[Tiếp cận số 9] Choáng váng và chóng mặt

Rate this post

CHOÁNG VÁNG VÀ CHÓNG MẶT

(Dizziness and Vertigo)

Mark F. Walker Robert B. Daroff

Choáng váng là một triệu chứng phổ biến, khó chịu và dữ liệu dịch tễ chỉ ra rằng có hơn 20% người lớn trải qua choáng váng trong những năm điều tra. Chẩn đoán thường có tính thử thách, một phần bởi vì bệnh nhân sử dụng thuật ngữ cho rất nhiều cảm giác khác nhau, bao gồm các cảm giác ngây ngất, quay tròn và các ảo giác chuyển động, mất thăng bằng và lo âu khác. Các từ ngữ mô tả khác, như là sự mê sản (light-headedness) cũng mơ hồ tương đương, ám chỉ trong một vài trường hợp cảm giác tiền ngất do giảm tưới máu não và một số trường hợp khác mất cân bằng và mất thăng bằng. Bệnh nhân thường gặp khó khăn trong việc phân biệt giữa nhiều triệu chứng khác nhau, và những từ họ dùng không mô tả được nguyên nhân cơ bản đáng tin cậy.

Các rối loạn mạch máu gây ra choáng váng tiền ngất như là một kết quả của rối loạn nhịp tim, hạ huyết áp tư thế, tác động của thuốc, hoặc nguyên nhân khác. Như các cảm giác tiền ngất khác nhau về thời gian kéo dài; chúng có thể tăng mức độ nghiêm trọng lên cho đến khi sự mất ý thức xảy ra, hoặc chúng cũng có thể mất đi trước khi mất ý thức nếu tình trạng thiếu máu não được giải quyết. Xỉu và ngất nên luôn được xem xét khi bác sĩ đánh giá bệnh nhân với choáng váng từng đợt hoặc choáng váng tư thế đứng.

Các nguyên nhân tiền đình của choáng có thể là do các tổn thương ngoại biên ảnh hưởng lên các mê đạo hoặc các dây thần kinh tiền đình hoặc là do liên quan các con đường tiền đình trung ương. Chúng có thể kịch phát hoặc là do sự thiếu hụt tiền đình hai bên hoặc một bên cố định. Các tổn thương một bên cấp gây ra chóng mặt do sự mất cân bằng đột ngột ở thông tin vào tiền đình từ hai mê đạo. Các tổn thương hai bên gây ra sự mất cân bằng và mất khả năng nhìn khi đầu di chuyển (oscillopsia). Các nguyên nhân khác của choáng váng bao gồm sự mất cân bằng không tiền đình và các rối loạn dáng đi (v.d, sựmất sựnhận cảm trong cơ thể từ bệnh lý thần kinh giao cảm, bệnh Parkinson) và lo âu.

Trong việc đánh giá bệnh nhân choáng váng, các câu hỏi để xem xét bao gồm : (1) nó có nguy hiểm không? (v.d, mất nhịp, cơn thiếu máu thoáng qua), (2) có phải do tiền đình hay không? và (3) nếu do tiền đình, nó là ngoại biên hay trung ương ? Việc khám và hỏi bệnh sử cẩn thận thường cung cấp đủ thông tin để trả lời những câu hỏi này và quyết định các nghiên cứu phụ thêm hay tham khảo bác sĩ chuyên khoa có cần thiết hay không.

Tiếp cận bệnh nhân CHOÁNG VÁNG

Bệnh sử Khi một bệnh nhân bị choáng, bước đầu tiên là để phác họa rõ ràng hơn bản chất của triệu chứng. Trong trường hợp các rối loạn tiền đình, các triệu chứng cơ năng phụ thuộc vào tổn thương là một bên hay hai bên và nó là cấp hay mạn và diến tiến. Chóng mặt, một ảo giác về các chuyển động của bản thân hay môi trường, gợi ý sự bất đối xứng của nguồn vào tiền đình từ hai mê đạo hoặc ở các con đường trung tâm của chúng và thường là cấp tính. Giảm chức năng tiền đình hai bên đối xứng gây ra sự mất thăng bằng nhưng không gây chóng mặt. Bởi vì sự mơ hồ trong sự mô tả triệu chứng của bệnh nhân, chẩn đoán hoàn toàn dựa trên các đặc điểm triệu chứng thì không đáng tin. Bệnh sử nên tập trung kỹ lưỡng các đặc điểm khác, bao gồm hoa măt là kịch phát hay đã từng xảy ra một lần, thời gian kéo dài từng cơn, các yếu tố kích thích, và các triệu chứng đi cùng chóng mặt.

