I. BỆNH SẦN CÓ VẢY
Bệnh này xuất hiện cả sẩn và vảy da.
1. BỆNH VẢY NẾN
Một bệnh mãn tính, tái phát. Tổn thương điển hình là có ranh giới rõ, mảng hồng ban với vảy da trắng bạc trên bề mặt. Phân bố tổn thương ở các mặt duỗi (ví dụ, đầu gối, khuỷu tay, và mông); cũng có thể ở lòng bàn tay và da đầu (thường ở rìa da đầu phía trước). Bệnh có liên quan đến viêm khớp vảy nến (Chương. 172) và thay đổi ở móng (bong móng, rỗ hoặc dày của móng tay với sự tích tụ các mảnh vụn dưới móng).
2. BỆNH VẢY PHẤN HỒNG
Một bệnh tự giới hạn kéo dài 3-8 tuần. Ban đầu, có một đám đơn lẻ từ 2 đến 6 cm hình khuyên màu vá màu da cam hồng (đám báo hiệu) với một vành vảy da xung quanh, tiếp theo sau vài ngày đến vài tuần phát ban toàn thân ở thân mình và đầu gần tứ chi. Tổn thương đơn lẻ giống tương tự nhưng nhỏ hơn so với đám báo hiệu và được sắp xếp đối xứng theo trục dài của mỗi tổn thương đơn lẻ cùng với các khoanh da. Bề ngoài có thể tương tự như của bệnh giang mai thứ cấp.
3. BỆNH LIKEN PHẲNG
Bệnh không rõ nguyên nhân; có thể sau dùng một số loại thuốc và bệnh mảnh ghép chống kí chủ mãn tính; tổn thương ngứa, hình đa giác, phẳng, và màu tím nhạt. Tất nhiên là khác nhau tùy mỗi trường hợp, nhưng hầu hết các trường hợp là bệnh tự thuyên giảm trong 6-24 tháng sau khi khởi phát bệnh.
II. BỆNH ECZEMA
1. ECZEMA
Eczema, hoặc viêm da, là một dạng phản ứng với tác nhân mà có biểu hiện đa dạng
trên lâm sàng và xét nghiệm mô học; nó là biểu hiện chung cuối cùng của một số bệnh.
2. VIÊM DA CƠ ĐỊA
Một trong ba bệnh liên quan của viêm da cơ địa là viêm mũi dị ứng, hen và bệnh chàm. Bệnh thường bị theo đợt, mạn tính, ngứa rất nhiều, viêm da chàm hóa với các đám hồng ban có vảy, mụn nước,vảy tiết, và nứt nẻ. Tổn thương hay gặp nhất là ở vùng nếp gấp, nhất là vùng trước khuỷu tay và khoeo chân; đỏ da toàn thân trong trường hợp nặng.
3. VIÊM DA DỊ ỨNG TIẾP XÚC
Một phản ứng quá mẫn muộn xảy ra sau khi da tiếp xúc với kháng nguyên. Tổn thương xuất hiện tại vị trí tiếp xúc và có mụn nước, chảy dịch, vảy tiết;thường có các mụn nước xếp theo đường thẳng dài. Chất gây dị ứng thường gặp nhất là nhựa cây của giống Toxicodendron (cây thường xuân độc, gỗ sồi, cây sơn), niken, cao su, và mỹ phẩm.
4. VIÊM DA TIẾP XÚC KÍCH ỨNG
Viêm da do chấn thương trực tiếp bởi một tác nhân ngoại sinh. Vị trí hay gặp nhất là bàn tay, nơi viêm da bắt đầu xuất hiện hoặc trầm trọng hơn do tiếp xúc thời gian nhiều với nước và chất tẩy rửa. Biểu hiện có thể bao gồm khô da, nứt da, ban đỏ, phù nề.
5. VIÊM DA TIẾT BÃ
Một bệnh không do nhiễm trùng mãn tính đặc trưng bởi các đám hồng ban có vảy da vàng nhờn. Tổn thương thường trên da đầu, lông mày, rãnh mũi má, nách, giữa ngực và vùng sau tai.
III. NHIỄM KHUẨN
1. BỆNH CHỐC LỞ
Một nhiễm trùng ngoài da thứ phát do S. aureus hoặc streptococci β-tan huyết nhóm A. Các tổn thương chính là mụn mủ ngoài da mà khi vỡ tạo thành vảy tiết “màu mật ong”. Mụn mủ căng có liên quan với nhiễm S. aureus (bọng mủ). Tổn thương có thể xuất hiện ở bất cứ vị
trí nào, nhưng thường ở mặt. Bệnh chốc lở và bệnh nhọt ( nốt hồng ban gây đau, hoặc nhọt) ngày càng hay gặp vì tăng tỉ lệ nhiễm tụ cầu
vàng kháng methicillin mắc phải trong cộng đồng.
