[Uptodate] Chuyên đề: Sản phụ khoa – Được dịch bởi BS Vũ Tài
GIỚI THIỆU
Xác định những phụ nữ có cơn co sớm mà sẽ sinh non là một quá trình không chính xác, mặc dù chuyển dạ sinh non là một trong những lý do phổ biến nhất khiến thai phụ phải nhập viện. Việc xác định chính xác phụ nữ có chuyển dạ sinh non thực sự cho phép áp dụng các biện pháp can thiệp thích hợp có thể cải thiện kết cục sơ sinh: liệu pháp corticosteroid trước sinh, dự phòng nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B, magnesi sulfat để bảo vệ thần kinh và chuyển đến cơ sở y tế có mức độ chăm sóc trẻ sơ sinh thích hợp (nếu cần). Cũng quan trọng không kém đó là xác định chính xác phụ nữ không thực sự chuyển dạ sinh non sẽ tránh được những can thiệp không cần thiết và đôi khi tốn kém ở khoảng 50% bệnh nhân nghi ngờ chuyển dạ sinh non sau đó sinh đủ tháng mà không cần liệu pháp giảm co [1 ].
Chủ đề này sẽ mô tả các dấu hiệu lâm sàng và đánh giá chẩn đoán ở những phụ nữ có dấu hiệu và triệu chứng chuyển dạ sinh non, và điều trị ban đầu đối với những phụ nữ được chẩn đoán là chuyển dạ sinh non. Các yếu tố nguy cơ, phòng ngừa và liệu pháp giảm co đối với chuyển dạ sinh non được thảo luận ở chủ đề riêng. (See “Preterm birth: Risk factors, interventions for risk reduction, and maternal prognosis” and “Inhibition of acute preterm labor”.)
BỆNH SINH CỦA CHUYỂN DẠ SINH NON
Sinh lý bệnh của chuyển dạ sinh non liên quan đến ít nhất bốn quá trình gây bệnh chính dẫn đến một con đường chung cuối cùng kết thúc bằng chuyển dạ và sinh non tự phát:
- Sự kích hoạt sớm của trục hạ đồi-tuyến yên-thượng thận của mẹ hoặc thai nhi
- Viêm và nhiễm trùng
- Xuất huyết màng rụng
- Căng giãn tử cung bệnh lý
Các quá trình này và sinh lý bệnh của chuyển dạ bình thường được thảo luận chi tiết ở chủ đề riêng. (See “Pathogenesis of spontaneous preterm birth” and “Physiology of parturition”.)
CÁC DẤU HIỆU LÂM SÀNG
Các dấu hiệu lâm sàng xác định chuyển dạ thực sự (tức là các cơn co đều đặn cộng với sự thay đổi cổ tử cung) là giống nhau cho dù chuyển dạ sinh non hay đủ tháng. Các dấu hiệu và triệu chứng báo hiệu sau đây có thể xuất hiện trong vài giờ trước khi đáp ứng các tiêu chuẩn chẩn đoán chuyển dạ:
- Đau quặn giống như trong kỳ kinh
- Các cơn co nhẹ, không đều
- Đau lưng dưới
- Cảm giác tức nặng ở âm đạo hoặc vùng chậu
- Chảy dịch nhầy âm đạo, có thể trong suốt, màu hồng hoặc hơi có máu (tức là nút nhầy, có máu)
- Chảy máu nhẹ, lấm tấm
Các cơn co tử cung là dấu hiệu không thể thiếu của chuyển dạ, nhưng các cơn co nhẹ không đều là một dấu hiệu bình thường ở tất cả các giai đoạn của thai kỳ, do đó làm tăng thêm thách thức trong việc phân biệt chuyển dạ thực sự (các cơn co dẫn đến thay đổi cổ tử cung) với chuyển dạ giả (các cơn co không dẫn đến thay đổi cổ tử cung [tức là các cơn co Braxton Hicks]). Chuyển dạ thực sự có khả năng xảy ra hơn khi tần suất các cơn co tăng lên kèm theo gia tăng cường độ và thời gian của các cơn co vì tăng tần suất đơn thuần có thể xảy ra thoáng qua, đặc biệt là vào ban đêm và khi tuổi thai ngày càng tăng. Mặc dù nhiều nhà nghiên cứu đã cố gắng nhưng không một ai có thể xác định được tần số cơn co ngưỡng giúp xác định hiệu quả những phụ nữ sẽ tiến triển thành chuyển dạ thực sự. Chỉ 13% phụ nữ có biểu hiện ở tuổi thai < 34 tuần đáp ứng các tiêu chuẩn về cơn co rõ ràng để chuyển dạ sinh non trong vòng một tuần [2 ].
Những thay đổi ở cổ tử cung khi khám thực thể trước hoặc đi kèm với chuyển dạ thực sự bao gồm mở, xóa , mềm và ngả ra trước hơn. Tốc độ thay đổi cổ tử cung giúp phân biệt sự chín muồi cổ tử cung, xảy ra trong nhiều ngày đến nhiều tuần, với chuyển dạ thực sự, trong đó sự thay đổi cổ tử cung diễn ra trong vài phút đến vài giờ. Cổ tử cung ngắn hoặc mở có thể là biểu hiện lâm sàng đầu tiên của chuyển dạ sinh non sắp xảy ra do tình trạng viêm cận lâm sàng [ 3 ].
CÁC THÀNH PHẦN CỦA ĐÁNH GIÁ CHẨN ĐOÁN
Ở hầu hết phụ nữ, đánh giá chẩn đoán được thực hiện ở đơn vị chuyển dạ hoặc đơn vị phân loại chuyển dạ. Tuy nhiên, bác sĩ lâm sàng có thể quyết định đánh giá những phụ nữ có các triệu chứng nhẹ, không đặc hiệu ở phòng khám.
Tiền sử và khám ban đầu – Đánh giá ban đầu của chúng tôi đối với thai phụ nghi ngờ chuyển dạ sinh non bao gồm:
- Xem xét tiền sử sản khoa và nội khoa và hiện tại của bệnh nhân, bao gồm các yếu tố nguy cơ sinh non ( table 1). Mặc dù nhiều trường hợp dường như là vô căn, bác sĩ lâm sàng nên xem xét các nguyên nhân có thể gây các cơn co sinh non dựa vào tiền sử và khám thực thể.
Chuyển dạ sinh non có thể được kích hoạt bởi một biến chứng sản khoa nền (ví dụ: nhau bong non) hoặc rối loạn nội khoa / ngoại khoa (ví dụ, viêm ruột thừa, tắc hoặc nghẹt ruột, viêm thận- bể thận, viêm túi mật cấp, viêm phổi [ 4 ]) cần can thiệp đặc hiệu. Những trường hợp này có thể có thêm các triệu chứng và / hoặc các triệu chứng không điển hình cho chuyển dạ sinh non. Đôi khi, điều này cần một chỉ số nghi ngờ cao vì phụ nữ đang chuyển dạ có đau bụng và có thể bị đau lưng, buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy.