Các nguyên nhân gây choáng có thể được chia thành các cơn kéo dài vài giây, vài phút, vài giờ hay vài ngày. Các nguyên nhân phổ biến của chóng mặt ngắn hạn (vài giây) bao gồm chóng mặt vị trí kịch phát lành tính và hạ huyết áp tư thế, cả hai đều điển hình được gây ra bởi sự thay đổi tư thế. Các cơn chóng mặt nửa đầu và bệnh Ménière thường kéo dài hàng giờ. Khi các cơn là trung gian (vài phút), các cơn thiếu máu thoáng qua của vòng tuần hoàn sau nên được xem xét, mặc dù các cơn này cũng có thể do đau nửa đầu hoặc nhiều nguyên nhân khác.

Các triệu chứng đi kèm chóng mặt có thể giúp ích trong việc phân biệt các tổn thương tiền đình ngoại biên với các nguyên nhân trung ương. Sự mất thính giác một bên và các triệu chứng về tai khác (đau tai, áp suất, sự đầy) chỉ ra một cách điển hình nguyên nhân ngoại biên. Vì các con đường thính giác nhanh chóng trở thành hai bên khi vào cuống não, các tổn thương trung ương thì không chắc gây ra sự mất thính giác một bên (trừ khi tổn thương nằm gần vùng rễ đầu vào của dây thần kinh thính giác). Các triệu chứng như chứng nhìn đôi, tê, và thất điều chi gợi ý một thương tổn cuống não hoặc tiểu não.
Khám Vì choáng váng và mất thăng bằng có thể là một biểu hiện của nhiều rối loạn thần kinh, việc khám thần kinh quan trọng trong việc đánh giá những bệnh nhân này. Sự tập trung đặc biệt nên được đưa ra để đánh giá các chuyển động
mắt, chức năng tiền đình và nghe. Sự sắp xếp các chuyển động mắt và chúng có đều hai bên
hay không nên được quan sát. Các rối loạn chuyển động mắt ngoại biên (v.d, các bệnh lý dây thần kinh sọ, sự suy yếu cơ mắt) thường không tiếp hợp (disconjugate) (tức sự khác nhau về nhìn ở hai mắt). Bác sĩ nên kiểm tra sự theo dõi (pursuit) (khả năng theo dõi mục tiêu di chuyển nhẹ nhàng) và sự di chuyển mắt đột ngột (khảnăng nhìn tới và lui một cách chính xác giữa hai mục tiêu). Khả năng theo dõi kém hoặc sự di chuyển mắt đột ngột không chính xác (dysmetric) thường chỉ ra bệnh học trung tâm, thông thường liên quan tiểu não. Cuối cùng, bác sĩ nên tìm kiếm chứng giật rung giật nhãn cầu tự ý, một cử động tự ý tới và lui của mắt. Hầu hết chứng rung giật nhãn cầu thông thường thuộc một dạng co giật, trong đó một pha chậm ở một hướng đổi chiều với một chuyển động giật mạnh nhanh (pha nhanh) ở hướng ngược lại đặt lại vị trí của mắt trong ổ mắt. Bảng 21-1 liệt kê các đặc điểm giúp phân biệt giật nhãn cầu ngoại biên với giật nhãn cầu trung ương. Ngoại trừ trong trường hợp bệnh lý tiền đình cấp tính (v.d, viêm dây thần kinh tiền
đình), nếu chứng giật nhãn cầu tiền đình đầu tiên dễ dàng nhìn thấy trong ánh sáng thì nó có thể là do một nguyên nhân trung ương. Hai dạng của giật nhãn cầu là tổn thương đặc trưng của con đường tiểu não là chứng giật nhãn cầu đứng với pha nhanh hướng xuống (downbeat nystagmus) và chứng giật nhãn cầu ngang thay đổi hướng khi nhìn chằm chằm.
