Tổng quan về thuốc điều trị COVID-19

Rate this post

            TỔNG QUAN VỀ THUỐC ĐIỀU TRỊ COVID-19

          AN OVERVIEW ABOUT TREATMENTS FOR COVID-19        

       TS. Trần Bá Thoại     

BCH Hội NỘI TIẾT VIỆT NAM

   LỜI MỞ

Cũng như mọi căn bệnh lây nhiếm khác, xử lý COVID-19 cũng cần 3 khâu: chặn lan truyền (5K), ngừa lây nhiếm (VACCINE), và điều trị ca bệnh.

Hiện nay, trong cộng đồng, đặc biệt trên mạng xã hội, có quá nhiều thông tin không chuẩn xác, thậm chí còn phản khoa học về các cách, bài thuốc ngừa trị COVID-19.

Đoạn video sau giới thiệu tổng quát về các thuốc theo thứ tự quan trọng, ưu tiên lựa chọn từ 1 đến 6 trong điều trị COVID-19.

 

   INTRODUCTION

As other infectious disease, control the COVID-19 pandemic requires 3 steps: stopping the spread (5K), preventing infection (VACCINE), and case treating (SPECIFIC REMEDIES).

Currently, in the community, especially on social networks, there are too much inaccurate and even unscientific informations about ways and remedies to treat COVID-19.

The following article provides an overview of the drugs, prioritizing choices from 1 to 6, in the treatment of COVID-19.

 I. THUỐC DIỆT VIRUS

Đây là các chất ức chế cạnh tranh với enzyme polymerase của virus (RNA polymerase competitive inhibitors):

  1. Remdesivir

             

    Từ tháng 10/ 2020, FDA phê duyệt remdesivir để điều trị COVID-19 cho người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên, bệnh nhân nhập viện. Các thử nghiệm lâm sàng cho thấy rằng ở những bệnh nhân này, remdesivir có thể tăng tốc thời gian phục hồi một cách khiêm tốn.

Tháng 11/ 2020, FDA) cấp phép Sử dụng khẩn cấp (EUA) cho thuốc kết hợp baricitinib với remdesivir ở người lớn và trẻ em từ hai tuổi trở lên nhập viện cần hỗ trợ hô hấp.

 

  1. Favipiravir

                         

   Favipiravir, biệt dược Avigan, do công ty Fujifilm, Nhật, sản xuất dưới dạng thuốc viên, trong nghiên cứu thử nghiệm tại Trung Quốc cho thấy có hiệu quả rõ ràng trong điều trị COVID-19. Nhật Bản cũng đã chuyển  favipiravir đến 43 quốc gia để thử nghiệm lâm sàng ở những bệnh nhân mắc COVID-19 thể nhẹ và trung bình.

Favipiravir có khả năng chống lại nhiều loại và phân nhóm virus cúm, và các virus RNA khác như arenavirus, bunyavirus và filovirus.

  1. Molnupiravir

                     

Là thuốc kháng virus dạng uống có hiệu quả giảm lượng SARS-CoV-2 lây nhiễm ở mũi họng cao, độ an toàn và mức dung nạp tốt.

4. Kaletra (lopinavir/ritonavir)

Kaletra là một thuốc điều trị nhiễm HIV. Các nghiên cứu in vitro và in vivo cho thấy Kaletra có khả năng chống lại SARS và MERS. Tuy nhiên dữ liệu về tác dụng của Kaletra trong COVID-19 còn hạn chế, và NIH khuyến cáo không nên sử dụng Kaletra cho COVID-19.

5. Tamiflu (oseltamivir)

Tamiflu được dùng nhiều để điều trị cúm. Tuy khảo sát từ một bệnh viện ở Vũ Hán, Trung Quốc không cho kết quả hứa hẹn, nhưng đang có một số thử nghiệm kết hợp tamiflu với các loại thuốc điều trị coronavirus khác

6. Umifenovir (Arbidol)

Là một thuốc trị cảm cúm được sử dụng bên ngoài Hoa Kỳ. Theo nghiên cứu từ Trung Quốc, thuốc không tốt như favipiravir giúp bệnh nhân phục hồi. Một nghiên cứu khác trên 81 bệnh nhân cho thấy không có khác biệt giữa người dùng umifenovir và placebo. Tuy nhiên, Umifenovir tốt hơn Kaletra giúp bệnh nhân COVID-19 loại bỏ virus.