- Đánh giá tuổi thai, dựa trên ước tính tốt nhất từ lần siêu âm đầu tiên [ 5 ]. Nếu không có ước lượng tuổi thai trên siêu âm trước đó thì nên siêu âm lấy sinh trắc học thai nhi để giúp ước lượng tuổi thai. (See “Prenatal assessment of gestational age, date of delivery, and fetal weight”.)
- Đánh giá các dấu hiệu và triệu chứng của chuyển dạ sinh non. (See ‘Clinical findings’ )
- Các dấu hiệu sinh tồn của mẹ (nhiệt độ, huyết áp, nhịp tim, tần số hô hấp).
- Xem lại biểu đồ nhịp tim thai. (See “Intrapartum fetal heart rate monitoring: Overview”.)
- Đánh giá tần số, thời gian và cường độ cơn co. (See “Management of normal labor and delivery”, section on ‘Uterine contractions’.)
- Khám tử cung để đánh giá mật độ, nhạy cảm đau, kích thước thai, vị trí thai.
Khám bằng mỏ vịt – Chúng tôi thực hiện khám mỏ vịt bằng cách sử dụng mỏ vịt ướt không bôi trơn (chất bôi trơn có thể cản trở các xét nghiệm thực hiện trên mẫu bệnh phẩm âm đạo). Mục tiêu khám mỏ vịt đó là:
- Ước tính độ mở cổ tử cung. Cổ tử cung mở ≥ 3 cm hỗ trợ chẩn đoán chuyển dạ sinh non.
- Đánh giá sự hiện diện và lượng máu chảy từ tử cung. Chảy máu do nhau bong non hoặc nhau tiền đạo có thể kích thích chuyển dạ sinh non. (See “Placental abruption: Pathophysiology, clinical features, diagnosis, and consequences” and “Placenta previa: Epidemiology, clinical features, diagnosis, morbidity and mortality”.)
- Đánh giá tình trạng màng thai (còn nguyên vẹn hay đã vỡ) bằng các phương pháp tiêu chuẩn. Vỡ ối non thiếu tháng (PPROM) thường có trước hoặc xảy ra trong quá trình chuyển dạ sinh non. Chẩn đoán và quản lý PPROM được xem xét riêng. (See “Preterm prelabor rupture of membranes: Clinical manifestations and diagnosis”.)
- Dùng tăm bông để lấy mẫu dịch âm đạo cổ tử cung trong trường hợp muốn xét nghiệm fibronectin thai (fFN) sau khi kiểm tra siêu âm qua thành bụng. Tăm bông được xoay ở vòm sau trong 10 giây.
Việc lấy mẫu “mù” mà không có mỏ vịt cũng có thể được chấp nhận. Trong một phương pháp, thành sau âm đạo được đè xuống bằng ngón tay đeo găng không có chất bôi trơn và sau đó tăm bông polyester được đưa từ từ dọc theo ngón tay về phía vòm sau cho đến khi cảm thấy có lực cản [ 6 ]. Trong một phương pháp khác, môi âm hộ được tách ra và sau đó tăm bông được đưa “mù” vào âm đạo và hướng từ từ về phía vòm sau cho đến khi gặp lực cản [ 7 ]. Trong cả hai phương pháp, điều quan trọng là phải dừng lại khi có dấu hiệu đề kháng đầu tiên để tránh làm vỡ màng ối tiếp xúc, nếu có. (See ‘Fetal fibronectin for selected patients’ below.)
Khám cổ tử cung bằng ngón tay – Ở hầu hết các bệnh nhân, sự xóa và mở cổ tử cung được đánh giá với khám bằng ngón tay sau khi nhau tiền đạo và vỡ ối đã được loại trừ bằng tiền sử và khám thực thể, xét nghiệm và siêu âm nếu thích hợp. Khám bằng ngón tay nên được thực hiện trước khi khám bằng mỏ vịt nếu cần thông tin khẩn cấp để chăm sóc bệnh nhân (ví dụ, nhịp tim thai bất thường, pha chuyển dạ tích cực tiến triển có thể xảy ra) và không có khả năng bị nhau tiền đạo. Như đã thảo luận ở trên, cổ tử cung mở > 3 cm khi có các cơn co tử cung ở 20 + 0 đến 36 + 6 tuần tuổi thai hỗ trợ chẩn đoán chuyển dạ sinh non; ức chế chuyển dạ sinh non cấp tính ít có khả năng thành công hơn do cổ tử cung mở > 3 cm.
Khi đánh giá sự xóa và mở cổ tử cung ở ba tháng giữa, điều quan trọng là phải phân biệt giữa những bệnh nhân có màng thai dạng đồng hồ cát (sa ra ngoài) qua cổ tử cung xóa và mở nhẹ (gợi ý hở eo tử cung) và những bệnh nhân đang chuyển dạ tích cực với xóa và mở cổ tử cung tiến triển. Siêu âm qua ngả âm đạo (TVUS) đánh giá cổ tử cung có thể giúp phân biệt giữa hai thực thể khi chẩn đoán không chắc chắn. (See “Cervical insufficiency”, section on ‘Physical examination-based cervical insufficiency’ and “Transvaginal cervical cerclage”, section on ‘Replacement of prolapsed membranes’.)
Kiểm tra siêu âm qua ngả âm đạo – TVUS đo chiều dài cổ tử cung rất hữu ích để hỗ trợ hoặc loại trừ chẩn đoán chuyển dạ sinh non khi chẩn đoán không rõ ràng. Cổ tử cung ngắn trước 34 tuần tuổi thai (< 30 mm) dự báo nguy cơ sinh non tăng ở mọi quần thể, trong khi cổ tử cung dài (≥ 30 mm) có giá trị dự đoán âm tính sinh non cao. Biết chiều dài cổ tử cung ở phụ nữ dọa sinh non có thể cải thiện kết cục, đặc biệt là tránh nhập viện và can thiệp không cần thiết khi cổ tử cung dài, nhưng dữ liệu còn hạn chế [ 8 ].
Quy trình đo chiều dài cổ tử cung được mô tả riêng. (See “Short cervix before 24 weeks: Screening and management in singleton pregnancies”.)
Khám siêu âm sản – Khám siêu âm sản cung cấp các thông tin hữu ích khác, bao gồm có / không có các bất thường giải phẫu của thai nhi, nhau thai và mẹ; xác nhận ngôi thai; đánh giá thể tích nước ối; và cân nặng ước tính của thai nhi. Thông tin này có thể được sử dụng để tư vấn cho bệnh nhân về nguyên nhân và kết cục tiềm ẩn của sinh non và xác định phương thức sinh tốt nhất.