Các chuyên gia tìm ra rằng kiểm tra bên giường bệnh hữu dụng nhất của chức năng tiền đình ngoại biên là test xung lực đầu, trong đó phản xạ tiền đình-mắt (VOR) được đánh giá bằng sự quay đầu nhanh với biên độ nhỏ (xấp xỉ 20 độ); bắt đầu ở vị trí đầu tiên, đầu được quay sang trái hoặc sang phải trong khi bệnh nhân được hướng dẫn nhìn cố định vào mặt người khám. Nếu phản xạ tiền đình-mắt bị thiếu, một sự di chuyển mắt đột ngột ngắt quãng được nhìn thấy ở cuối lần xoay đầu. Kiểm tra này có thể nhận dạng cả sự suy giảm chức năng tiền đình một bên (phản xạ tiền đình-mắt thiếu hụt khi đầu xoay về bên yếu) và hai bên.
Tất cả bệnh nhân bị choáng váng từng đợt, đặc biệt nếu nó bị kích động bởi sự thay đổi vị trí, nên được kiểm tra bằng thủ thuật Dix- Hallpike. Bệnh nhân bắt đầu ở tư ngồi với đầu quay 45 độ; giữ phần sau đầu, người khám nhẹ nhàng hạ thấp bệnh nhân sang tư thế nằm ngửa với đầu mở rộng về phía sau khoảng 20 độ, và quan sát chứng rung giật nhãn cầu; sau 30s bệnh nhân được nâng lên tư thế ngồi và sau 1 phút nghỉ ngơi thủ thuật được lặp lại với đầu xoay sang hướng khác. Sử dụng mắt kính Frenzel (kính đeo mắt tự phát sáng với thấu kính lồi làm mờ thị trường của bệnh nhân nhưng cho phép người khám nhìn đôi mắt được mở to tuyệt đối) có thể làm cải thiện độ nhạy của test. Nếu rung giật nhãn cầu vui vẻ và xoắn được gây ra ở tư thế nằm ngửa, BPPV ống sau có thể đươc chẩn đoán một cách tự tin và đươc chữa trị bằng thủ thuật đặt lại tư thế, và các test phụ có thể không cần nữa.
Thị lực hoạt động là một thử nghiệm chức năng có thể hữu ích trong đánh giá chức năng tiền đình. Thị lực được đo khi đầu đứng yên và khi đầu được quay tới và lui bởi người khám (khoảng 1-2 Hz). Sự sụt giảm thị lực trong chuyển động của đầu nhiều hơn một dòng trên thẻ gần hoặc biểu đồ Snellen là bất thường.
Sự chọn lựa các test phụ thuộc nên được theo bệnh sử và các dấu hiệu của việc khám. Đo thính lực nên được dùng bất kỳ khi nào nghi ngờ một rối loạn tiền đình. Sự mất thính giác thần kinh giao cảm một bên gợi ý một rối loạn ngoại biên (v.d, u schwan tiền đình). Chủ yếu mất thính giác tần số thấp là đặc trưng của bệnh Meniere.
Electro- hoặc video nystagmography bao gồm các bản ghi âm của rung giật nhãn cầu tự phát (nếu có), theo dõi, và giật nhãn cầu; thử nghiệm calo để đánh giá phản ứng của hai ống bán khuyên nằm ngang; và đo rung giật nhãn cầu tư thế. Bệnh nhân bị mất thính lực một bên không giải thích được hoặc suy giảm chức năng tiền đình nên trải qua chụp ảnh cộng hưởng từ các ống thính giác bên trong, bao gồm cả sự theo dõi MRI với chất tương phản gadolinium, để loại trừ một u bao sợi thần kinh (schwannoma)

ĐIỀU TRỊ Choáng váng

Điều trị các triệu chứng tiền đình nên được dựa theo chẩn đoán nền. Việc chữa trị đơn giản chóng mặt với dược chất ức chế tiền đình thường không có ích và có thể làm các triệu chứng tồi tệ hơn. Các tiếp cận chẩn đoán và điều trị chuyên biệt đối với các rối loạn tiền đình hay gặp được đề cập dưới đây.

