[Sổ tay Harrison số 213] Sàng Lọc Các Bệnh Thông Thường

Rate this post

Mục tiêu chính của dịch vụ chăm sóc sức khỏe là phòng bệnh hoặc phát hiện sớm bệnh để điều trị có hiệu quả. Nói chung, sàng lọc hiệu quả nhất khi áp dụng với các bệnh phổ biến, ảnh hưởng đến nhiều người và có thời gian u bệnh dài. Phát hiện bệnh sớm có khả năng làm giảm tỉ lệ tàn tật và tử vong; tuy nhiên, sàng lọc ở những người không có triệu chứng sẽ có một số nguy cơ. Các kết quả dương tính giả có thể dẫn đến chỉ định các xét nghiệm không cần thiết và các thủ thuật xâm lấn, làm bệnh nhân lo lắng hơn. Một vài chỉ số được đưa ra dùng để đánh giá hiệu quả của phương pháp sàng lọc và phòng bệnh:

  • Số ca cần được sàng lọc để thay đổi được kết quả điều trị ở 1 bệnh nhân.
  • Hiệu quả tuyệt đối của phương pháp sàng lọc trong 1 bệnh (vd, số ca được cứu sống/1000 ca sàng lọc)
  • Hiệu quả tương đối của phương pháp sàng lọc trong 1 bệnh (vd, % tỷ lệ tử vong giảm)
  • Chi phí/1 năm của 1 ca được cứu sống
  • Mức tăng tuổi thọ trung bình

Theo các khuyến cáo gần đây, nên khám sức khỏe định kì 1-3 năm/1 lần với người dưới 50 tuổi và 1 năm/1 lần với người trên 50 tuổi. Nên khai thác tiền sử: sử dụng các thuốc, di ứng, tiêm chủng, chế độ ăn, uống rượu, hút thuốc, sinh hoạt tình dục và tiền sử gia đình. Nên đo các chỉ số: cân nặng, chiều cao, BMI, huyết áp. Bạo lực gia đình, stress cũng nên được cân nhắc sàng lọc.

Tư vấn chuyên gia nên được thực hiện ở các cơ sở y tế. Hút thuốc, uống rượu, chế độ ăn, tập thể dục là những yếu tố chính gây tử vong mà có thể thay đổi được. Thay đổi hành vi là việc rất khó nhưng cần nhấn mạnh rằng các nghiên cứu cho thấy những cuộc tư vấn của bác sĩ (thậm chí ngắn hơn 5 phút) cũng đem lại kết quả đáng kể trong quá trình cai thuốc lâu dài. Trong khi khám, nên hướng dẫn bệnh nhân cách tự khám (vd, khám vú, tinh hoàn,…)

Những nguyên nhân phổ biến gây tử vong theo nhóm tuổi và cách phòng tránh được liệt kê trong Bảng 213-1. Các khuyến cáo chính thức của Hoa Kì được trình bày ở Bảng 213-2.

Ngoài các khuyến cáo chung áp dụng cho mọi người dân, sàng lọc và phòng chống các bệnh cụ thể nên được cá thể hóa dựa trên tiền sử gia đình, nghề nghiệp…

Ví dụ, khi có tiền sử gia đình có người mắc ung thư vú, đại tràng, tuyến tiền liệt, cần sàng lọc ở độ tuổi trước 10 năm so với thành viên trẻ nhất trong gia đình mắc ung thư.

Các khuyến cáo cụ thể cho phòng bệnh xem ở các chương sau “Tiêm chủng và khuyến cáo cho người đi du lịch” (Chương 214

Advertisement
), “Phòng bệnh tim mạch” (Chương 215),  “Phòng và phát hiện  sớm bệnh ung thư”  (Chương 216), “Cai thuốc lá” (Chương 217), và “Sức khỏe phụ nữ” (Chương 218).

dMột số tác giả ủng hộ sàng lọc bằng xquang vú ở tuổi 40.

Lưu Ý: Xét nghiệm kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA) có thể phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm nhưng chưa có bằng chứng cho thấy cải thiện hiệu quả điều trị. Xét nghiệm PSA được khuyến cáo bởi một số tổ chức và được dùng rộng rãi trên lâm sàng nhưng không được Cơ Quan Dự Phòng Hoa Kì khuyến cáo.

Nguồn: Trích từ Hướng dẫn của Cơ Quan Dự Phòng Hoa Kì, 2010–2011.www.ahrq.gov/clinic/pocketgd.htm.


Nguồn: Harrison Manual of  18th

Tham khảo bài  của nhóm “chia ca lâm sàng” 

Xem tất cả  Harrison tại:

https://ykhoa.org/category/khoa-hoc/noi-khoa-harrison/

Giới thiệu Donny

Check Also

[Xét nghiệm 57] Hormone kích thích tạo nang trứng (FSH)

HORMON KÍCH THÍCH TẠO NANG TRỨNG (FSH) (Folliculostimuline Hypophysaire / Follicular-Stimulating Hormone [FSH])   Nhắc …