Đánh giá cận lâm sàng
Tổng quan – Chúng tôi chỉ định các xét nghiệm sau:
- Cấy liên cầu khuẩn nhóm B dịch âm đạo trực tràng, nếu không được thực hiện trong vòng năm tuần trước đó; dự phòng kháng sinh phụ thuộc vào kết quả. (See “Neonatal group B streptococcal disease: Prevention”, section on ‘Special populations’.)
- Cấy nước tiểu vì vi khuẩn niệu không có triệu chứng có liên quan đến tăng nguy cơ chuyển dạ và sinh non. (See “Urinary tract infections and asymptomatic bacteriuria in pregnancy”.)
- Xét nghiệm ma túy ở những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ lạm dụng chất kích thích, với mối liên quan giữa việc sử dụng cocaine và methamphetamine và nhau bong non. (See “Substance use during pregnancy: Screening and prenatal care” and “Testing for drugs of abuse (DOA)”.)
- fFN ở phụ nữ < 34 tuần tuổi thai với cổ tử cung xóa <3 cm và chiều dài cổ tử cung từ 20 đến 30 mm khi khám TVUS. (See ‘Cervical length 20 to <30 mm’ )
- Xét nghiệm các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (ví dụ: chlamydia, bệnh lậu) phụ thuộc vào các yếu tố nguy cơ của bệnh nhân đối với các bệnh nhiễm trùng này và nếu được chỉ định, liệu xét nghiệm trước sinh đã được thực hiện gần đây hay không. (See “Prenatal care: Second and third trimesters”, section on ‘Screen for sexually transmitted infections’.)
Fibronectin thai nhi ở một số bệnh nhân – fFN là một protein nền ngoại bào có ở mặt phân cách giữa màng đệm-màng rụng. Sự gián đoạn mặt phân cách này do nhiễm trùng cận lâm sàng hoặc viêm, nhau bong non hoặc cơn co tử cung giải phóng fFN vào dịch tiết cổ tử cung âm đạo, là cơ sở để sử dụng nó như một dấu ấn để dự đoán sinh non tự phát [ 9 ].
Định lượng fFN được thực hiện để phân biệt phụ nữ chuyển dạ sinh non thực sự với những phụ nữ chuyển dạ giả. Về mặt lý thuyết, việc xác định chính xác phụ nữ chuyển dạ sinh non thực sự tạo cơ hội cho các can thiệp có thể cải thiện kết cục sơ sinh (ví dụ: điều trị corticosteroid trước sinh, dự phòng nhiễm liên cầu nhóm B, magnesi sulfat để bảo vệ thần kinh, chuyển đến cơ sở y tế có mức độ chăm sóc sơ sinh thích hợp, nếu cần ). Nó cũng giúp tránh sự can thiệp không cần thiết và đôi khi tốn kém cho khoảng 50% bệnh nhân sau đó sẽ sinh đủ tháng mà không cần liệu pháp giảm co [ 1 ].
Tuy nhiên, kết quả fFN đơn thuần không hữu ích [ 10,11 ]. Trong một tổng quan hệ thống về sáu thử nghiệm ngẫu nhiên, trong đó tổng số 546 phụ nữ bị dọa sinh non được phân ngẫu nhiên để quản lý với kết quả fFN được báo cáo hoặc che giấu, bác sĩ lâm sàng biết kết quả fFN không làm giảm tỷ lệ nhập viện của bà mẹ (risk ratio [RR] 1,06 , CI 95% 0,79-1,43) hoặc sinh non < 34 tuần (RR 1,09, CI 95% 0,54-2,18) [ 12 ]. Sử dụng thuốc giảm co và betamethason , tuổi thai khi sinh, tỷ lệ hội chứng suy hô hấp và số ngày nằm ở đơn chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh là tương tự nhau đối với cả hai nhóm. Chi phí đã tăng lên ở nhóm được báo cáo [ 10]. Có thể các bác sĩ đặt ý nghĩa lớn hơn vào kết quả xét nghiệm dương tính hơn là kết quả âm tính, dẫn đến sự gia tăng chung về việc sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe [ 13 ].
Tổng quan đã loại trừ các nghiên cứu trong đó việc quản lý bao gồm sử dụng cả fFN và chiều dài cổ tử cung trên siêu âm, đó là cách tiếp cận của chúng tôi. Chúng tôi xét nghiệm fFN một cách có chọn lọc, giới hạn sử dụng nó cho những phụ nữ có chiều dài cổ tử cung từ 20 đến 30 mm. (See ‘Cervical length 20 to <30 mm’ below.)
fFN định tính – Kết quả fFN định tính được báo cáo là dương tính hoặc âm tính. Xét nghiệm fFN dương tính khi nồng độ fFN ≥ 50 ng/mL trong dịch cổ tử cung âm đạo từ 22 + 0 đến 34 + 6 tuần tuổi thai ở những phụ nữ có các màng còn nguyên vẹn, cổ tử cung mở < 3 cm và không có chảy máu âm đạo. Kết quả fFN dương tính tương quan với tăng nguy cơ sinh non trong vòng bảy ngày.
Ở những phụ nữ có các dấu hiệu và triệu chứng của chuyển dạ sinh non, một tổng hệ thống năm thử nghiệm ngẫu nhiên và 15 nghiên cứu về độ chính xác của xét nghiệm chẩn đoán đánh giá fFN dịch cổ tử cung âm đạo để dự đoán sinh non báo cáo các ước tính gộp sau đây [ 14 ]:
- Sinh trong vòng 7 đến 10 ngày kể từ ngày xét nghiệm – Độ nhạy và độ đặc hiệu lần lượt là 76,7 và 82,7%
- Sinh < 34 tuần tuổi thai – Độ nhạy và độ đặc hiệu lần lượt là 69,1 và 84,4%
- Thai < 37 tuần tuổi – Độ nhạy và độ đặc hiệu lần lượt là 60,8 và 82,3%
Giá trị dự báo dương tính và âm tính phụ thuộc vào tỷ lệ sinh non trong quần thể. Trong một tổng quan hệ thống, trong đó tỷ lệ sinh non trong vòng bảy ngày của mẫu dao động từ 2 đến 30% trong số các nghiên cứu được tuyển chọn, xác suất sinh trước xét nghiệm nhìn chung trong vòng bảy ngày kể từ ngày xét nghiệm là 7,7 % và dựa vào kết quả fFN dương tính hoặc âm tính, xác suất sau xét nghiệm lần lượt là 25,9 và 2,4% [ 15 ].
