1. ĐỊNH NGHĨA
Phản ứng quá mẫn cảm hệ thống đe dọa tính mạng khi tiếp xúc với kháng nguyên; nó có thể xuất hiện trong vòng vài phút phơi nhiễm với các chất gây dị ứng. Biểu hiện lâm sàng gồm suy hô hấp, ngứa, nổi mày đay, phù nề màng niêm mạc, rối loạn dạ dày ruột (gồm buồn nôn, nôn, đau bụng, và tiêu chảy), và trụy mạch. hầu như các kháng nguyên dị ứng đều có thể khởi phát phản ứng quá mẫn, nhưng trong đó các tác nhân thường gặp hơn là các protein như kháng huyết thanh, nội tiết tố, antisera, hormones, chất chiếc xuất từ phấn hoa, nọc độc của ong kiến thuộc bộ Cánh Màng, và thức ăn; thuốc (đặc biệt là kháng sinh); và các yếu tố giúp chẩn đoán như chất cản quang tiêm mạch.
Viêm da cơ địa dường như không dẫn đến phản ứng quá mẫn với penicillin hay nọc độc. Phản ứng truyền dịch quá mẫn được nói đến trong Chương 9.
2. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
Thời gian khởi phát rất đa dạng, nhưng các triệu chứng thường xảy ra trong khoảng vài giấy đến vài phút sau phới nhiễm với kháng nguyên dị ứng:
• Hô hấp: phù nề màng niêm mạc, khàn tiếng, thở rít thanh quản, khò khè
• Tim mạch: nhịp tim nhanh, hạ huyết áp
• Da: ngứa, nổi mày đay, phù mạch
3. CHẨN ĐOÁN
Chẩn đoán khi có tiền căn tiếp xúc với các chất gây dị ứng kèm tiến triển các triệu chứng đặc hiệu theo sau
4. PHÒNG NGỪA
Tránh tiếp xúc với các kháng nguyên dị ứng, nếu có thể, xét nghiệm da là giải mẫn cảm đối với các chất như penicillin và nọc độc ong kiến thuộc bộ Bọ Cánh Màng, khi cần thiết. Mỗi cá nhân nên mang vòng đeo tay có thông tin y khoa và sử dụng khẩn cập bộ sơ cấp cứu epinephrine còn hiệu lực.
Nguồn: Harrison Manual of Medicine 18th
Tham khảo bản dịch của nhóm ” chia ca lâm sàng”