[Tiếp cận số 28] Tiếp cận bệnh nhân bị bệnh hô hấp

Rate this post

Patricia kritek Augustine Choi

Đa số các bệnh về hệ hô hấp rơi vào một trong ba loại chính sau: (1) bệnh phổi tắc nghẽn; (2) rối loạn hạn chế; và (3) những bất thường về mạch máu. Bệnh phổi tắc nghẽn là phổ biến nhất và bao gồm chủ yếu các rối loạn đường hô hấp như hen, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), giãn phế quản, và viêm tiểu phế quản. Các bệnh dẫn đến bệnh phổi hạn chế sinh lý bao gồm các bệnh nhu mô phổi, bất thường của thành ngực và màng phổi, cũng như bệnh thần kinh cơ. Sự rối loạn mạch máu phổi không phải luôn luôn được phát hiện thấy và nó bao gồm thuyên tắc phổi, tăng áp mạch máu phổi, và bệnh tắc nghẽn tĩnh mạch phổi. Mặc dù nhiều bệnh cụ thể rơi vào những phân loại bệnh chính này, nhưng cả hai quá trình nhiễm trùng và ung thư có thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp và có thể dẫn đến vô số phát hiện bệnh lý, bao gồm cả tắc nghẽn, hạn chế, và bệnh mạch máu phổi (xem Bảng 251-1).

Đa số các bệnh về đường hô hấp có biểu hiện trao đổi khí bất thường. Các rối loạn cũng có thể được phân thành nhóm trong phân loại về bất thường trao đổi khí, trong đó có giảm oxy máu, tăng carbonic, hoặc kết hợp cả hai. Quan trọng hơn, nhiều bệnh về phổi không biểu hiện bất thường nào trong việc trao đổi khí.

Với sự đánh giá hầu hết các bệnh nhân, các phương pháp tiếp cận với bệnh nhân bị bệnh hệ hô hấp bắt đầu với hỏi bệnh sử kỹ lưỡng. Khám lâm sàng cẩn thận rất có ích trong việc phân loại thêm sinh lý bệnh cụ thể. Nhiều bệnh nhân sau đó sẽ thực hiện các xét nghiệm chức năng phổi, chụp ảnh ngực, phân tích đờm và máu, một loạt các nghiên cứu huyết thanh học hoặc vi sinh, và các thủ thuật chẩn đoán, chẳng hạn như nội soi phế quản. Các phương pháp này từng bước được thảo luận chi tiết dưới đây.

BỆNH SỬ

  • KHÓ THỞ VÀ HO

Các triệu chứng chủ yếu của bệnh hệ hô hấp là khó thở và ho. Khó thở có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó một số nguyên nhân chủ yếu không do bệnh lý phổi. Từ ngữ mà một bệnh nhân sử dụng để mô tả khó thở hoặc thở dốc có thể gợi ý nguyên nhân nhất định gây ra khó thở. Bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn thường phàn nàn “tức ngực” hoặc “không có khả năng để có được một hơi thở thật sâu”, trong khi bệnh nhân bị suy tim sung huyết thường cho thấy tình trạng “đói khí” hay một cảm giác nghẹt thở.

Thời điểm khởi phát và thời gian khó thở của bệnh nhân có ích trong việc xác định nguyên nhân gây bệnh. Khó thở cấp tính thường kết hợp với những thay đổi sinh lý đột ngột, như phù nề thanh quản, co thắt phế quản, nhồi máu cơ tim, tắc mạch phổi, hoặc tràn khí màng phổi. Bệnh nhân có bệnh phổi tiềm ẩn thường khó thở liên tục hoặc khó thở từng cơn. Những bệnh nhân bị COPD và xơ hóa phổi tự phát (IPF) có sự diễn tiến khó thở dần dần khi gắng sức, chấm dứt bởi cơn khó thở trầm trọng cấp tính. Ngược lại, hầu hết các bệnh nhân hen thường thở bình thường phần lớn thời gian và có tái phát cơn khó thở thường được kết hợp với yếu tố kích thích cụ thể, chẳng hạn như nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc tiếp xúc với chất gây dị ứng.