Chóng mặt kéo dài cấp tính

Tổn thương tiền đình một bên cấp tính gây ra chóng mặt liên miên, buồn nôn, nôn ói, hội chứng oscillopsia (mất khả năng nhìn khi đầu di chuyển), và mất thăng bằng. Những triệu chứng này là do một sự bất đối xứng đột ngột của các thông tin nhận từ hai mê đạo hoặc trong những sự kết nối trung tâm của chúng, giả như sự xoay liên tục của đầu. Khác với chóng mặt tư thế kịch phát (BPPV- benign paroxysmal positional vertigo), chóng mặt này vẫn cứ dai dẳng thậm chí cả khi đầu không di chuyển.

Khi một bệnh nhân xuất hiện một hội chứng tiền đình cấp, câu hỏi quan trọng nhất là có tổn thương trung ương hay không (v.d, nhồi máu hoặc chảy máu cuống não hoặc tiểu não), đây có thể là mối đe dọa cuộc sống, hoặc ngoại biên, ảnh hưởng lên dây thần kinh tiền đình hoặc mê đạo. Sự chú ý nên được đưa ra đối với bất kỳ triệu chứng hoặc dấu hiệu nào mà chỉ ra sự rối loạn chức năng trung ương (chứng nhìn đôi, sự tê hoặc yếu, rối loạn cơ). Dấu rung giật nhãn cầu tự ý, nếu có, có thể hữu ích (Bảng 21- 1). Nếu test xung động đầu bình thường, thì một tổn thương tiền đình ngoại biên là không phù hợp. Tuy nhiên, tổn thương trung ương không thể luôn luôn được loại trừ chắc chắn chỉ với kiểm tra và các triệu chứng cơ bản; do đó, bệnh nhân lớn tuổi có các yếu tố nguy cơ mạch máu mà thường xuất hiện với hội chứng tiền đình cấp tính nên được đánh giá khả năng đột quỵ thậm chí ngay cả khi không có bất kỳ dấu hiệu tìm kiếm chuyên biệt nào chỉ ra một tổn thương trung ương.

Phần lớn bệnh nhân viêm dây thần kinh tiền đình đều tự khỏi, nhưng glucocorticoids có thể cải thiện nhanh kết quả nếu được điều trị trong vòng 3 ngày đối với triệu chứng khởi phát. Các thuốc kháng virus không được chứng minh lợi ích nếu không có chứng cứ đề cập đến bệnh do herpes zoster (hội chứng Ramsay Hunt). Thuốc ức chế tiền đình có thể làm giảm các triệu chứng cấp tính nhưng nên ngừng sau những ngày đầu vì chúng có thể ngăn cản sự bù đắp và hồi phục trung ương. Bệnh nhân nên được khuyến khích thực hiện lại chế độ hoạt động bình thường ngay khi có thể, và liệu pháp hồi phục trực tiếp tiền đình có thể làm nên sự cải thiện.

Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính (BPPV)

BPPV là một nguyên nhân của chóng mặt tái diễn. Các cơn thì ngắn (<1 phút và điển hình 15-20 giây) và luôn được gây ra bởi những thay đổi tư thế đầu liên quan đến trọng lực, như nằm, cuộn tròn trên giường, đứng lên từ tư thế nằm ngửa, và ngửa đầu để nhìn lên. Các cơn tấn công được gây ra bởi tinh thể tai (otoconia) trôi nổi tự do (các tinh thể calcium bicarbonate) đã bị đánh tan từ utricular macula và di chuyển đến một trong những kênh bán nguyệt, thông thường kênh sau. Khi tư thế đầu thay đổi, trọng lực làm các otoconia di chuyển trong kênh, gây ra chóng mặt và chứng rung giật nhãn cầu. Do BPPV kênh sau, chứng rung giật nhãn cầu đánh phía trước và xoắn lại (các cực trên của 2 mắt giật về phía tai ảnh hưởng). ít phổ biến hơn, các

otoconia vào kênh dọc, kết quả là chứng rung giật nhãn cầu dọc khi bệnh nhân nằm hoặc với tai úp xuống. Sự liên quan của kênh trên (hoặc trước) thì hiếm gặp. BPPV được chữa với sự thay đổi tư thế vận động sử dụng trọng lực để gỡ bỏ otoconia từ kênh bán nguyệt. Đối với BPPV kênh sau, vận động Epley là thủ thuật thường dùng nhất. Đối với các trường hợp BPPV khó chữa, bệnh nhân có thể được dạy một biến thể khác của thủ thuật này để họ có thể thực hiên một mình ở nhà.