Kết quả dương tính giả có thể xảy ra do xuất tinh từ việc giao hợp trong vòng 24 giờ trước đó, mẫu bệnh phẩm có lẫn máu hoặc khám cổ tử cung bằng ngón tay [ 16-18 ]. Về mặt lý thuyết, khám TVUS có thể gây ra kết quả dương tính giả, nhưng trong một nghiên cứu, tất cả 25 phụ nữ có xét nghiệm fFN ban đầu âm tính đều có xét nghiệm fFN thứ hai âm tính sau siêu âm [ 19 ]. Việc sử dụng các chất trong âm đạo, như chất bôi trơn, thuốc hoặc thụt rửa có thể cản trở xét nghiệm [ 20 ].
fFN định lượng – Phép đo định lượng fFN dường như cải thiện giá trị dự đoán so với việc dùng xét nghiệm định tính sử dụng ngưỡng 50 ng/mL [ 21-23 ]. Ở những phụ nữ có triệu chứng, các giá trị dự đoán dương tính của ngưỡng fFN 10, 50, 200 và 500 ng/mL đối với sinh non trong vòng 14 ngày tương ứng là 11, 20, 37 và 46%, trong một nghiên cứu tiến cứu mù [ 21 ] . Đối với sinh non < 34 tuần tuổi thai, các giá trị tiên đoán dương tính đối với các ngưỡng tương tự lần lượt là 19, 32, 61 và 75%. Dụng cụ định lượng fFN không được bán trên thị trường ở Hoa Kỳ.
Sự kết hợp giữa xét nghiệm fFN định lượng và đo chiều dài cổ tử cung ở những phụ nữ có triệu chứng làm tăng giá trị dự đoán [ 24 ]. Một lưu đồ kết hợp fFN định lượng và chiều dài cổ tử cung, thông tin nhân khẩu học và tiền sử sản khoa (sinh non tự phát trước đó / vỡ ối non thiếu tháng hoặc nghi ngờ chuyển dạ sinh non) đã được tích hợp vào một Ứng dụng (QUiPP) để dự đoán sinh non tự phát ở Châu Âu [ 25 -27 ].
Các xét nghiệm cận lâm sàng khác – Như fFN, alpha-microglobulin-1 nhau thai (PAMG-1 [ 28-30 ] hoặc protein-1 gắn yếu tố tăng trưởng như insulin được phosphoryl hóa (pIGFBP-1) [ 31 ] trong dịch tiết âm đạo hoặc cổ tử cung gợi ý vỡ các màng thai (ROM hoặc chuyển dạ) và là các dấu ấn tiềm năng của việc tăng nguy cơ sinh non. Tuy nhiên, ứng dụng các xét nghiệm này chưa được phê chuẩn trong các thử nghiệm lâm sàng lớn hoặc ngẫu nhiên.
Trong nghiên cứu lớn nhất, bao gồm 796 phụ nữ có các dấu hiệu và triệu chứng của chuyển dạ sinh non, độ nhạy của PAMG-1 và fFN đối với sinh non tự phát trong vòng bảy ngày lần lượt là 50% (3/6) và 67% (4/6) và độ đặc hiệu lần lượt là 98,4% (619/629) và 85,7% (539/629) [ 30 ]. Trong một nghiên cứu tiến cứu so sánh PAMG-1 với pIGFBP-1 ở phụ nữ chuyển dạ sinh non với các màng còn nguyên vẹn, cổ tử cung mở ≤ 3 cm và chiều dài cổ tử cung từ 15 đến 30 mm, cả hai xét nghiệm đều có độ nhạy tương tự nhau (75 đến 85%) đối với sinh trong vòng bảy ngày, nhưng PAMG-1 đặc hiệu hơn (95 so với 77%) [ 32 ].
CHẨN ĐOÁN
Chúng tôi chẩn đoán chuyển dạ sinh non dựa vào các tiêu chí lâm sàng của các cơn co tử cung đều đặn gây đau kèm theo sự thay đổi cổ tử cung (xóa và / hoặc mở). Chảy máu âm đạo và / hoặc ối vỡ trong bối cảnh này gia tăng độ chắc chắn cho chẩn đoán [ 33 ]. Vì các dấu hiệu lâm sàng của chuyển dạ sớm không tiên đoán được chẩn đoán, nên việc chẩn đoán quá mức thường xảy ra cho đến khi chuyển dạ được xác định rõ ràng.
Chúng tôi sử dụng các tiêu chí cụ thể sau: Các cơn co tử cung (≥ 4 mỗi 20 phút hoặc ≥ 8 trong 60 phút) cộng với
- Cổ tử cung mở ≥3 cm hoặc
- Chiều dài cổ tử cung < 20 mm khi siêu âm qua ngả âm đạo hoặc
- Chiều dài cổ tử cung từ 20 đến < 30 mm khi siêu âm qua ngả âm đạo và fibronectin thai dương tính
Tiêu chuẩn cơn co là những tiêu chí được sử dụng để lựa chọn đối tượng trong các nghiên cứu. Trước khi sử dụng siêu âm để đo chiều dài cổ tử cung, các nghiên cứu cũng yêu cầu xác nhận sự thay đổi cổ tử cung hoặc cổ tử cung xóa ≥ 80% hoặc cổ tử cung mở > 2 cm. Những tiêu chí này được chọn vì những phụ nữ không thỏa mãn các tiêu chí này cuối cùng thường được chẩn đoán là chuyển dạ giả và sẽ sinh non muộn hoặc sinh đủ tháng [ 34 ].
CÁCH PHÂN LOẠI: THAI ĐƠN
Tuổi thai ≥ 34 tuần – Phụ nữ chuyển dạ sinh non ở tuần thứ 34 được nhập viện để sinh. Sau một khoảng thời gian theo dõi từ 4 đến 6 giờ, những phụ nữ không có hiện tượng xóa và mở cổ tử cung tiến triển được xuất viện về nhà, miễn là tình trạng sức khỏe của thai nhi được xác nhận (ví dụ: test nonstress đáp ứng) và các biến chứng sản khoa liên quan đến chuyển dạ sinh non, như nhau bong non, viêm màng đệm-màng ối và vỡ ối non đã được loại trừ. Chúng tôi sắp xếp theo dõi trong một đến hai tuần và hướng dẫn bệnh nhân gọi điện nếu cô ấy có thêm các dấu hiệu hoặc triệu chứng chuyển dạ sinh non, hoặc có các mối lo khác về thai kỳ (ví dụ: chảy máu, vỡ ối, hoạt động thai nhi giảm). (See “Patient education: Preterm labor (Beyond the Basics)”.)