Việc hỏi bệnh cụ thể cần tập trung vào những yếu tố kích thích gây khó thở, cũng như bất kỳ sự can thiệp nào giúp giải quyết sự khó thở của bệnh nhân. Trong số các bệnh phổi tắc nghẽn, thì bệnh hen có nhiều khả năng nhất có các yếu tố kích thích chuyên biệt liên quan đến khó thở khởi phát đột ngột, mặc dù điều này cũng có thể đúng với COPD. Nhiều bệnh nhân bị bệnh phổi cho thấy khó thở khi gắng sức. Thật rất hữu ích khi xác định mức độ hoạt động mà dẫn đến khó thở vì nó cung cấp cho các bác sĩ lâm sàng một thước đo các mức độ mất khả năng thở của bệnh nhân. Nhiều bệnh nhân thích ứng với mức độ hoạt động của họ để thích nghi với sự giới hạn đang diễn tiến. Lý do này thật sự rất quan trọng, đặc biệt ở những bệnh nhân lớn tuổi, để vạch ra các hoạt động mà họ cần tuân thủ và làm thế nào họ thay đổi theo thời gian. Khó thở khi gắng sức thường là một triệu chứng sớm của bệnh phổi hoặc bệnh tim tiềm ẩn và bảo đảm một đánh giá toàn diện.

Ho là triệu chứng thường gặp khác, mà nói chung biểu thị bệnh hệ hô hấp. Các bác sĩ lâm sàng nên hỏi về thời gian của cơn ho, có hay không có liên quan đến tạo đờm, và bất kỳ yếu tố cụ thể nào gây ho. Ho cấp tính tạo đờm thường là triệu chứng của nhiễm trùng hệ hô hấp, bao gồm cả các quá trình ảnh hưởng đến đường hô hấp trên (ví dụ, viêm xoang, viêm khí quản) cũng như đường hô hấp dưới (ví dụ, viêm phế quản, giãn phế quản) và nhu mô phổi (ví dụ, viêm phổi). Kể cả về số lượng và tính chất của đờm, bao gồm có phải là có vệt máu hoặc khối đẫm máu, thì cần được xác định.

Ho mạn tính (được định nghĩa là ho dai dẳng trong hơn 8 tuần) là thường liên quan với bệnh phổi tắc nghẽn, đặc biệt là hen và viêm phế quản mạn tính, cũng như các bệnh “không phải hô hấp”, như trào ngược dạ dày thực quản (GERD) và nhỏ giọt mũi sau. Bệnh nhu mô phổi lan tỏa, bao gồm cả xơ hóa phổi tự phát, thường xuất hiện ho dai dẳng, ho khan. Cũng như khó thở, tất cả các nguyên nhân gây ho không phải đều có nguồn gốc từ hệ hô hấp nên các đánh giá cần xem xét một khác biệt tổng thể, bao gồm cả bệnh tim và các bệnh đường tiêu hóa cũng như các nguyên nhân tâm lý.

§  CÁC TRIỆU CHỨNG KHÁC

Bệnh nhân bị bệnh đường hô hấp có thể phàn nàn thở khò khè, đó là gợi ý của bệnh đường hô hấp, đặc biệt là bệnh hen. Ho ra máu, cần được phân biệt với chảy máu cam hoặc nôn ra máu, có thể là một triệu chứng của một loạt các bệnh lý về phổi, bao gồm nhiễm trùng đường hô hấp, ung thư biểu mô phế quản, và tắc mạch phổi. Đau ngực hoặc khó chịu cũng thường được cho là có nguồn gốc từ bệnh đường hô hấp. Vì nhu mô phổi không được phân bố thần kinh bởi bó sợi thần kinh đau, nên cơn đau ở ngực gây ra bởi các rối loạn hô hấp thường do từ một trong hai bệnh của màng phổi thành (ví dụ như, tràn khí màng phổi), và bệnh mạch máu phổi (ví dụ tăng áp động mạch phổi). Vì nhiều bệnh về phổi có thể dẫn đến căng ở tim phải, bệnh nhân cũng có thể biểu hiện các triệu chứng của bệnh tâm phế mạn, bao gồm đầy bụng hoặc chướng bụng, và phù chân.