Đau nửa đầu tiền đình

Các triệu chứng tiền đình diễn ra thường xuyên trong đau nửa đầu, thỉnh thoảng như là một cơn đau đầu thoáng qua nhưng thường độc lập với đau đầu. Thời gian của chóng mặt có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ, và một số bệnh nhân cũng trải nghiệm nhiều giai đoạn mất thăng bằng kéo dài hơn (kéo dài từ vài ngày đến vài tuần). Tính nhạy cảm vận động và tính nhạy cảm đối với hoạt động nhìn (v.d, phim) thì phổ biến ở bệnh nhân đau nửa đầu tiền đình. Mặc dù, dữ liệu từ các nghiên cứu có kiểm soát thông thường bị thiếu, nhưng đau nửa đầu tiền đình điển hình được chữa trị với thuốc được dùng trong phòng chống chứng đau nửa đầu. Thuốc chống ói có thể có ích làm giảm các triệu chứng tại thời điểm tấn công.

Bệnh Ménière

Các cơn tấn công của bệnh Ménière bao gồm chóng mặt, mất thính giác, và đau, áp suất hoặc đầy trong tai bị bệnh. Sự mất thính giác và các triệu chứng thoáng qua là những điểm chìa khóa để phân biệt bệnh Ménière với những bệnh lý tiền đình khác. Phép đo sức nghe tại thời điểm một cơn tấn công cho thấy một sự mất thính giác tần số thấp không đối xứng đặc trưng; nghe thường được cải thiện giữa các cơn tấn công, mặc dù thậm chí sự mất thính giác vĩnh viễn cũng có thể xảy ra. Bệnh Ménière được nghĩ là do quá nhiều dịch ở tai trong (endolymph), do đó có thuật ngữ endolymphatic hydrops. Bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh Ménière nên được đến khám bác sĩ tai mũi họng để đánh giá sâu hơn. Thuốc lợi tiểu và sự giới hạn muối là những điều trị đầu tiên. Nếu các cơn tấn công vẫn tồn tại, việc tiêm gentamicin vào tai giữa là bước tiếp theo của liệu pháp này. Thủ thuật có dụng cụ đầy đủ (cắt dây thần kinh tiền đình, cắt bỏ mê đạo) hiếm khi được chỉ định.

Schwannoma tiền đình( u bao sợi thần kinh tiền đình)

Schwannoma tiền đình (đôi khi dùng thuật ngữ ít chính xác hơn là u thần kinh thính giác) và các u khác ở góc tiểu-cầu não gây ra sự mất thính giác thần kinh cảm giác một bên diễn tiến chậm và suy giảm chức năng tiền đình. Những bệnh nhân này không có chóng mặt một cách điển hình, vì sự suy giảm tiền đình dần dần được bù đắp khi nó phát triển. Chẩn đoán thường không được đưa ra cho đến khi có sự mất thính giác đáng kể được chú ý đến. Kiểm tra sẽ cho thấy một sự đáp ứng xung động đầu Halmagyi-Curthoys thiếu hụt khi đó đầu xoay về phía bên tổn thương. Bất kỳ bệnh nhân bị chức năng tiền đình không đối xứng chưa giải thích được (v.d, không tiền căn viêm dây thần kinh tiền đình trước đó) hoặc mất thính giác thần kinh cảm giác không đối xứng (được ghi trong phép đo thính lực) nên trải qua chụp MRI các kênh tai trong, bao gồm tiêm gadolinium để chỉ ra một khối u bao schwann.

atất cả những thuốc được liệt kê được chấp nhận bởi Tổ chức quản lý thực phẩm và thuốc Hoa Kỳ, nhưng phần lớn không được chấp nhận trong điều trị chóng mặt.