  1. Galidesivir

Là một thuốc mới hiện đang được phát triển cho nhiều loại bệnh nhiễm trùng do virus; nhưng chưa được phê duyệt để sử dụng cho người.

II. KHÁNG THỂ CHỐNG VIRUS (monoclonal antibody)

 

  1. Bamlanivimab, casirivimab+imdevimab, bamlanivimab+ etesevimab

 

                    

 

   Tháng 11/ 2020, FDA cấp phép sử dụng khẩn cấp cho hai kháng thể đơn dòng bamlanivimab (LY-CoV555), Eli Lilly, và dạng kết hợp  casirivimab với imdevimab (LY-CoV555 + LY-CoV016, REGN-COV2), Regeneron, cho người lớn không nhập viện và trẻ em trên 12 tuổi nhẹ, trung bình, và có nguy cơ nặng phải nhập viện.

Tháng 2/ 2021, FDA cấp sử dụng khẩn cấp thêm cho thuốc kết hợp bamlanivimab với  etesevimab cho các ca nhẹ hoặc trung bình ở những bệnh nhân có nguy cơ cao từ 12 tuổi trở lên.

Dù được FDA cho phép sử dung khẩn cấp, NIH vẫn tuyên bố rằng cả bamlanivimab, casirivimab, etesevimab và imdevimab đều không được xem  là thuốc chuẩn cho bệnh COVID-19 vì còn chưa đủ dữ liệu khoa học.

  1. Tocilizumab

                         

  Tocilizumab là một kháng thể đơn dòng, đã được FDA chấp thuận để điều trị một số bệnh tự miễn dịch. Tocilizumab cũng có tác dụng chặn hoạt động của IL-6, và do đó làm giảm cơ bão cytokines là phản ứng quá mức của hệ thống miễn dịch trong các ca COVID-19 nặng.

Hiện nay, FDA đã cấp phép sử dụng khẩn cấp (EUA) cho tocilizumab (Actemra) để điều trị cho người lớn và trẻ em từ 2 tuổi trở lên đang nằm viện đang điều trị bằng corticosteroid toàn thân và những người cần bổ sung oxy, thở máy hoặc oxy hóa màng ngoài cơ thể ECMO.

 III. HUYẾT TƯƠNG NGƯỜI KHỎI BỆNH (convalescent plasma)

   Cũng như ở các bệnh nhiễm trùng khác, huyết tương người bị COVID-19 hồi phục chứa các kháng thể chống lại SARS-CoV-2. Huyết tương người hồi phục đã được sử dụng trong hơn 100 năm để điều trị nhiều loại bệnh từ sởi, bại liệt, thủy đậu và SARS.

Tháng 8/ 2020, FDA cho phép sử dụng khẩn cấp huyết tương người hồi phục cho bệnh nhân COVID-19 nhập viện.

Kết quả từ một thử nghiệm nhỏ nhưng được thiết kế tốt (ngẫu nhiên, mù đôi và đối chứng với giả dược) đăng trên New England Journal of Medicine  1/ 2021, các nhà nghiên cứu phát hiện rằng những bệnh nhân nhận huyết tương hồi phục giảm mức độ nghiêm trọng hơn 48% so với những bệnh nhân được dùng giả dược. Tuy nhiên, phân tích tổng hợp của bốn thử nghiệm lâm sàng công bố trên JAMA, trên 1060 bệnh nhân COVID-19 nhận được huyết tương hồi phục, giả dược hoặc điều trị tiêu chuẩn không thấy khác biệt gì.

Hai trở ngại của sử dụng huyết tương hồi phục: (1) Sự thuận tình của người hiến tặng, và (2) Các tiêu chí người hiến huyết tương phải đáp ứng: đã hồi phục, không có triệu chứng trong 14 ngày, xét nghiệm âm tính với COVID-19 và có lượng kháng thể trong huyết tương đủ cao, có nhóm máu tương thích, huyết tương phải sàng lọc các bệnh truyền nhiễm khác, như HIV, viêm gan B…

IV. THUỐC CHỮA TRỊỆU VÀ BIẾN CHỨNG

 

1* Thuốc hạ sốt, giảm đau

  WHO khuyến nghị có thể sử dụng acetaminophen hoặc ibuprofen để giúp giảm sốt và đau nhức trong COVID-19.