2. BỆNH VIÊM QUẦNG
Viêm mô tế bào ngoài da, phổ biến nhất là ở mặt, đặc trưng bởi mảng tổn thương màu đỏ tươi, ranh giới rõ, đau nhiều, ấm. Do ngoài da bị nhiễm trùng và phù nề, trên bề mặt của mảng tổn thương có thể xuất hiện sần vỏ cam. Hay gặp nhất là do nhiễm khuẩn Streptococcus β-tan máu nhóm A, ở các vị trí chấn thương hoặc vị trí da bị tổn thương.
3. HERPES SIMPLEX ( XEM THÊM CHƯƠNG. 108)
Phát ban tái phát đặc trưng bởi nhiều mụn nước trên nền một ban đỏ mà sau đó bị lở loét; thường do nhiễm tụ cầu hoặc liên cầu khuẩn thứ
phát. Nhiễm trùng thường xuất hiện ở bề mặt da và niêm mạc xung quanh khoang miệng, bộ phận sinh dục hay hậu môn. Cũng có thể
gây bệnh nội tạng nghiêm trọng bao gồm viêm thực quản, viêm phổi, viêm não, và lây lan virus herpes simplex. Xét nghiệm tế bào Tzanck ở
mụn nước hình thành cho thấy các tế bào đa nhân khổng lồ.
4. HERPES ZOSTER (XEM THÊM CHƯƠNG. 108)
Xuất hiện các mụn nước trên nền ban đỏ thường giới hạn trong một vùng da nhất định (”giời leo”); lây lan tổn thương cũng có thể xảy ra, đặc biệt là ở những người suy giảm miễn dịch. Xét nghiệm tế bào Tzanck thấy các tế bào đa nhân khổng lồ; không thể phân biệt với herpes simplex trừ khi cấy. Chứng đau dây thần kinh sau zona, kéo dài hàng tháng đến vài năm, có thể xảy ra, đặc biệt là ở người già.
5. BỆNH NẤM NGOÀI DA
Nấm da, có thể bị ở bất kì vị trí nào trên cơ thể; do nhiễm khuẩn lớp sừng của biểu bì, móng, hoặc tóc. Biểu hiện có thể khác nhau từ nhẹ là
nhiều vảy đến viêm da gây đỏ da. Các vị trí thường nhiễm khuẩn bao gồm chân (nấm da chân ), móng tay chân (bệnh nấm móng), bẹn (nấm da đùi), hoặc da đầu (bệnh nấm da đầu). Tổn thương điển hình của bệnh nấm da thân (”hắc lào”) là một mảng hồng ban sần có vảy, thường rõ ở trung tâm và vảy da ở bờ ngoài của mảng. Sợi nấm thường thấy khi xét nghiệm với KOH, mặc dù nấm da đầu và nấm da than có thể phải cấy hoặc sinh thiết.
6. NHIỄM NẤM CANDIDA
Nhiễm nấm gây ra bởi một họ của nấm men. Biểu hiện có thể khu trú ở da hoặc hiếm khi ở toàn thân và đe dọa tính mạng. Yếu tố ảnh hưởng bao gồm tiểu đường, thiếu hụt miễn dịch tế bào, và HIV (Chương. 114). Các vị trí thường xuyên xuất hiện bao gồm khoang miệng, vùng ẩm ướt kéo dài, xung quanh các móng, vùng nếp gấp. Chẩn đoán bệnh qua biểu hiện lâm sàng và quan sát nấm men trên xét nghiệm với KOH hay cấy.
7. MỤN CÓC
Các khối u da gây ra bởi virus u nhú ở người (HPV). Thông thường các tổn thương dạng hình vòm với bề mặt dạng sợi không đều. Xu hướng xuất hiện ở mặt, cánh tay và chân; thường lây lan do cạo râu. HPV cũng liên quan với tổn thương bộ phận sinh dục hoặc hậu môn và đóng một vai trò trong sự phát triển của bệnh ung thư cổ tử cung và cơ quan sinh dục bên ngoài ở nữ (Chương. 92).
IV. MỤN TRỨNG CÁ
1. VIÊM NANG LÔNG
Rối loạn thường tự giới hạn ở thanh thiếu niên và người trưởng thành trẻ tuổi. Mụn trứng cá ( các nang nhỏ được hình thành trong nang tóc) là dấu hiệu lâm sàng; thường kèm theo tổn thương viêm của các sẩn, mụn mủ, hoặc nốt. Có thể gây sẹo trong trường hợp nặng.