§  BỆNH SỬ KHÁC

Một tiền sử xã hội cẩn thận là một thành phần thiết yếu trong việc đánh giá bệnh nhân bị bệnh về đường hô hấp. Tất cả bệnh nhân nên được hỏi về việc hút thuốc lá hiện tại hoặc trước đó vì sự tiếp xúc này có liên quan đến nhiều bệnh về hệ hô hấp, đáng chú ý nhất là COPD và bệnh ung thư phổi-phế quản và còn có một loạt các bệnh nhu mô phổi lan tỏa khác [ví dụ, viêm phổi kẽ tróc       (DIP)   và pulmonary  Langerhans  cell histiocytosis (hội chứng mô bào phổi)]. Đối với hầu hết các rối loạn, thời gian và cường độ tiếp xúc với khói thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Có bằng chứng ngày càng cho rằng “hút thuốc bị động” cũng là một yếu tố nguy cơ bị bệnh lý đường hô hấp; vì lý do này, mà bệnh nhân nên được hỏi về cha mẹ, vợ chồng, hoặc người ở chung nhà có hút thuốc không. Ngày càng trở nên ít phổ biến hơn cho bệnh nhân được tiếp xúc với khói thuốc lá trong công việc, nhưng đối với bệnh nhân lớn tuổi, một tiền sử về nghề nghiệp nên bao gồm những khả năng tiếp xúc khói với thuốc lá nặng (ví dụ như, công việc tiếp viên hàng không trước khi cấm hút thuốc trên máy bay).

Phơi nhiễm đường hô hấp có thể cần được khai thác, bao gồm cả sự phơi nhiễm ở nơi làm việc (ví dụ: amiăng, khói gỗ) và liên quan tới giải trí (ví dụ, phân chim bồ câu từ gia cầm, vật nuôi, bụi sơn) (Chap. 256). Sự đi lại cho thấy sự nhiễm trùng nhất định của đường hô hấp, đặc biệt là nguy cơ của bệnh lao. Khả năng tiếp xúc với nấm được tìm thấy trong các khu vực địa lý hoặc khí hậu cụ thể (ví dụ, Histoplasma capsulatum) nên được khai thác.

Các triệu chứng liên quan đến sốt và ớn lạnh làm tăng sự nghi ngờ do nhiều nguyên nhân nhiễm trùng, kể cả bệnh phổi và bệnh hệ thống. Một số bệnh hệ thống, thường bệnh về thấp khớp hoặc tự miễn, thì cho thấy các biểu hiện đường hô hấp. Tầm soát bệnh hệ thống nên bao gồm đánh giá các triệu chứng nghi ngờ bệnh về khớp chưa được chẩn đoán. Các triệu chứng này có thể bao gồm đau khớp hoặc sưng, mẩn ngứa, khô mắt, khô miệng, hoặc các triệu chứng thể trạng khác. Ngoài ra, ung thư từ một loạt các nguồn bệnh nguyên phát thường di căn đến phổi và gây ra các triệu chứng hô hấp. Cuối cùng, việc điều trị cho các bệnh lý khác, bao gồm cả xạ trị và dùng thuốc, có thể dẫn đến các bệnh về ngực.