Một số bác sĩ Pháp khuyên không nên sử dụng ibuprofen vì có báo cáo cho rằng dùng NSAID để giảm triệu chứng có thể phát triển bệnh nặng, đặc biệt là viêm phổi. Nhưng đây chỉ là những quan sát và không dựa trên các nghiên cứu khoa học.

 

2* Corticosteroid

Như dexamethasone, prednisone, methylprednisolone là những loại thuốc chống viêm, chống dị ứng mạnh. Đặc biệt, corticosteroid có tác dụng rất rõ ở các ca bệnh có phản ứng siêu miễn dịch, bão cytokine. Chính phản ứng quá mức của hệ thống miễn dịch này làm tổn thương phổi và các cơ quan khác, và thường dẫn đến tử vong.

Các hướng dẫn điều trị COVID-19 đều khuyến cáo sử dụng dexamethasone ở một số người nhập viện với COVID-19 nghiêm trọng.

 

3* Thuốc chống đông (anticoagulation drugs)

  Hầu hết các ca COVID nhập viện đều được cho thuốc ngừa cục máu đông. Các bác sĩ thường cho heparin hoặc enoxaparin liều thấp. Một số bệnh nhân cần sử dụng đủ liều thuốc chống đông nếu đã hình thành cục máu đông hoặc có nguy cơ cao.

 

 4* Thuốc ức chế IL-6 (IL-6 inhibitors)

* Tocilizumab cũng là một chất ức chế IL-6 được phê duyệt cho bệnh viêm khớp dạng thấp và viêm khớp vô căn ở trẻ vị thành niên. Tocilizumab ngăn chặn interleukin-6 (IL-6), loại protein liên quan đến các phản ứng miễn dịch tự nhiên của con người. IL-6 là một cytokine cảnh báo các tế bào khác để kích hoạt hệ thống miễn dịch, nhưng kích hoạt quá nhiều có thể gây ra cơn bão cytokine, có khả năng gây tử vong trong các ca COVID-19 nặng. Ngăn chặn IL-6, tocilizumab giúp làm dịu hệ thống miễn dịch và giúp khống chế cơn bão cytokine.

  * Sarilumab, hoạt động tương tự như tocilizumab, cũng đang được sử dụng thử nghiệm trên các ca COVID-19 nặng.

Tuy nhiên, NIH khuyến cáo không nên sử dụng các chất ức chế IL-6 như tocilizumab hoặc sarilumab đối với COVID-19 vì chưa nhiều dữ liệu lâm sàng.

 

  1. Thuốc ức chế kinase (kinase inhibitors)

Các chất ức chế kinase có tác dụng như ức chế IL-6 là chúng ngăn chặn các con đường tín hiệu miễn dịch giúp ngăn chặn cơn bão cytokine.

Một số chất ức chế kinase đang được thử nghiệm trong điều trị COVID-19 bao gồm: Acalabrutinib (Calquence), Baricitinib (Olumiant), Ruxolitinib (Jakafi),  Tofacitinib (Xeljanz).

NIH hiện khuyến cáo không nên sử dụng chất ức chế kinase (ngoài baricitinib) đối với COVID-19 vì chúng ức chế hệ thống miễn dịch một cách rộng rãi và có thể gây khó khăn cho việc chống lại nhiễm trùng.

 

  1. Interferons

Interferon là các protein truyền tin, cytokine, thông báo cho cơ thể biết sự hiện diện của virus và tăng cường khả năng phòng thủ. Các nghiên cứu in vitro đã chỉ ra rằng interferon-alfa (IFN-α) và interferon-beta (IFN-β) có hoạt tính kháng virus SAR-CoV-2.

NIH hiện khuyến cáo không nên sử dụng interferon đối với các ca COVID-19 nặng vì không thấy lợi ích như các trường hợp nhiễm coronavirus khác, như MERS hoặc SARS và lo ngại về tính an toàn, cũng như chưa có đủ dữ liệu để đưa ra khuyến cáo dùng hay không cho các trường hợp nhẹ hoặc trung bình.

V. NÂNG CAO THỂ TRẠNG, TĂNG CƯỜNG MIỄN DỊCH

 

  1. Chế độ ăn dinh dưỡng

Đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Ngoài cung cấp năng lượng và các các chất tạo hình, chế độ dinh dưỡng tốt còn giúp tăng cường khả năng miễn dịch, chống stress oxy-hóa …

 

  1. Vitamin D

Một số bằng chứng cho thấy rằng vitamin D giúp bảo vệ khỏi bị nhiễm và phát triển các triệu chứng nghiêm trọng của COVID-19: (1) Người có mức vitamin D thấp có thể dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp trên hơn; (2) Bổ sung vitamin D giúp giảm rõ nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính.

