[Sổ tay Harrison Số 41] Ho và Ho ra máu

Rate this post

HO

NGUYÊN NHÂN

Ho cấp tính, được định nghĩa là kéo dài <21 ngày, thường liên quan đến nhiễm khuẩn hô hấp, hít phải chất gây kích thích hô hấp. Ho bán cấp (trong 3–8 tuần) thường liên quan đến viêm dai dẳng do viêm khí phế quản. Ho mạn tính (kéo dài >8 tuần) có thể do nhiều bệnh ở phổi và tim gây ra. Viêm phế quản mạn tính do hút thuốc lá là một nguyên nhân thường gặp. Nếu X quang ngực và khám lâm sàng không phát hiện điều gì nổi bật, những nguyên nhân thường gặp của ho mạn tính gồm ho do hen phế quản, trào ngược dạ dày-thực quản (GERD), chảy nước mũi sau do bệnh lý xoang, và các loại thuốc gồm thuốc ức chế men chuyển. Kích thích màng nhĩ và viêm phế quản mạn tăng bạch cầu ái toan cũng có thể gây ho mạn tính với X quang ngực bình thường. Ho không hiệu quả có thể dẫn đến nhiễm trùng hô hấp nghiêm trọng do khó tống xuất chất tiết ở đường hô hấp dưới; tiết dịch bất thường ở đường dẫn khí (vd, do giãn phế quản) hoặc mềm sụn khí quản có thể góp phần gây ho. Yếu mệt hoặc đau làm hạn chế vận động cơ bụng và cơ gian sườn cũng có thể gây ho không hiệu quả.

ĐÁNH GIÁ LÂM SÀNG

Các vấn đề quan trọng trong bệnh sử gồm yếu tố thúc đẩy ho, yếu tố gây tăng và giảm ho, và sự xuất đàm. Đánh giá các triệu chứng của bệnh ở mũi-hầu, gồm chảy mũi sau, hắt hơi và chảy nước mũi. GERD có thể
biểu hiện ợ nóng, khàn giọng, và thường ợ hơi. Gợi ý ho do hen bằng cách chú ý mối liên hệ giữa yếu tố khởi phát cơn ho đến các yếu tố thúc đẩy cơn hen. Sử dụng thuốc ức chế men chuyển, không phải thuốc chẹn thụ thể, có thể gây ho sau một thời gian dài dùng thuốc. Khi khám lâm sàng, đánh giá các dấu hiệu của bệnh tim-phổi, gồm tiếng thở bất thường và ngón tay dùi trống. Khám hốc mũi, thành sau hầu, ống tai, và màng nhĩ.
Đánh giá cận lâm sàng gồm X quang ngực. Hô hấp ký cùng test giãn phế quản có thể đánh giá tắc nghẽn đường dẫn khí có hồi phục. Nếu hô hấp ký bình thường, sử dụng test thử thách methacholine để đánh giá hen. Gửi đàm đi nuôi cấy tìm vi khuẩn và Mycobaterium. Xét nghiệm tế bào học mẫu đàm có thể phát hiện các tế bào di căn trong ung thư phổi và bạch cầu ái toan trong bệnh viêm phế quản tăng bạch cầu ái toan. Đo pH thực quản để đánh giá GERD. Cân nhắc chụp CT ngực ở BN có X quang ngực bình thường nhưng không cải thiện khi điều trị. Đánh giá ho ra máu được bàn luận bên dưới.

KHÁI HUYẾT (HO RA MÁU)

NGUYÊN NHÂN

Phải phân biệt ho ra máu, khạc ra máu từ đường hô hấp, với máu chảy ra từ mũi-hầu và máu nôn từ đường tiêu hoá. Ở Mỹ viêm phế quản cấp là nguyên nhân gây khái huyết thường gặp nhất; bệnh lao là nguyên nhân hàng đầu trên toàn thế giới.