§  KHÁM LÂM SÀNG

Nghi ngờ của bác sĩ lâm sàng về bệnh hô hấp thường bắt đầu bằng các dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân. Nhịp thở thường cung cấp nhiều thông tin, liệu rằng nó cao (thở nhanh) hay thấp (thở chậm). Ngoài ra, xung đo oxy nên được đo vì nhiều bệnh nhân hô hấp sẽ có giảm oxy huyết, hoặc là lúc nghỉ ngơi hoặc gắng sức. Quan sát đơn giản bệnh nhân cũng cung cấp nhiều thông tin. Bệnh nhân có bệnh về đường hô hấp có thể trong tình trạng kiệt sức, thường sử dụng cơ hô hấp phụ để thở. Gù vẹo cột sống nghiêm trọng có thể dẫn đến bệnh phổi hạn chế sinh lý. Không có khả năng để hoàn thành một câu nói thường là một dấu hiệu của sự suy giảm nghiêm trọng và dẫn đến một đánh giá nhanh của bệnh nhân.

§  NGHE PHỔI

Phần lớn trong những biểu hiện của bệnh đường hô hấp với những bất thường của khám ngực. Thở khò khè gợi ý tắc nghẽn đường thở và là biểu hiện thường gặp nhất của bệnh hen. Phù quanh phế quản trong bối cảnh suy tim sung huyết, thường gọi là “hen tim”, cũng có thể dẫn đến thở khò khè lan tỏa vì có thể bất kỳ quá trình khác nào cũng gây hẹp đường dẫn khí nhỏ. Vì lý do này, bác sĩ lâm sàng phải chú ý không thể quy tất cả thở khò khè là bệnh hen.

Tiếng ran ngáy là một biểu hiện của tắc nghẽn đường dẫn khí kích thước trung bình, thường do dịch tiết. Trong các tình trạng cấp tính, điều này có thể là một dấu hiệu của viêm phế quản do virus hoặc vi khuẩn. Ran ngáy mạn gợi ý giãn phế quản hoặc COPD. Giãn phế quản, giãn nở vĩnh viễn hoặc bất thường của phế quản, thường gây ra những thứ được gọi như là “Ngực âm nhạc” với sự kết hợp của ran ngáy, tiếng nổ lốp bốp và tiếng rít. Thở rít hoặc một tiếng thở khò khè trọng âm ở thì hít vào có độ cao thấp, thường nghe qua cổ, là một biểu hiện của tắc nghẽn đường dẫn khí trên và dẫn đến một đánh giá nhanh ở bệnh nhân vì nó có thể biểu hiện trước tắc nghẽn đường dẫn khí trên hoàn toàn và suy hô hấp.

Ran nổ, hoặc tiếng ran, thường là những dấu hiệu của bệnh lý phế nang. Một loạt các quá trình mà làm đầy dịch vào các phế nang gây ra ran nổ. Viêm phổi, viêm hay nhiễm trùng đường hô hấp dưới và không gian khí, có thể gây ra ran nổ. Phù phổi, do nguyên nhân tim mạch hoặc không phải tim mạch, có liên quan với ran nổ, thường rõ hơn ở đáy phổi. Điều thú vị là bệnh làm xơ hoá kẽ (ví dụ, IPF) cũng cho gây ra ran nổ thường nghe như khóa Velcro bị xé toạc. Mặc dù một số bác sĩ lâm sàng phân biệt giữa ran “ẩm” và “khô”, điều này không phải là cách đáng tin cậy để phân biệt giữa các nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp.

Một cách để giúp phân biệt giữa ran nổ liên quan đến dịch trong phế nang và ran nổ liên quan đến xơ hóa mô kẽ là đánh giá egophony. Egophony là nghe thấy âm thanh “AH” thay vì “EEE” khi bắt bệnh nhân phát âm “EEE”. Sự thay đổi này cần lưu ý là do dẫn truyền âm bất thường thông qua hợp nhất phổi và sẽ biểu hiện trong viêm phổi nhưng không phải trong IPF. Tương tự như vậy, khu vực phế nang đầy dịch làm tăng tiếng ngực thì thầm cùng với sự dẫn truyền âm thanh qua đường thở lớn hơn (ví dụ, âm thở phế quản trong một vùng phổi nơi có âm bóng nước dự đoán).