Tuần thứ 34 của thai kỳ là ngưỡng mà tỷ lệ bệnh tật và tử vong chu sinh quá thấp để biện minh cho các biến chứng tiềm ẩn của mẹ và thai nhi và các chi phí liên quan đến việc ức chế chuyển dạ sinh non, chỉ giúp trì hoãn sinh trong một thời gian ngắn (see “Inhibition of acute preterm labor”, section on ‘Lower and upper gestational age limits’). Hơn nữa, chúng tôi thường không dùng corticosteroid trước sinh sau 34 tuần tuổi thai vì nguy cơ bệnh tật hô hấp nặng ở tuổi thai này thấp và về mặt lý thuyết có khả năng gây hại lâu dài sau khi phơi nhiễm muộn. Các nguy cơ, lợi ích và tranh cãi liên quan đến việc sử dụng steroid sau 34 tuần được thảo luận chi tiết ở chủ đề riêng. (See “Antenatal corticosteroid therapy for reduction of neonatal respiratory morbidity and mortality from preterm delivery”.)
Tuổi thai < 34 tuần – Ở phụ nữ < 34 tuần có cơn co tử cung, cổ tử cung mở ≥3 cm hỗ trợ chẩn đoán chuyển dạ sinh non. Chúng tôi bắt đầu điều trị chuyển dạ sinh non ở những phụ nữ này để làm giảm tỷ lệ bệnh tật và tử vong do sinh non. Đánh giá chẩn đoán thêm với siêu âm đo chiều dài cổ tử cung hoặc đánh giá cận lâm sàng về fibronectin thai nhi (fFN) không được thực hiện vì những xét nghiệm này không gia tăng độ chính xác của chẩn đoán trong trường hợp này. (See ‘Initial treatment of women with preterm labor <34 weeks’ below.)
Chẩn đoán chuyển dạ sinh non ít rõ ràng hơn ở những phụ nữ có các cơn co, cổ tử cung mở < 3 cm, các màng còn nguyên vẹn. Cách tiếp cận chẩn đoán và điều trị của chúng tôi trong những trường hợp này được thể hiện trong lưu đồ và được thảo luận bên dưới ( algorithm 1). Sử dụng số đo chiều dài cổ tử cung với fFN trong một số trường hợp, dựa vào kinh nghiệm lâm sàng và dữ liệu tích lũy về nguy cơ sinh non theo chiều dài cổ tử cung trên siêu âm qua ngả âm đạo, không có nhau bong non [ 2,33,35-39 ].
Chiều dài cổ tử cung từ 20 đến < 30 mm – Phụ nữ có triệu chứng với cổ tử cung mở < 3 cm và chiều dài cổ tử cung từ 20 đến <30 mm có nguy cơ sinh non cao hơn so với những phụ nữ có chiều dài cổ tử cung dài hơn, nhưng hầu hết những phụ nữ này đều không sinh non. Do đó, đối với phân nhóm phụ nữ này, chúng tôi gửi mẫu dịch âm đạo cổ tử cung để xét nghiệm fFN (see ‘Fetal fibronectin for selected patients’ above). Chúng tôi tin rằng xét nghiệm có chọn lọc giúp giảm bớt sự không chắc chắn trong chẩn đoán và sau đó là can thiệp không cần thiết, bằng cách xác định tỷ lệ đáng kể bệnh nhân trong nhóm này có nguy cơ sinh non thấp (< 5%) trong vòng bảy ngày [ 40 ]. Vì xét nghiệm đắt tiền nên việc giảm bớt được một phần ba số phụ nữ phải xét nghiệm là có lợi [ 41-43].
Nếu xét nghiệm fFN dương tính, chúng tôi bắt đầu can thiệp để làm giảm tỷ lệ bệnh tật liên quan đến sinh non (See ‘Initial treatment of women with preterm labor <34 weeks’ below). Nếu xét nghiệm fFN âm tính, chúng tôi cho bệnh nhân xuất viện sau 6 đến 12 giờ theo dõi, vì giá trị tiên đoán âm tính cao của nó (98 đến 100% nếu sinh trong vòng 7 hoặc 14 ngày [ 44 ]) [ 14 ].
Sử dụng siêu âm đo chiều dài cổ tử cung và xác định fFN để phân biệt chuyển dạ thực sự với chuyển dạ giả ở phụ nữ có triệu chứng sinh non được ủng hộ bởi American College of Obstetricians and Gynecologists [45] and Society for Maternal-Fetal Medicine [ 46 ], mặc dù không có bằng chứng chất lượng cao về tính hiệu quả.
Chiều dài cổ tử cung < 20 mm – Những phụ nữ có triệu chứng với chiều dài cổ tử cung < 20 mm có nguy cơ cao (> 25%) sinh trong vòng bảy ngày; bổ sung xét nghiệm fFN không cải thiện đáng kể giá trị tiên đoán của đo chiều dài cổ tử cung đơn thuần [ 40-42,47,48 ]. Do đó, chúng tôi không gửi mẫu dịch âm đạo cổ tử cung của họ đến khoa cận lâm sàng để xét nghiệm fFN và chúng tôi bắt đầu can thiệp để giảm tỷ lệ bệnh tật liên quan đến sinh non. (See ‘Initial treatment of women with preterm labor <34 weeks’ below.)
Chiều dài cổ tử cung ≥ 30 mm – Khoảng 50% phụ nữ có triệu chứng chuyển dạ sinh non có chiều dài cổ tử cung trên siêu âm qua ngả âm đạo ≥ 30 mm [ 36 ]. Những phụ nữ có triệu chứng với chiều dài cổ tử cung ≥ 30 mm có nguy cơ thấp (< 5%) sinh con trong vòng bảy ngày, bất kể kết quả fFN; bổ sung xét nghiệm fFN không cải thiện đáng kể giá trị tiên đoán của đo chiều dài cổ tử cung đơn thuần [ 40,41,47,48 ]. Do đó, chúng tôi không gửi mẫu âm đạo cổ tử cung của họ đến khoa cận lâm sàng để xét nghiệm fFN.
Sau khoảng thời gian theo dõi từ 4 đến 6 giờ, những phụ nữ không có hiện tượng xóa và mở cổ tử cung tiến triển được xuất viện về nhà, miễn là tình trạng sức khỏe của thai nhi được xác nhận (ví dụ: test nonstress đáp ứng) và các biến chứng sản khoa liên quan đến chuyển dạ sinh non, như nhau bong non, viêm màng đệm-màng ối và vỡ ối non đã được loại trừ. Chúng tôi sắp xếp tái khám theo dõi sau một đến hai tuần và hướng dẫn bệnh nhân gọi điện nếu cô ấy có thêm các dấu hiệu hoặc triệu chứng của chuyển dạ sinh non, hoặc có các lo lắng khác về thai kỳ (ví dụ: chảy máu, vỡ ối, hoạt động thai nhi giảm). (See “Patient education: Preterm labor (Beyond the Basics)”.)