Vitamin D giúp cơ thể chống lại COVID-19 theo hai cách: Đầu tiên, nó có thể giúp tăng cường khả năng bảo vệ tự nhiên chống lại virus và vi khuẩn. Thứ hai, giúp ngăn ngừa phản ứng viêm quá mức khiến bệnh COVID-19 trở nặng hơn.

 

  1. Vitamin C

Nhiều bác sĩ tiêm tĩnh mạch liều cao vitamin C cho các bệnh nhân COVID-19 nặng với hy vọng rằng nó sẽ nhanh chóng phục hồi. Tuy nhiên, không có bằng chứng khoa học rõ ràng và vitamin C  không phải là một tiêu chuẩn điều trị. Cũng không có bằng chứng cho thấy uống vitamin C sẽ giúp ngăn ngừa COVID-19.

Cần lưu ý, vitamin C rất cần thiết cho cơ thể, nhưng dùng liều lượng cao có thể gây ra một số tác dụng phụ, bao gồm buồn nôn, chuột rút và tăng nguy cơ sỏi thận.

 

  1. Bạc hà, gừng, sả, xuyên tâm liên, gia vị…

Đây là những cách ngoại khoa, y học cổ truyền, hỗ trợ điều trị cảm cúm và các nhiễm virus chung. Chưa có nghiên cứu, khảo sát chính thống để có bằng chứng khoa học.

 VI. THUỐC CÒN BÀN CÃI (being studied, uncertain effectiveness)

 

  1. Chloroquine, Hydroxychloroquine

Thuốc chủ yếu được sử dụng để điều trị bệnh sốt rét và một số bệnh viêm nhiễm, bao gồm bệnh lupus và viêm khớp dạng thấp.

 

  1. Baricitinib

FDA cho phép sử dụng khẩn cấp thuốc trị viêm khớp dạng thấp baricitinib (Olumiant) để điều trị một số ca COVID-19, và cho phép kết hợp baricitinib với remdesivir dùng ở những ca COVID-19 nằm viện đang trợ oxy hay thở máy cơ học.

 

  1. Azithromycin

Azithromycin là một loại kháng sinh thường được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn. Nó đã được chứng minh là có một số hoạt tính in vitro chống lại các coronavirus như cúm A và Zika, nhưng không có tác dụng với MERS.

Hiện tại, NIH hiện khuyến cáo không nên sử dụng azithromycin cho COVID-19.

 

  1. Ivermectin

  Ivermectin là một loại thuốc uống sử dụng để điều trị nhiễm côn trùng, ký sinh trùng ở gia súc, gia cầm. Nó cũng có sẵn dưới dạng kem dưỡng da hoặc kem để điều trị chấy và bệnh trứng cá đỏ. Một nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy ivermectin có thể ngăn SARS-CoV-2 nhân lên.

Tháng 3/ 2021, FDA khuyến cáo không dùng ivermectin để điều trị hoặc ngăn ngừa COVID-19. NIH không huyến nghị sử dụng hoặc không sử dụng ivermectin vì chưa đủ dữ liệu khoa học lâm sàng.

 

  1. Colchicine

Colchicine là một thuốc giảm đau, giảm viêm thường được sử dụng cho bệnh gút.

Các nhà nghiên cứu nghĩ rằng colchicine có thể hoạt động tương tự như tocilizumab (Actemra) ở bệnh nhân COVID-19 ở chỗ nó có thể hữu ích nếu hệ thống miễn dịch trở nên quá kích hoạt và một cơn bão cytokine xảy ra.  Tuy nhiên, những lý luận này chưa có dữ liệu chứng minh.

 

 VII. BÀN VÀ KẾT LUẬN

  Thuốc là chế phẩm sinh học rất đặc biệt, liên quan đến sức khỏe, tính mạng của con người. Do đó, chỉ sử dụng những loại thuốc đã được nghiên cứu, thử nghiệm đầy đủ và đã cơ quan trách nhiệm phê duyệt, cho phép.