Việc thiếu âm thở hoặc giảm âm thở cũng có thể giúp xác định nguyên nhân bệnh đường hô hấp. Bệnh nhân bị khí phế thũng thường có ngực yên tĩnh với giảm âm thở lan tỏa. Tràn khí màng phổi hoặc tràn dịch màng phổi có thể biểu hiện một vùng mất âm thở, mặc dù điều này không phải luôn luôn là như vậy.

§   PHẦN KHÁM NGỰC CÒN LẠI

Ngoài nghe phổi, gõ ngực giúp phân biệt quá trình bệnh lý của hệ hô hấp. Bệnh khoang màng phổi thường được gợi ý bởi sự khác biệt trong gõ ngực. Một vùng âm đục có thể gợi ý tràn

dịch màng phổi, trong khi đó tăng cộng hưởng âm, đặc biệt là ở đỉnh phổi, có thể biểu thị không khí trong khoang màng phổi (ví dụ, tràn khí màng phổi).

Cảm giác rung sẽ tăng lên ở vùng phổi đông đặc, chẳng hạn như viêm phổi, và giảm khi tràn dịch màng phổi. Giảm di chuyển chức năng cơ hoành có thể gợi ý suy yếu thần kinh cơ biểu hiện như bệnh về đường hô hấp hoặc ngực phập phồng quan đến COPD.

Sự quan sát cẩn thận cũng phải được thực hiện cho việc khám tim với sựnhấn mạnh đặc biệt vào các dấu hiệu của suy tim phải vì nó liên quan đến bệnh giảm oxy máu động mạch phổi mạn tính và bệnh mạch máu phổi. Bác sĩ lâm sàng phải cảnh giác với tiếng tim ở thất phải trội lên và lắng nghe thành phần P2 nổi bật ở tiếng tim thứ hai, cũng như tiếng S4 tim phải.

§  CÁC HỆ KHÁC

Phù chân, nếu đối xứng, có thể nghĩ đến tâm phế( cor pulmonale), và nếu bất đối xứng có thể là do huyết khối tĩnh mạch sâu và liên quan đến thuyên tắc phổi. Trướng tĩnh mạch cảnh cũng có thể là một dấu hiệu quá tải thể tích liên quan đến suy tim phải. Mạch nghịch thường là một dấu hiệu đáng ngại ở một bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn vì nó liên quan đến áp lực âm cần thiết trong lồng ngực (màng phổi) đòi hỏi cho việc thông khí, và suy hô hấp sắp xảy ra.

Như đã nêu trước đó, bệnh thấp khớp có thể biểu hiện cơ bản như bệnh phổi. Vì lý do này, sự chú ý đặc biệt phải được thực hiện để khám khớp và da. Dấu Clubbing có thể được tìm thấy trong nhiều loại bệnh lý về phổi, bao gồm cả xơ nang, IPF, và ung thư phổi, mặc dù nó cũng có thể liên quan với bệnh viêm ruột hoặc như một phát hiện bẩm sinh không có tầm quan trọng trên lâm sàng. Bệnh nhân COPD thường không có dấu clubbing; do đó, dấu hiệu này nên bảo đảm một cuộc điều tra cho bệnh thứ hai, phổ biến nhất là một ung thư biểu mô phế quản chưa được phát hiện ở những bệnh nhân này. Da xanh xao được tìm thấy trong các rối loạn hô hấp giảm oxy máu mà dẫn đến hơn 5 g/dL hemoglobin bị khử oxy.

 ĐÁNH GIÁ CHẨN ĐOÁN

Các chuỗi xét nghiệm được ra y lệnh bởi các chẩn đoán khác nhau của bác sĩ được xác định bởi bệnh sử và khám lâm sàng. Các triệu chứng hô hấp cấp tính thường được đánh giá qua nhiều xét nghiệm thu được cùng một lúc để chẩn đoán bất kỳ bệnh lý nào đe dọa sự sống một cách nhanh chóng (ví dụ, thuyên tắc phổi hoặc viêm phổi đa thùy). Ngược lại, khó thở và ho mạn tính có thể được đánh giá trong một thời gian kéo dài, từng bước một.

