[Tin tức] Việt Nam đã xuất hiện vi khuẩn kháng toàn bộ kháng sinh, bệnh nhân chỉ còn cách để cơ thể tự chống đỡ

Rate this post

🆘️ VIỆT NAM ĐÃ XUẤT HIỆN VI KHUẨN KHÁNG TOÀN BỘ KHÁNG SINH kể cả loại mạnh nhất, bệnh nhân chỉ còn cách để cơ thể tự chống đỡ.💊

Gần 20 năm CHƯA TÌM RA kháng sinh mới.
Trong hơn 5 năm (từ 1983 – 1987), cơ quan Quản lý Dược và thực phẩm Mỹ mới chỉ cấp giấy chứng nhận sử dụng cho 18 loại kháng sinh. Còn từ năm 2008 đến nay, không có thêm kháng sinh mới nào được tìm ra. Trong khi bệnh mới bệnh nặng không thuốc chữa liên tục xuất hiện, các vi khuẩn đề kháng tất cả kháng sinh đang sinh sôi nảy nở khắp nơi và có nguy cơ vỡ trận gây đại dịch toàn cầu nếu tình trạng sử dụng kháng sinh bừa bãi, vô tội vạ và không kiểm soát cứ tiếp diễn…
Hiện tại, mỗi năm thế giới có khoảng 700.000 ca tử vong do kháng thuốc. Với tình hình này, WHO dự tính đến năm 2050, cứ 3 giây sẽ có 1 người tử vong do các siêu vi khuẩn kháng thuốc, tương đương với khoảng 10 triệu người mỗi năm. Khi đó, các bệnh thông thường như ho hay chỉ một vết cắt cũng có thể gây tử vong.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp Việt Nam vào nhóm các nước có tỉ lệ kháng kháng sinh CAO NHẤT THẾ GIỚI.

🆘️ Tại các bệnh viện lớn ở nước ta những năm gần đây cũng không ít lần ghi nhận và cảnh báo về trường hợp xuất hiện chủng vi khuẩn toàn kháng (kháng hết tất cả các nhóm), như vậy vi khuẩn ngày càng có xu hướng đề kháng kháng sinh nhanh hơn, nhiều hơn và đề kháng đồng thời nhiều kháng sinh ở mức độ cao.

🆘 Vi khuẩn đa kháng thuốc (MDR: multidrug resistant) MDR Acinetobacter, Klebsiella spp. là các loại vi khuẩn kháng thuốc nguy hiểm, có khả năng gây bội nhiễm ở phổi, máu và nhiều cơ quan nội tạng khác, do đó việc điều trị hết sức khó khăn. Vi khuẩn này có thể sinh sống trên da người và một số nơi trong môi trường ẩm ướt. Đến nay, việc vệ sinh bằng cồn được cho là phương pháp hữu hiệu nhất để tiêu diệt vi khuẩn này.
Sự bùng phát của nhiễm Acinetobacter thường xảy ra trong các đơn vị chăm sóc đặc biệt ở bệnh nhân bị bệnh nặng. Acinetobacter thường là vi khuẩn hội sinh, không gây bệnh nhưng thỉnh thoảng gây nhiễm trùng bệnh viện. Do đó, nhiễm khuẩn Acinetobacter hiếm khi xảy ra ở bên ngoài cơ sở y tế.
Gây ra nhiều loại bệnh
Acinetobacter cũng có thể “định cư” hoặc sống trên một bệnh nhân mà không gây ra nhiễm trùng hoặc các triệu chứng, đặc biệt là trong các dụng cụ mở khí quản hoặc vết thương hở. Tuy nhiên, khi hội đủ điều kiện (bệnh nặng phải dùng máy thở, những người có một thời gian nằm viện kéo dài, Acinetobacter gây viêm màng não, viêm phổi và nhiểm khuẩn huyết hoặc nhiễm trùng vết thương, và các triệu chứng khác nhau tùy theo bệnh.
Acinetobacter có thể lây lan cho những người tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân.
Các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, chẳng hạn như vệ sinh tay và vệ sinh môi trường là cách duy nhất hiện nay có thể làm giảm nguy cơ lây truyền.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa Acinetobacter vào danh sách các loại vi khuẩn kháng thuốc nguy hiểm hàng đầu đối với sức khỏe con người.
Theo khuyến cáo của WHO, việc cơ thể người bệnh kháng thuốc cũng có nguyên nhân do lạm dụng hoặc sử dụng kháng sinh không đúng cách.
Do đó, để giải quyết tình trạng kháng thuốc, WHO kêu gọi các biện pháp phòng bệnh hơn chữa bệnh và chỉ dùng kháng sinh trong trường hợp cần thiết ở cả người và động vật.

CHUYỆN KHÔNG CỦA RIÊNG AI
Để hạn chế tình trạng kháng kháng sinh, ngoài nỗ lực từ bệnh viện, từ nhân viên y tế, bản thân cộng đồng, người dân cũng phải có trách nhiệm. Trong đó, hạn chế mua kháng sinh không có đơn, không sử dụng kháng sinh theo kiểu truyền miệng, hạn chế dùng kháng sinh trong chăn nuôi.
Người dân Việt Nam hay thích bác sĩ cho kháng sinh mạnh mới tốt, điều này HOÀN TOÀN SAI, tốt nhất là chỉ nên điều trị kháng sinh phổ hẹp. Nếu dùng kháng sinh mạnh luôn, đến khi mắc loại vi khuẩn mạnh hơn sẽ không còn kháng sinh để điều trị.

LỜI KẾT
Thế giới hiện nay đang đối phó với vấn nạn đề kháng kháng sinh của vi khuẩn , có người nói ‘’ con người rồi sẽ chết vì những bệnh thông thường mà lẽ ra điều trị khỏi bằng kháng sinh thông thường’’ hay ‘’ trong cuộc chạy đua với vi khuẩn, con người luôn là kẻ thua cuộc’’. Vậy vì đâu nên nỗi, lỗi ở phía nào ? Lỗi do rất nhiều bên : thầy thuốc, dược sĩ, người dân và cả nhà quản lý… Sức người có hạn (trong việc nghiên cứu ra các loại kháng sinh mới) trong khi thủ đoạn của vi khuẩn thì có thừa (trong việc đề kháng kháng sinh mà một phần do mỗi chúng ta). “No action today, no cure tomorrow.” – Không hành động hôm nay, ngày mai sẽ không có thuốc chữa. (Tổ chức Y tế thế giới)”

🛡 Dưới đây là danh sách 12 loại vi khuẩn chia thành 3 nhóm xếp theo mức độ nguy hiểm do WHO vừa đưa ra.
Nguồn:  Bệnh viện Nhi đồng Thành phố

Advertisement

Giới thiệu Chuyện ngành Y

Mang đến những thông tin và câu chuyện trong quá trình học tập và làm nghề Y

Check Also

[Cấp cứu] SỐC NHIỄM TRÙNG

SỐC NHIỄM TRÙNG Bài viết này khá tốt cho những bạn mới bắt đầu tiếp …