CÁCH PHÂN LOẠI : THAI ĐÔI
Dự đoán sinh non dựa vào số đo chiều dài cổ tử cung có hơi khác một chút đối với các trường hợp song thai, điều này đòi hỏi một số thay đổi về tiêu chí phân loại. Ngưỡng chiều dài cổ tử cung tối ưu dường như cao hơn do nguy cơ sinh non ban đầu cao hơn ở song thai so với thai đơn; tuy nhiên, có ít dữ liệu hơn để thiết lập các ngưỡng thích hợp [ 49,50 ].
Tuổi thai ≥ 34 tuần – Phân loại giống như thai đơn . (See ‘≥34 weeks of gestation’ above.)
Tuổi thai < 34 tuần – Đối với phụ nữ mang song thai < 34 tuần có cơn co tử cung, cổ tử cung mở ≥3 cm hỗ trợ chẩn đoán chuyển dạ sinh non; đánh giá chẩn đoán thêm với siêu âm đo chiều dài cổ tử cung hoặc đánh giá xét nghiệm fibronectin thai nhi (fFN) không gia tăng độ chính xác của chẩn đoán. Điều trị chuyển dạ sinh non được bắt đầu. (See ‘Initial treatment of women with preterm labor <34 weeks’ below.)
Chẩn đoán chuyển dạ sinh non ít rõ ràng hơn ở những sản phụ có cơn co, cổ tử cung mở < 3 cm, các màng còn nguyên vẹn, vì vậy nên thực hiện siêu âm qua ngả âm đạo đo chiều dài cổ tử cung.
- Phụ nữ có chiều dài cổ tử cung > 35 mm và không có sự thay đổi cổ tử cung khi khám bằng ngón tay sau khoảng thời gian theo dõi từ 4 đến 6 giờ có nguy cơ sinh non thấp và có thể được xuất viện về nhà, miễn là tình trạng sức khỏe của thai nhi được xác nhận, tình trạng mẹ ổn định và không có thêm lo lắng nào về phía mẹ.
- Phụ nữ có chiều dài cổ tử cung < 25 mm có nguy cơ sinh non cao; do đó, chúng tôi bắt đầu can thiệp để giảm tỷ lệ bệnh tật liên quan đến sinh non. (See ‘Initial treatment of women with preterm labor <34 weeks’ )
- Phụ nữ có chiều dài cổ tử cung từ 25 đến 35 mm khi khám siêu âm qua ngả âm đạo sẽ thực hiện xét nghiệm fFN. Nếu kết quả xét nghiệm dương tính, chúng tôi bắt đầu can thiệp để giảm tỷ lệ bệnh tật liên quan đến sinh non (See ‘Initial treatment of women with preterm labor <34 weeks’ below). Nếu xét nghiệm âm tính, chúng tôi cho bệnh nhân xuất viện sau khoảng thời gian theo dõi từ 6 đến 12 giờ.
ĐIỀU TRỊ BAN ĐẦU ĐỐI VỚI PHỤ NỮ CÓ CHUYỂN DẠ SINH NON < 34 TUẦN
Chúng tôi cho nhập viện những phụ nữ được chẩn đoán là chuyển dạ sinh non khi thai < 34 tuần tuổi và bắt đầu các điều trị sau đây, nhìn chung, đồng thuận với các khuyến cáo của American College of Obstetricians and Gynecologists [ 51 ]:
- Một liệu trình betamethasone để giảm tỷ lệ bệnh tật và tử vong ở trẻ sơ sinh liên quan đến sinh non. Một liệu trình steroid trước sinh thứ hai duy nhất được chỉ định cho những trường hợp thai < 34 tuần tuổi có nguy cơ sinh non trong vòng bảy ngày tiếp theo và đã dùng một liệu trình corticosteroid trước sinh ít nhất 14 ngày trước đó [ 51 ] và tuổi thai ≤ 28 tuần. [ 52 ]. (See “Antenatal corticosteroid therapy for reduction of neonatal respiratory morbidity and mortality from preterm delivery”.)
- Thuốc giảm co lên đến 48 giờ để trì hoãn sinh, để mà betamethasone được dùng cho mẹ có thể đạt được tác dụng tối đa cho thai nhi. Ức chế chuyển dạ sinh non cấp tính và quản lý thai kỳ sau khi ức chế thành công được xem xét riêng. (See “Inhibition of acute preterm labor” and “Management of pregnant women after resolution of an episode of acute idiopathic preterm labor”.)
- Thuốc kháng sinh để dự phòng GBS. (See “Neonatal group B streptococcal disease: Prevention”, section on ‘Special populations’.)
- Magnesium sulfate cho thai kỳ từ 24 đến 32 tuần tuổi. Phơi nhiễm với magiê sulfat trong tử cung giúp bảo vệ thần kinh chống lại bại não và các dạng rối loạn chức năng vận động nghiêm trọng khác ở trẻ sinh non. (See “Neuroprotective effects of in utero exposure to magnesium sulfate”.)
Liệu pháp kháng sinh không có vai trò trong điều trị chuyển dạ sinh non cấp tính trong trường hợp không có nhiễm trùng được xác nhận hoặc điều trị dự phòng GBS [ 53 ]. (See “Inhibition of acute preterm labor”, section on ‘Antibiotic therapy’.)
Bổ sung progesterone không có vai trò trong điều trị chuyển dạ sinh non cấp tính. (See “Progesterone supplementation to reduce the risk of spontaneous preterm birth”, section on ‘Treatment or cotreatment of threatened or established preterm labor’.)
KẾT CỤC
Liệu pháp giảm co hiệu quả hơn giả dược trong việc trì hoãn sinh trong 48 giờ ở các thử nghiệm ngẫu nhiên; tuy nhiên, ngay cả khi liệu pháp giảm co không được sử dụng, khoảng 50% phụ nữ được chẩn đoán chuyển dạ sinh non sẽ sinh đủ tháng [ 54 ]. (See “Inhibition of acute preterm labor”, section on ‘Efficacy’.)
Liệu tiền sử nghi ngờ chuyển dạ sinh non có liên quan đến kết cục sơ sinh bất lợi ở những phụ nữ sẽ sinh đủ tháng hay không vẫn còn tranh cãi. Những phụ nữ này có thể có bệnh lý nền, như viêm buồng ối cận lâm sàng, có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển hoặc tăng trưởng của thai nhi ngay cả khi sinh đủ tháng [ 55-59 ].