§  XÉT NGHIỆM CHỨC NĂNG PHỔI

Các xét nghiệm chức năng phổi ban đầu thu được làđo phế dung ký. Xét nghiệm này được  sử dụng để đánh giá sinh lý bệnh tắc nghẽn như trong bệnh hen, COPD và giãn phế quản. Sự giảm thể tích thở ra gắng sức trong 1 giây đầu (FEV1)/dung tích sống gắng sức (FVC) (thường định nghĩa là ít hơn 70% giá trị tiên đoán) là chẩn đoán của bệnh tắc nghẽn. Bệnh sử cùng với các xét nghiệm có thể giúp phân biệt giữa các bệnh tắc nghẽn khác nhau. COPD là hầu như chỉ thấy duy nhất ở người hút thuốc lá. Bệnh nhân hen thường cho thấy một phản ứng cấp tính với thuốc giãn phếquản dạng hít (ví dụ: albuterol). Ngoài các số đo của FEV 1 và FVC, các bác sĩ lâm sàng nên kiểm tra các vòng lặp dòng chảy-lưu lượng. Một bình nguyên ở những đường cong trong thì hít vào hay thở ra gợi tắc nghẽn đường thở lớn ngoài phổi hay khu trú trong phổi lần lượt.

Đo phế dung bình thường hoặc đo phế dung với giảm đối xứng trong FEV1 và FVC đảm bảo tiếp tục xét nghiệm, bao gồm đo lường thể tích phổi và khả năng khuếch tán của phổi với carbon monoxide (DLCO). Tổng dung tích phổi (TLC) ít hơn 80% giá trị dự đoán theo tuổi tác, chủng tộc, giới tính, và chiều cao của bệnh nhân được định nghĩa là bệnh phổi hạn chế sinh lý. Bệnh hạn chế có thể do bệnh nhu mô phổi, suy nhược thần kinh cơ, hoặc bệnh thành ngực hoặc bệnh phổi. Bệnh hạn chế với giảm trao đổi khí, như được chỉ ra bởi giảm DLCO, gợi ý bệnh nhu mô phổi. Xét nghiệm bổ sung, chẳng hạn như áp suất tối đa thì thở ra (MEP) và thì hít vào (MIP), có thể giúp chẩn đoán suy nhược thần kinh cơ. Đo phế dung bình thường, thể tích phổi bình thường, và mức thấp DLCO nên cân nhắc đánh giá thêm bệnh mạch máu phổi.

Đo khí máu động mạch thường cũng rất hữu ích trong việc đánh giá bệnh về đường hô hấp. Giảm oxy máu, trong khi thường rõ ràng với đo xung oxy, có thể được đánh giá thêm với số đo PO2 của động mạch và tính toán sự khác biệt trực tiếp giữa khí phế nang và oxy máu động mạch [(A-a)DO2 ]. Cũng cần phải lưu ý rằng, thường do hemoglobin bất thường hoặc phức hợp hemoglobin-ligand không gắn oxy, đo xung oxy có thể gây hiểu nhầm (chẳng hạn như quan sát với carboxyhemoglobin). Bệnh gây ra thông khí-tưới máu không phù hợp hoặc shunt sinh lý sẽ có tăng (A-a)DO2 lúc nghỉ. Đo khí máu động mạch cũng cho phép đo PCO 2 máu động mạch. Thông thường nhất, bệnh phổi tắc nghẽn cấp tính hay mạn tính có biểu hiện tăng CO2 máu; Tuy nhiên, nhiều bệnh về hệ hô hấp có thể gây tăng CO2 nếu kết quả tăng công thở là lớn hơn, điều này cho phép bệnh nhân duy trì một thông khí phút đầy đủ.