bthường uống ( nếu không có chỉ định khác) liều bắt đầu ở người lớn; liều duy trì cao hơn có thể đạt được bởi sự tăng liều dần dần. cchỉ đối với say sóng

dđối với chóng mặt tư thế kịch phát lành tính

echo bệnh Meniere

fcho chứng đau nửa đầu tiền đình

gcho viêm dây thần kinh tiền đình cấp ( bắt đầu trong vòng 3 ngày từ lúc khởi phát) hcho chóng mặt thân tâm lý

Suy giảm chức năng tiền đình đối bên

Bệnh nhân với sự mất hai bên chức năng tiền đình cũng không có chóng mặt một cách điển hình, bởi vì chức năng tiền đình bị mất ở cả hai bên đồng thời, do đó không có thông tin vào tiền đình không đối xứng. Các triệu chứng bao dồm sự mất cân bằng, thông thường trong bóng tối, nơi mà đầu vào tiền đình là khó khăn nhất , và oscillopsia trong quá trình đầu chuyển động, chẳng hạn như khi đi bộ hoặc lái xe. Suy giảm chức năng tiền đình có thể là (1) vô căn và diễn tiến, (2) một phần của rối loạn thần kinh thoái hóa, hoặc (3) do điều trị, do thuốc độc chất đối với tai ( phổ biến nhất gentamicin hoặc các chất kháng sinh aminoglycoside khác). Các nguyên nhân khác gồm u bao schwan tiền đình (schwannoma tiền đình) 2 bên (neurofibromatosis loại 2), bệnh tự miễn, u hoặc nhiễm trùng màng não nền, và các chất độc khác. Nó cũng có thể xảy ra ở những bệnh nhân đa bệnh lý thần kinh ngoại biên; ở bệnh nhân này, cảsựmất tiền đình và sựnhận cảm cơ thể bị hư hại cũng góp phần vào tình trạng kém cân bằng. Cuối cùng, các quá trình đơn bên, ví dụ như viêm dây thần kinh tiền đình và bệnh Ménière, có thể liên quan đến cả 2 tai liên tiếp, kết quả là bệnh lý tiền đình.

Các tìm kiếm kiểm tra bao gồm thị lực động giảm do sự mất khả năng nhìn rõ khi đầu di chuyển, các đáp ứng bất thường xung động đầu bất thường ở nhiều hướng, và một dấu hiệu Romberg. Trong phòng thí nghiệm, các đáp ứng với test tỏa nhiệt giảm. Bệnh nhân bị suy giảm chức năng tiền đình 2 bên nên được chỉ định cho liệu pháp hồi phục tiền đình. Các thuốc ức chế tiền đình không nên dùng, bởi vì chúng sẽ làm tăng sự mất cân bằng. Sự đánh giá bởi một bác sĩ thần kinh quan trọng không chỉ để xác nhận chẩn đoán mà còn để cân nhắc những bất thường liên quan thần kinh khác mà có thể làm rõ nguyên nhân.