Khái huyết bắt nguồn từ phế nang được gọi là xuất huyết phế nang lan toả (DHA). DAH có thể do bệnh lý viêm gồm u hạt Wegener, lupus ban đỏ hệ thống, và bệnh Goodpasture. 100 ngày đầu tiên sau cấy ghép tuỷ, DAH do viêm có thể gây giảm oxy máu trầm trọng. DAH không viêm thường do tổn thương đường dẫn khí di hít phải khí độc, như khói thuốc lá hoặc cocaine. Khái huyết thường có nguồn gốc từ phế quản có kích thước từ nhỏ đến trung bình. Vì nguồn cấp máu thường là từ động mạch phế quản, nên có khả năng mất máu nhanh chóng. Khái huyết từ đường dẫn khí thường do viêm phế quản do virus hoặc vi khuẩn. BN bị giãn phế quản gia tăng nguy cơ khái huyết. Viêm phổi có thể gây khái huyết, đặc biết nếu hang lao (vd, trong lao) và/hoặc viêm phổi hoại tử (vd, Klebsiella pneumoniae và Staphylococcus aureus) tiến triển. Bệnh sán lá phổi, một bệnh nhiễm giun sán thường gặp ở BN Đông Nam Á và Trung Quốc, có thể gây khái huyết và phải được chẩn đoán phân biệt với lao. Mặc dù chỉ có 10% BN ung thư phổi có khái huyết khi chẩn đoán, ung thư phát triển ở đường hô hấp trung tâm (vd, carcinoma tế bào gai, carcinoma tế bào nhỏ, và u carcinoid) thường gây khái huyết. Ung thư di căn đến phổi ít gây khái huyết hơn. Nguyên nhân từ mạch máu phổi gây khái huyết gồm suy tim sung huyết, thường ho ra đàm bọt hồng. Thuyên tắc cùng với nhồi máu phổi và dị dạng động-tĩnh mạch phổi là những nguyên nhân từ mạch máu phổi cần được cân nhắc bổ sung.

ĐÁNH GIÁ LÂM SÀNG

Tiếp cận để đánh giá và điều trị khái huyết được trình bày trong Hình 41-1. Hỏi bệnh sử phải xác định được nguồn chảy máu có thể từ đường hô hấp hoặc một nguồn thay thế khác (vd, mũi-hầu, đường tiêu hoá trên). Đánh giá lượng máu ho ra được, vì nó ảnh hưởng đến việc cần kíp phải đánh giá và điều trị. Khái huyết lượng nhiều, dao động từ 200–600 mL trong vòng 24 giờ, cần được chăm sóc khẩn cấp. Đánh giá trong đàm có mủ hay bọt hồng hay không. Tìm hiểu chắc chắn tiền căn các đợt khái huyết trước đó và hút thuốc lá. Sốt lạnh run như là yếu tố chỉ điểm cho một tình trạng nhiễm trùng cấp tính. Xác định tiền căn hít các chất cấm và chất độc khác gần đây. Khám lâm sàng gồm đánh giá đường mũi để khám chảy máu mũi, và đánh giá tim và phổi. Phù bàn chân đối xứng là biểu hiện suy tim sung huyết, và phù một chi do huyết khối tĩnh mạch sâu cùng với thuyên tắc phổi. Ngón tay dùi trống có thể chỉ điểm ung thư phổi hoặc giãn phế quản. Đánh giá sinh hiệu và độ bão hoà oxy có thể cung cấp thông tin về tình trạng cân bằng huyết động và suy kiệt hô hấp. Đánh giá hình ảnh học bằng X quang ngực. CT ngực hữu ích trong việc đánh giá giãn phế quản, viêm phổi, ung thư phổi, và thuyên tắc phổi. Xét nghiệm gồm công thức máu toàn phần và bilan đông máu; đánh giá chức năng thận và tổng phân tích nước tiểu, cùng với những xét nghiệm máu khác gồm ANCA, anti-GBM, và ANA nếu nghi ngờ xuất huyết phế nang lan toả. Gửi đàm đi nhuộm Gramvànuôi cấy t hường quy cũng như làm AFB đàm và nuôi cấy tìm lao. Cần phải soi phế quản để đánh giá bổ sung. Khi ho ra máu lượng nhiều, cần thiết nội soi phế quản bằng ống cứng.

Advertisement

HÌNH 41-1 Lưu đồ đánh giá BN khái huyết. CT, chụp cắt lớp điện toán; TPTNT, tổng phân tích nước tiểu. (Từ Kritek P và Fanta C: Nguyên lý Nội khoa Harrison-18.)

Để thảo luận chi tiết hơn, xem Kritek P, Fanta C: Ho và Khái huyết, Chương 34, trang 282, trong “Nguyên lý Nội khoa Harrison-18”.
Nguồn: Harrison Manual   18th
Tham khảo bản  của nhóm ” chia 

Giới thiệu QuangNhan

Check Also

[Xét nghiệm 57] Hormone kích thích tạo nang trứng (FSH)

HORMON KÍCH THÍCH TẠO NANG TRỨNG (FSH) (Folliculostimuline Hypophysaire / Follicular-Stimulating Hormone [FSH])   Nhắc …