Ngay cả những thuốc, vaccine được dùng hiện nay, FDA chỉ cho phép sử dụng khẩn cấp (emergency use authority, EUA) chứ chưa cấp phép sử dụng chính thức thường xuyên. Đã có những thuốc cho phép EUA để điều trị COVID-19 ít lâu lại bi thu hồi như kháng thể đơn dòng Bamlanivimab (LY-CoV555) của hãng dược Eli Lilly.

Đông y chia thuốc làm 4 loại “Quân, Thần, Tá, Sứ”, Tây y cũng chia làm 4 loại “Chính, Phụ, Hỗ trợ, Dẫn nhập”. Do đó, khi sử dụng một dược phẩm chúng ta cần biết: Dược chất gì ? Uống lúc nào? Liều lượng ra sao? Thời lượng dài hay ngắn?

Những thuốc “mách miệng”, “cảm tính”, đặc biệt từ những người không chuyên môn chắc chắn là không chuẩn xác. Ví dụ Cựu TT Donald Trump ra sức ca tụng Chloroquine nhưng khi bị COVID-19 ông ta vẫn dùng theo thứ tự ưu tiên 1, 2..6 và chẳng uống một viên thuốc ông quảng cáo nào !

VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Treatments for COVID-19

https://www.health.harvard.edu/diseases-and-conditions/treatments-for-covid-19

[2] COVID-19 drugs: Are there any that work?

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/coronavirus/expert-answers/coronavirus-drugs/faq-20485627

[3] The latest research on COVID-19 treatments and medications in the pipeline

https://www.goodrx.com/blog/coronavirus-treatments-on-the-way/

[4] Remdesivir

https://en.wikipedia.org/wiki/Remdesivir

[5] When To Use Remdesivir?

https://www.youtube.com/watch?v=DWmUeTnKMP0

[6] Favipiravir

https://en.wikipedia.org/wiki/Favipiravir

[7] Monoclonal Antibody Products to Treat COVID-19

https://www.cms.gov/medicare/covid-19/monoclonal-antibody-covid-19-infusion

[8] FDA revokes EUA for Lilly’s Covid-19 antibody therapy bamlanivimab

https://www.pharmaceutical-technology.com/news/fda-revokes-eua-bamlanivimab/

[9] Convalescent plasma therapy in patients with moderate-to-severe COVID-19: A study from Indonesia for clinical research in low- and middle-income countries

https://www.thelancet.com/journals/eclinm/article/PIIS2589-5370(21)00211-X/fulltext

[10] Convalescent plasma in patients admitted to hospital with COVID-19 (RECOVERY): a randomised controlled, open-label, platform trial

https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0140673621008977

[11] Những loại thuốc bệnh nhân COVID-19 không nên tự ý sử dụng

https://zingnews.vn/nhung-loai-thuoc-benh-nhan-covid-19-khong-nen-tu-y-su-dung-post1240946.html

 

6  NHÓM THUỐC ĐIỀU TRỊ COVID

 

  1. THUỐC DIỆT VIRUS SARS-CoV-2

    (polymerase competitive inhibitor)

    REMDESIVIR,    FAVIPIRAVIR

  1. KHÁNG THỂ CHỐNG SARS-CoV-2

             (monoclonal antibody)

    BALANIVIMAB,   TOCILIZUMAB

  1. HUYẾT THANH NGƯỜI HỒI PHỤC

       (convalescent plasma)

  1. THUỐC CHỮA TRIỆU CHỨNG

      HẠ SỐT,

      GIẢM ĐAU,

      KHÁNG VIÊM,

      KHÁNG SINH,

      ỨC CHẾ MIỄN DỊCH,

      CHỐNG ĐÔNG…

  1. NÂNG CAO THỂ TRẠNG

DINH DƯỠNG

       VITAMIN D

       VITAMIN C

       GỪNG, SẢ, GIA VỊ…

  1. THUỐC CÒN BÀN CÃI

CHLOROQUINE

BARICITINIB

AZITHROMYCINE

IVERMECTIN

        COLCHICINE

Advertisement

Giới thiệu Donny

Check Also

[COVID-19] “SƯƠNG MÙ NÃO” – DI CHỨNG COVID Y HỌC CHƯA THỂ LÝ GIẢI

“SƯƠNG MÙ NÃO” DI CHỨNG COVID Y HỌC CHƯA THỂ LÝ GIẢI  “Sương mù não” …