§  HÌNH ẢNH NGỰC

Hầu hết các bệnh nhân bị bệnh hệ hô hấp sẽ trải qua chụp hình ảnh ngực như là một phần của đánh giá ban đầu. Các bác sĩ thường phải bắt đầu với một X-quang ngực thẳng, tốt nhất là phim sau-trước (PA) và phim nghiêng. Nhiều kết quả ảnh, bao gồm mờ nhu mô, tù góc sườn- hoành, sang thương lớn, và giảm thể tích, có thể rất hữu ích trong việc xác định một nguyên nhân. Cần lưu ý rằng nhiều căn bệnh hệ hô hấp, đặc biệt là những bệnh đường hô hấp và mạch máu phổi, lại có X-quang phổi bình thường.

Chụp cắt lớp vi tính ngực (CT scan) thường được thực hiện tiếp theo. Các CT scan cho phép phân định rõ hơn về quy trình nhu mô phổi,

bệnh màng phổi, khối u hoặc hạch, và đường dẫn khí lớn. Nếu được quản lý theo độtương phản, các mạch máu phổi có thể được đánh giá với tiện ích đặc biệt để xác định thuyên tắc phổi. Độ tương phản trong tĩnh mạch cũng cho phép các hạch bạch huyết được khoanh định chi tiết hơn.

 CÁC XÉT NGHIỆM KHÁC

Tùy thuộc vào sự nghi ngờ của bác sĩ, một loạt các xét nghiệm khác có thể được thực hiện. Lo ngại cho các sang thương đường dẫn khí lớn có thể đảm bảo nội soi phế quản. Thủ thuật này cũng có thể được sử dụng để lấy mẫu phế nang với rửa phế quản-phế nang (BAL) hoặc để có mẫu sinh thiết phổi mà không cần phẫu thuật. Xét nghiệm máu có thể bao gồm đánh giá tăng đông tiểu cầu trong sự thành lập bệnh mạch máu phổi, xét nghiệm huyết thanh về các bệnh nhiễm trùng hoặc bệnh về khớp, hoặc marker đánh giá viêm hoặc số lượng bạch cầu (ví dụ, bạch cầu ái toan). Xét nghiệm đờm tìm các tế bào ác tính hoặc các vi sinh vật có thể rất phù hợp. Siêu âm tim để đánh giá chức năng tim phải và trái thường được thực hiện. Cuối cùng, thỉnh thoảng, một sinh thiết phổi phẫu thuật là cần thiết để chẩn đoán một số bệnh hệ hô hấp. Tất cả những xét nghiệm này sẽ được hướng dẫn bởi bệnh sử, khám lâm sàng, xét nghiệm chức năng phổi, và chụp ảnh ngực trước đó.

 BÀI ĐỌC THÊM

Irwin RS et al: Diagnosis and management of cough executive summary: ACCP evidence- based clinical practice guidelines.

Chest 129:1S, 2006

Manning HL, Schwartzstein RM: Pathophysiology of dyspnea. N Engl J Med 333:1547, 1995

Schwartzstein RM, Parker MJ: Respiratory Physiology: A Clinical Approach . Philadelphia, Lippincott, 2006

Weinberger SE et al: Principles of Pulmonary Medicine , 5th ed. Philadelphia, Saunders, 2008


Nguồn: Nguyên lý nội khoa Harrison

Xem tất cả “Tiếp cận lâm sàng nội khoa” tại:

https://ykhoa.org/category/khoa-hoc-lam-sang/tiep-can-lam-sang-noi-khoa/

Advertisement

Giới thiệu Donny

Check Also

[Xét nghiệm 57] Hormone kích thích tạo nang trứng (FSH)

HORMON KÍCH THÍCH TẠO NANG TRỨNG (FSH) (Folliculostimuline Hypophysaire / Follicular-Stimulating Hormone [FSH])   Nhắc …