2. BỆNH TRỨNG CÁ ĐỎ
Rối loạn viêm ảnh hưởng phần lớn đến vùng giữa mặt, hiếm khi xảy ra ở những người <30 tuổi. Xu hướng ngày càng mọc nhiều quá mức, và cuối cùng thêm các sẩn, mụn mủ, và giãn mạch. Có thể dẫn đến bệnh mũi sư tử ( rhinophyma) và các vấn đề về mắt.
V. RỐI LOẠN MẠCH MÁU
1. HỒNG BAN NÚT
Viêm vách ngăn của mô mỡ dưới da đặc trưng bởi tổn thương ban đỏ, ấm, dạng nốt mềm dưới da điển hình là ở mặt trước xương chày. Tổn thương thường xuất hiện trên bề mặt da, nhưng bị cứng lại và xuất hiện vết bầm tím/đỏ. Tổn thương thường mất tự nhiên trong 3-6 tuần mà không để lại sẹo. Thường gặp trong bệnh sarcoid, sau dùng một số thuốc ( đặc biệt. sulfonamid, thuốc tránh thai, và estrogen) , và một loạt các bệnh nhiễm trùng bao gồm liên cầu và lao; có thể tự phát.
2. HỒNG BAN ĐA DẠNG
Là phản ứng của da bao gồm đa dạng các hình thái tổn thương nhưng hay gặp nhất là sẩn hồng ban và bọng nước. Tổn thương dạng “ bia bắn” hoặc “mống mắt” là đặc trưng và gồm các vòng tròn đồng tâm của hồng ban và vùng da nâu bình thường, thường có mụn nước hoặc bọng nước ở giữa.
Phân bố các tổn thương điển hình ở ngọn chi, đặc biệt lòng bàn tay và lòng bàn chân. Ba nguyên nhân phổ biến nhất là dị ứng thuốc (đặc biệt là penicillin và sulfonamides) hoặc đồng nhiễm herpes hoặc nhiễm Mycoplasma. Hiếm khi ảnh hưởng đến bề mặt niêm mạc và cơ quan nội tạng ( khi hồng ban đa dạng tổn thương rộng hoặc hội chứng Stevens-Johnson).
3. MÀY ĐAY
Một rối loạn thường gặp, cấp tính hoặc mạn tính, đặc trưng bởi các tổn thương thoái triển dần (tổn thương riêng lẻ kéo dài <24 h), ngứa, phù nề, màu hồng với mảng hồng ban và vòng sáng xung quanh rìa của tổn thương riêng lẻ. Tổn thương có kích thước từ sẩn đến các thương tổn hợp lại khổng lồ (đường kính 10-20 cm). Thường do thuốc, nhiễm trùng toàn thân, hay thức ăn (đặc biệt động vật có vỏ). Phụ gia thực phẩm như nhuộm tartrazine (FD & C không có màu vàng. 5), benzoate, hay các thuốc salicylat cũng liên quan. Nếu tổn thương riêng lẻ kéo dài > 24 h, xem xét chẩn đoán viêm mạch mày đay.
4. VIÊM MẠCH
Ban xuất huyết có thể sờ thấy (tổn thương không đổi màu, nổi gờ) là dấu hiệu ở da của bệnh viêm mạch. Các tổn thương khác bao gồm xuất huyết (đặc biệt. tổn thương sớm), hoại tử loét, bọng nước, và tổn thương mày đay ( viêm mạch mày đay). Tổn thương thường xuất hiện nhất ở chi dưới. Liên quan đến nhiễm trùng, bệnh lý mạch máu-chất tạo keo, viêm mạch hệ thống nguyên phát, bệnh ác tính, viêm gan B và C, thuốc (đặc biệt. Thiazide), và bệnh viêm ruột. Có thể do tự phát, viêm mạch chủ yếu ở da.
5. DỊ ỨNG DA
Dị ứng da là một trong những triệu chứng thường xảy ra nhất do những độc tính của thuốc. Chúng có thể gây ra bệnh với nhiều mức
độ nghiêm trọng và các biểu hiện bao gồm nổi mề đay, nhạy cảm ánh sáng, hồng ban đa dạng, phản ứng thuốc cố định, hồng ban nút, viêm mạch, phản ứng liken hóa, phản ứng thuốc bọng nước, hội chứng Stevens-Johnson và hoại tử thượng bì nhiễm độc (TEN). Chẩn đoán thường dựa vào lâm sàng và hỏi kĩ tiền sử dùng thuốc.
Nguồn: Harrison Manual of Medicine 18th
Tham khảo bản dịch của nhóm ” chia ca lâm sàng”