[Sổ tay Harrison Số 174] Thoái hóa khớp

Rate this post

I. ĐỊNH NGHĨA

Thoái hóa khớp (OA) là một rối loạn được đặc trưng bởi sự hỏng dần khớp khi mà mọi cấu trúc của khớp trải qua quá trình thay đổi bệnh lý. Bệnh lý tuyệt đối cần có của thoái hóa khớp là mất hyalin sụn khớp kèm với tăng độ dày và xơ cứng của đĩa xương dưới sụn, sự mọc chồi xương ở bờ khớp, kéo dài nang khớp, và yếu các cơ làm cầu nối khớp. Có rất nhiều con đường dẫn đến thoái hóa khớp, nhưng bước đầu tiên thường là tổn thương khớp trong hoàn cảnh suy giảm các cơ chế bảo vệ.

II. DỊCH TỄ

Thoái hóa khớp là loại hay gặp nhất của viêm khớp. Tỉ lệ hiện hành của thoái hóa khớp tương quan rõ rệt với tuổi, và bệnh phổ biến ở nữ giới hơn là nam giới. Lỗ hổng khớp và tải trọng tại khớp là 2 yếu tố nguy cơ chính góp phần làm thoái hóa khớp. Điều này bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bao gồm tuổi, giới nữ, chủng tộc, các yếu tố di truyền, các yếu tố dinh dưỡng, chấn thương khớp, tổn thương có từ trước, bệnh ác tính, giảm khả năng nhận cảm, và béo phì.

III. BỆNH SINH

Thay đổi lớn nhất của thoái hóa khớp có thể bắt đầu từ sụn. Hai thành phần chính của sụn là collagen typ 2, cái cung cấp sức căng, và aggrecan, một proteoglycan. Thoái hóa sụn khớp được đặc trưng bởi sự cạn kiệt dần aggrecan, sự nảy nở của lưới collagen, và mất collagen typ 2, là chất làm tăng nhạy cảm.

IV. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG

Thoái hóa khớp có thể ảnh hưởng đến hầu hết các khớp nhưng thường xảy ra ở các khớp chịu lực và thường xuyên được sử dụng như ở đầu gối, hông, cột sống và tay. Các khớp ở tay đặc biệt bị ảnh hưởng là khớp gian đốt ngón xa, gần hoặc khớp cổ tay-ngón tay 1 (ngón cái); khớp xương đốt bàn tay-ngón tay hiếm khi thấy.

Triệu chứng

• Đau khi hoạt động ảnh hưởng đến một hoặc một vài khớp (đau khi nghỉ ngơi và về đêm thì ít gặp)
• Cứng khớp sau nghỉ ngơi hoặc vào buổi sáng có thể xảy ra nhưng thường ngắn (<30 phút)
• Mất cử động khớp hoặc hạn chế chức năng
• Mất vững khớp
• Biến dạng khớp
• Lạo xạo khớp

Thăm khám

• Viêm một khớp mạn tính hoặc viêm một vài/đa khớp không đối xứng
• Rắn chắc hoặc sưng xương của bờ khớp, ví dụ nốt Heberden(khớp gian đốt xa) hoặc nốt Bouchard (khớp gian đốt gần)
• Viêm màng hoạt dịch nhẹ với chảy dịch nhưng không hay gặp
• Tiếng lạo xạo—tiếng lạo xạo có thể nghe thấy rõ hoặc tiếng răng rắc của khớp khi cử động chủ động hay bị động
• Biến dạng, ví dụ thoái hóa khớp gối có thể ở giữa, ở bên hoặc khoang bánh chè gây vẹo chân vào hoặc ra
• Hạn chế cử động, ví dụ hạn chế xoay vào trong của khớp hông
• Các bất thường về thần kinh có thể thấy khi có thoái hóa cột sống (có thể ảnh hưởng đến đĩa đệm, các khớp xương, và các dây chằng cột sống)

V. LƯỢNG GIÁ

• Làm những công việc hàng ngày thường bình thường.
• Tốc độ máu lắng thường bình thường nhưng có thể tăng khi viêm màng hoạt dịch.
• Yếu tố thấp, kháng thể kháng nhân âm tính.
• Dịch khớp có màu vàng rơm và độ nhớt còn tốt; bạch cầu của dịch khớp <1000/μl; có giá trị trong loại trừ viêm khớp do tinh thể, viêm khớp vô trùng hoặc nhiễm trùng.
• Hình ảnh ban đầu có thể bình thường nhưng khi bệnh tiến triển có thể thấy hẹp khe khớp, xơ cứng xương dưới sụn, nang dưới sụn, và chồi xương. Mòn xương khác với viêm khớp dạng thấp và viêm khớp vảy nến khi xảy ra ở dưới sụn dọc theo trung tâm bề mặt khớp.

Advertisement

VI. CHẨN ĐOÁN

Thường được thiết lập trên cở sở khớp bị ảnh hưởng. Đặc điểm hình ảnh, các xét nghiệm và hoạt dịch bình thường có thể hữu ích nếu các dấu hiệu gợi ý một viêm khớp vô trùng.

Chẩn đoán phân biệt

Hoại tử xương, khớp Charcot, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến, viêm khớp do tinh thể.

Nguồn: Harrison Manual of Medicine 18th

Tham khảo bản dịch của nhóm ” chia ca lâm sàng”

Giới thiệu tranphuong

Check Also

[Xét nghiệm 57] Hormone kích thích tạo nang trứng (FSH)

HORMON KÍCH THÍCH TẠO NANG TRỨNG (FSH) (Folliculostimuline Hypophysaire / Follicular-Stimulating Hormone [FSH])   Nhắc …