CHÈN ÉP TUỶ SỐNG DO U TÂN SINH
Chiếm 3–5% bệnh nhân ung thư; u ngoài màng cứng có thể là đặc điểm ác tính ban đầu. Hầu hết u tân sinh có nguồn gốc ngoài màng cứng và do di căn đến xương cột sống lân cận. Gần như các u ác tính có thể di căn đến cột sống, di căn đến phổi, vú, tiền liệt tuyến, thận, mô lympho và loạn sản tế bào huyết tương đặc biệt thường gặp. Đoạn tuỷ ngực thường bị nhất; ngoại trừ u tiền liệt tuyến và u buồng trứng hay liên quan đến tuỷ thắt lưng và tuỷ cùng di căn theo đường tĩnh mạch trong khoang màng cứng phía trước. Triệu chứng thường gặp nhất là căng đau lưng khu trú, kèm các triệu chứng về tổn thương thần kinh sau đó. MRI cấp cứu được chỉ định khi nghi ngờ chẩn đoán; đến 40% những bệnh nhân bị chèn ép tuỷ sống do u tân sinh ở mức độ 1 có bệnh lý khác ngoài màng cứng không triệu chứng, vì vậy nên chụp hình kiểm tra toàn bộ tuỷ sống. X quang thẳng sẽ bỏ sót 15–20% tổn thương đốt sống di căn.
ÁP XE NGOÀI MÀNG TUỶ
Biểu hiện với tam chứng: đau, sốt, và yếu chi tăng dần. Đau nhức hầu như luôn có, hoặc đau ở cột sống hoặc đau theo rễ. Thời gian đau trước biểu hiện khác thường dưới 2 tuần nhưng có thể kéo dài vài tháng trở lên. Sốt thường đi kèm với tăng bạch cầu máu, tốc độ lắng máu, và protein phản ứng C. Các yếu tố nguy cơ gồm suy giảm miễn dịch (đái tháo đường, HIV, suy thận, nghiện rượu, bệnh ác tính), lạm dụng thuốc tiêm mạch, và
nhiễm trùng da hoặc mô mềm khác. Hầu hết các trường hợp do nhiễm Staphylococcus aureus; các tác nhân quan trọng khác gồm vi khuẩn Gram âm, Streptococcus, vi khuẩn kỵ khí, nấm, và lao (bệnh Pott).
MRI giúp định vị áp xe. Chọc dò tuỷ sống (LP) được chỉ định nếu bệnh lý não hoặc các dấu hiệu lâm sàng khác tăng nghi ngờ viêm màng não, chiếm <25% trường hợp. Vị trí chọc dò nên được cân nhắc để giảm thiếu nguy cơ viêm màng não vì đường đâm kim có thể đi qua mô bị viêm.
U MÁU NGOÀI MÀNG TUỶ
Xuất huyết vào khoang ngoài màng (hoặc dưới màng cứng) gây ra đau tại chỗ và đau theo rễ thần kinh kèm theo các dấu hiệu khác của bệnh lý tuỷ sống sau đó. Các yếu tố nguy cơ gồm liệu pháp kháng đông, chấn thương, khối u, hoặc rối loạn tạo máu; hiếm gặp hơn là biến chứng của chọc dò tuỷ sống hoặc gây tê ngoài màng cứng. Điều trị gồm giải quyết nhanh bệnh lý chảy máu và phẫu thuật giải áp.
Để thảo luận chi tiết hơn, đọc Gucalp R và Dutcher J: Cấp cứu ung thư, Chương 276, trang 2266; với Hauser SL và Ropper AH: Các bệnh lý tuỷ sống, Chương 377, trang 3366, trong “Những nguyên lý nội khoa Harrison” bản 18.
Nguồn: Harrison Manual of Medicine 18th
Tham khảo bản dịch của nhóm ” chia ca lâm sàng”