất bilirubin liên hợp hòa tan nhưng không có albumin kết hợp với bilirubin không liên hợp. Vì vậy, trong vàng da tắc nghẽn nghiêm trọng, số lượng lớn bilirubin liên hợp xuất hiện trong nước tiểu. Hiện tượng này có thể được chứng minh chỉ đơn giản bằng cách lắc nước tiểu và quan sát các bọt. nó có thể biến thành một màu vàng đậm. Như vậy, bằng sự hiểu biết sinh lý về sự bài tiết bilirubin của gan và bằng cách sử dụng một vài test cơ bản, chúng ta có thể phân biệt giữa nhiều loại bệnh tán huyết và các bênh gan, cũng như để xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Bài viết được dịch từ sách: Guyton and Hall text book of Medical and Physiology

Giới thiệu nguyentrungtin7

Check Also

[Xét nghiệm 57] Hormone kích thích tạo nang trứng (FSH)

HORMON KÍCH THÍCH TẠO NANG TRỨNG (FSH) (Folliculostimuline Hypophysaire / Follicular-Stimulating Hormone [FSH])   Nhắc …