TÓM TẮT VÀ KHUYẾN CÁO
- Các dấu hiệu và triệu chứng sớm của chuyển dạ không đặc hiệu và bao gồm: đau quặn giống như trong kỳ kinh; các cơn co nhẹ, không đều; đau lưng dưới; cảm giác tức nặng ở âm đạo; chảy dịch nhầy âm đạo, có thể trong, màu hồng hoặc hơi có máu (tức là nút nhầy, có máu). (See ‘Clinical findings’)
- Chẩn đoán chuyển dạ sinh non dựa vào tiêu chí lâm sàng là các cơn co tử cung đều đặn gây đau kèm theo xóa và mở cổ tử cung. (See ‘Diagnosis’ )
Thai đơn
- Chúng tôi sử dụng các tiêu chí cụ thể sau đây để chẩn đoán chuyển dạ sinh non: Các cơn co tử cung (≥ 4 mỗi 20 phút hoặc ≥ 8 trong 60 phút) và
- Cổ tử cung mở ≥ 3 cm hoặc
- Chiều dài cổ tử cung < 20 mm khi siêu âm qua ngả âm đạo hoặc
- Chiều dài cổ tử cung từ 20 đến < 30 mm khi siêu âm qua ngả âm đạo và fibronectin thai nhi (fFN) dương tính
- Tuần thứ 34 của thai kỳ là ngưỡng mà tỷ lệ bệnh tật và tử vong chu sinh quá thấp để biện minh cho các biến chứng tiềm ẩn của mẹ và thai nhi và các chi phí liên quan đến việc ức chế chuyển dạ sinh non, chỉ giúp trì hoãn sinh trong một thời gian ngắn. (See ‘≥34 weeks of gestation’)
- Đối với thai kỳ ≥ 34 tuần tuổi thai, những phụ nữ không có hiện tượng xóa và mở cổ tử cung tiến triển sau khoảng thời gian theo dõi từ 4 đến 6 giờ có thể được xuất viện về nhà, miễn là tình trạng sức khỏe của thai nhi được xác nhận (ví dụ: test nonstress đáp ứng) và các biến chứng sản khoa liên quan đến chuyển dạ sinh non, như nhau bong non, viêm màng đệm-màng ối và vỡ ối non đã được loại trừ. Phụ nữ chuyển dạ sinh non được nhập viện để sinh. (See ‘≥34 weeks of gestation’)
- Đối với thai kỳ < 34 tuần và cổ tử cung mở ≥ 3 cm, chúng tôi dùng thuốc giảm co lên đến 48 giờ, kháng sinh dự phòng liên cầu khuẩn nhóm B (khi thích hợp), và betamethason trước sinh. Magnesium sulfate được dùng để bảo vệ thần kinh cho các thai kỳ từ 24 đến 32 tuần tuổi thai. (See ‘Initial treatment of women with preterm labor <34 weeks’ )
- Đối với thai kỳ < 34 tuần tuổi thai và cổ tử cung mở < 3 cm, siêu âm qua ngả âm đạo đo chiều dài cổ tử cung và phân tích cận lâm sàng nồng độ fFN dịch cổ tử cung âm đạo giúp hỗ trợ hoặc loại trừ chẩn đoán chuyển dạ sinh non, như được mô tả trong lưu đồ ( algorithm 1). Đối với những phụ nữ được chẩn đoán chuyển dạ sinh non, chúng tôi dùng thuốc giảm co lên đến 48 giờ, kháng sinh dự phòng liên cầu khuẩn nhóm B (khi thích hợp) và betamethasone trước sinh. Magnesium sulfate được dùng để bảo vệ thần kinh cho các thai kỳ từ 24 đến 32 tuần tuổi thai. (See ‘<34 weeks of gestation’ )
Thai đôi
- Chẩn đoán chuyển dạ sinh non ở các trường hợp song thai dựa trên cùng tiêu chuẩn cơn co tử cung như đối với thai đơn, và quản lý chuyển dạ sinh non ở thai đôi ≥ 34 tuần hoặc < 34 tuần với cổ tử cung mở ≥ 3 cm cũng tương tự như đối với thai đơn, nhưng tiêu chí chiều dài cổ tử cung để phân loại của song thai < 34 tuần với cổ tử cung mở < 3 cm là khác nhau. (See ‘Approach to triage: Twin pregnancies’ )
Đối với song thai < 34 tuần và cổ tử cung mở < 3 cm, siêu âm qua ngả âm đạo đo chiều dài cổ tử cung và phân tích cận lâm sàng nồng độ fFN dịch cổ tử cung âm đạo giúp hỗ trợ hoặc loại trừ chẩn đoán chuyển dạ sinh non:
- Chiều dài cổ tử cung > 35 mm và không có sự thay đổi cổ tử cung khi khám bằng ngón tay sau khoảng thời gian theo dõi từ 4 đến 6 giờ – Nguy cơ sinh non thấp: xuất viện.
- Chiều dài cổ tử cung < 25 mm – Nguy cơ sinh non cao: bắt đầu can thiệp để giảm tỷ lệ bệnh tật do sinh non.
Chiều dài cổ tử cung từ 25 đến 35 mm – xét nghiệm fFN. Nếu dương tính, bắt đầu các biện pháp can thiệp để giảm tỷ lệ bệnh tật liên quan đến sinh non. Nếu âm tính, xuất viện sau khoảng thời gian theo dõi từ 6 đến 12 giờ.
THAM KHẢO
- Haas DM, Imperiale TF, Kirkpatrick PR, et al. Tocolytic therapy: a meta-analysis and decision Obstet Gynecol 2009; 113:585.
- Sotiriadis A, Papatheodorou S, Kavvadias A, Makrydimas G. Transvaginal cervical length measurement for prediction of preterm birth in women with threatened preterm labor: a meta- Ultrasound Obstet Gynecol 2010; 35:54.
- Iams JD, Cebrik D, Lynch C, et al. The rate of cervical change and the phenotype of spontaneous preterm birth. Am J Obstet Gynecol 2011; 205:130.e1.
- Maccato ML, Pinell P, Martens MG, Faro S. Preterm labor and maternal hypoxia in patients with community-acquired pneumonia. Infect Dis Obstet Gynecol 1996; 4:221.
- Committee on Practice Bulletins—Obstetrics and the American Institute of Ultrasound in Medicine. Practice Bulletin No. 175: Ultrasound in Pregnancy. Obstet Gynecol 2016; 128:e241.
- Stafford IP, Garite TJ, Dildy GA, et al. A comparison of speculum and nonspeculum collection of cervicovaginal specimens for fetal fibronectin testing. Am J Obstet Gynecol 2008; 199:131.e1.
- Roman AS, Koklanaris N, Paidas MJ, et al. “Blind” vaginal fetal fibronectin as a predictor of spontaneous preterm delivery. Obstet Gynecol 2005; 105:285.
- Berghella V, Palacio M, Ness A, et al. Cervical length screening for prevention of preterm birth in singleton pregnancy with threatened preterm labor: systematic review and meta-analysis of randomized controlled trials using individual patient-level data. Ultrasound Obstet Gynecol 2017; 49:322.