Choáng váng tâm lý

Những yếu tố tâm lý đóng một vai trò quan trọng trong chóng mặt mạn tính. Thứ nhất, chóng mặt có thể là một sự biểu thị thân thể của tình trạng tinh thần như trầm cảm, lo lắng, hoặc rối loạn sợ hãi. Thứ hai, những bệnh nhân có thể tiến triển lo lắng và các triệu chứng tự động như một chuỗi hoặc sự cùng gây bệnh (comorbidity) của một rối loạn tiền đình độc lập. Một dạng riêng của loại này đã được định nghĩa đa dạng như chóng mặt sợ hãi tư thế, chóng mặt tâm lý sinh lý, hoặc choáng váng chủ quan mạn tính. Những bệnh nhân này có cảm giác chóng mặt và mất thăng bằng mạn tính (vài tháng hoặc lâu hơn), sự tăng nhạy cảm với sự tự vận động hoặc sự vận động thị giác (v.d, phim ảnh), và một sự tăng cường ngoại lệ của các triệu chứng khi di chuyển ngang qua những môi trường thị giác phức tạp như siêu thị (chóng mặt thị giác). Mặc dù có thể có một tiền căn đã qua với một rối loạn tiền đình cấp tính (v.d, viêm dây thần kinh tiền đình), kiểm tra thần kinh học và kiểm tra tiền đình thì bình thường hoặc chỉ định ra một sự thiếu hụt tiền đình có bù, chỉ ra rằng tình trạng chóng mặt chủ quan tiếp diễn không thể được giải thích bởi rối loạn tiền đình nguyên phát. Các rối loạn lo lắng thì thường thấy ở bệnh nhân chóng mặt mạn tính và góp phần đáng kể vào tính chất gây bệnh. Do đó, điều trị với thuốc chống lo lắng [chất ức chế sự vào lại serotonin chọn lọc (SSRIs)] và liệu pháp nhận thức/hành vi có thể có ích. Liệu pháp hồi phục tiền đình đôi khi cũng có ích. Các thuốc ức chế tiền đình thông thường thì thường nên tránh. Điều kiện này nên được nghi ngờ khi bệnh nhân nói rằng tình trạng của họ xấu đi, họ lo sợ phải rời khỏi nhà (chứng sợ chốn đông người). Điều trị chung chóng mặt bao gồm các thuốc ức chế tiền đình và liệu pháp hồi phục tiền đình.

ĐIỀU TRỊ Chóng mặt

Bảng 21-2 cung cấp một loạt các thuốc thường dùng để ức chế chóng mặt. Như đã nói ở trên, những thuốc này nên được dùng giảm dần cho sự điều hòa ngắn hạn chóng mặt chủ động, ví dụ như trong suốt những ngày đầu tiên của viêm dây thần kinh tiền đình cấp tính, hoặc cho các đợt cấp của bệnh Meniere. Chúng ít có ích đối với chóng mặt mạn tính và, như đã đề cập trước đó, có thể gây trở ngại việc bù đắp trung tâm. Một ngoại trừ là benzodiazepines có thể làm suy giảm chóng mặt căng thẳng thần kinh và lo lắng liên quan, mặc dù SSRIs thông thường được ưu tiên hơn ở những bệnh nhân như vậy.

Liệu pháp hồi phục tiền đình tăng cường các quá trình tiếp nhận trung ương bù đắp sự mất tiền đình và cũng có thể giúp tập làm quen với sự nhạy cảm vận động và các triệu chứng khác của chóng mặt căng thẳng thần kinh. Cách tiếp cận chung là dùng các chuỗi bài tập đánh giá mà thử thách sự hằng định và cân bằng nhìn chằm chằm.

THAM KHẢO THÊM

Bronstein AM et al: Chronic dizziness: A practical approach. Pract Neurol 10:129, 2010

Halmagyi GM: Diagnosis and management of vertigo. Clin Med 5:159, 2005

Jen JC: Bilateral vestibulopathy: Clinical, diagnostic, and genetic considerations. Semin Neurol 29:528, 2009

Lempert T et al: Vertigo as a symptom of migraine. Ann NY Acad Sci 1164:242, 2009

Ruckenstein MJ, Staab JP: Chronic subjective dizziness.

Otolaryngol Clin North Am 42:71, 2009

Strupp M, Brandt T: Vestibular neuritis. Semin Neurol 29:509, 2009

Walker MF, Zee DS: Bedside vestibular examination. Otolaryngol Clin North Am 33: 495, 2000

Zingler VC et al: Causative factors and epidemiology of bilateral vestibulopathy in 255 patients. Ann Neurol 61:524, 2007.


Nguồn: Nguyên lý nội khoa Harrison

Xem tất cả “Tiếp cận lâm sàng nội khoa” tại:

https://ykhoa.org/category/khoa-hoc-lam-sang/tiep-can-lam-sang-noi-khoa/

Advertisement

Giới thiệu Donny

Check Also

[Xét nghiệm 57] Hormone kích thích tạo nang trứng (FSH)

HORMON KÍCH THÍCH TẠO NANG TRỨNG (FSH) (Folliculostimuline Hypophysaire / Follicular-Stimulating Hormone [FSH])   Nhắc …