- Feinberg RF, Kliman HJ, Lockwood CJ. Is oncofetal fibronectin a trophoblast glue for human implantation? Am J Pathol 1991; 138:537.
- Berghella V, Saccone G. Fetal fibronectin testing for prevention of preterm birth in singleton pregnancies with threatened preterm labor: a systematic review and metaanalysis of randomized controlled trials. Am J Obstet Gynecol 2016; 215:431.
- Chuck AW, Thanh NX, Chari RS, et al. Post-Policy Implementation Review of Rapid Fetal Fibronectin (fFN) Testing for Preterm Labour in Alberta. J Obstet Gynaecol Can 2016; 38:659.
- Berghella V, Saccone G. Fetal fibronectin testing for reducing the risk of preterm birth. Cochrane Database Syst Rev 2019; 7:CD006843.
- Chiossi G, Saade GR, Sibai B, Berghella V. Using Cervical Length Measurement for Lower Spontaneous Preterm Birth Rates Among Women With Threatened Preterm Labor. Obstet Gynecol 2018; 132:102.
- Deshpande SN, van Asselt AD, Tomini F, et al. Rapid fetal fibronectin testing to predict preterm birth in women with symptoms of premature labour: a systematic review and cost analysis. Health Technol Assess 2013; 17:1.
- Sanchez-Ramos L, Delke I, Zamora J, Kaunitz AM. Fetal fibronectin as a short-term predictor of preterm birth in symptomatic patients: a meta-analysis. Obstet Gynecol 2009; 114:631.
- McKenna DS, Chung K, Iams JD. Effect of digital cervical examination on the expression of fetal J Reprod Med 1999; 44:796.
- McLaren JS, Hezelgrave NL, Ayubi H, et al. Prediction of spontaneous preterm birth using quantitative fetal fibronectin after recent sexual intercourse. Am J Obstet Gynecol 2015; 212:89.e1.
- Shimoya K, Hashimoto K, Shimizu T, et al. Cervical fluid oncofetal fibronectin as a predictor of early ectopic pregnancy. Is it affected by blood contamination? J Reprod Med 2002; 47:640.
- Ben-Haroush A, Poran E, Yogev Y, Glezerman M. Vaginal fetal fibronectin evaluation before and immediately after ultrasonographic vaginal cervical length measurements in symptomatic women at risk of preterm birth: a pilot study. J Matern Fetal Neonatal Med 2010; 23:854.
- http://www.ffntest.com/pdfs/rapid_ffn_product_insert_lettersize.pdf (Accessed on May 04, 2015).
- Abbott DS, Radford SK, Seed PT, et al. Evaluation of a quantitative fetal fibronectin test for spontaneous preterm birth in symptomatic women. Am J Obstet Gynecol 2013; 208:122.e1.
- Kuhrt K, Unwin C, Hezelgrave N, et al. Endocervical and high vaginal quantitative fetal fibronectin in predicting preterm birth. J Matern Fetal Neonatal Med 2014; 27:1576.
- Kuhrt K, Hezelgrave N, Foster C, et al. Development and validation of a tool incorporating quantitative fetal fibronectin to predict spontaneous preterm birth in symptomatic women. Ultrasound Obstet Gynecol 2016; 47:210.
- Bruijn MM, Kamphuis EI, Hoesli IM, et al. The predictive value of quantitative fibronectin testing in combination with cervical length measurement in symptomatic women. Am J Obstet Gynecol 2016; 215:793.e1.
- Kuhrt K, Smout E, Hezelgrave N, et al. Development and validation of a tool incorporating cervical length and quantitative fetal fibronectin to predict spontaneous preterm birth in asymptomatic high-risk women. Ultrasound Obstet Gynecol 2016; 47:104.
- QUiPP.org.
- Watson HA, Carter J, Seed PT, et al. The QUiPP App: a safe alternative to a treat-all strategy for threatened preterm labor. Ultrasound Obstet Gynecol 2017; 50:342.
- Ehsanipoor RM, Swank ML, Jwa SC, et al. Placental α-Microglobulin-1 in Vaginal Secretions of Women with Evidence of Preterm Labor. Am J Perinatol 2016; 33:208.
- Nikolova T, Bayev O, Nikolova N, Di Renzo GC. Comparison of a novel test for placental alpha microglobulin-1 with fetal fibronectin and cervical length measurement for the prediction of imminent spontaneous preterm delivery in patients with threatened preterm labor. J Perinat Med 2015; 43:395.
- Wing DA, Haeri S, Silber AC, et al. Placental Alpha Microglobulin-1 Compared With Fetal Fibronectin to Predict Preterm Delivery in Symptomatic Women. Obstet Gynecol 2017; 130:1183.
- Ting HS, Chin PS, Yeo GS, Kwek K. Comparison of bedside test kits for prediction of preterm delivery: phosphorylated insulin-like growth factor binding protein-1 (pIGFBP-1) test and fetal fibronectin test. Ann Acad Med Singapore 2007; 36:399.
- Nikolova T, Uotila J, Nikolova N, et al. Prediction of spontaneous preterm delivery in women presenting with premature labor: a comparison of placenta alpha microglobulin-1, phosphorylated insulin-like growth factor binding protein-1, and cervical length. Am J Obstet Gynecol 2018; 219:610.e1.
- Chao TT, Bloom SL, Mitchell JS, et al. The diagnosis and natural history of false preterm labor. Obstet Gynecol 2011; 118:1301.
- Tsoi E, Fuchs IB, Rane S, et al. Sonographic measurement of cervical length in threatened preterm labor in singleton pregnancies with intact membranes. Ultrasound Obstet Gynecol 2005; 25:353.
- Ness A, Visintine J, Ricci E, Berghella V. Does knowledge of cervical length and fetal fibronectin affect management of women with threatened preterm labor? A randomized trial. Am J Obstet Gynecol 2007; 197:426.e1.
- Murakawa H, Utumi T, Hasegawa I, et al. Evaluation of threatened preterm delivery by transvaginal ultrasonographic measurement of cervical length. Obstet Gynecol 1993; 82:829.
- Tsoi E, Akmal S, Rane S, et al. Ultrasound assessment of cervical length in threatened preterm Ultrasound Obstet Gynecol 2003; 21:552.
- Melamed N, Hiersch L, Domniz N, et al. Predictive value of cervical length in women with threatened preterm labor. Obstet Gynecol 2013; 122:1279.
- van Baaren GJ, Vis JY, Wilms FF, et al. Predictive value of cervical length measurement and fibronectin testing in threatened preterm labor. Obstet Gynecol 2014; 123:1185.
- Schmitz T, Maillard F, Bessard-Bacquaert S, et al. Selective use of fetal fibronectin detection after cervical length measurement to predict spontaneous preterm delivery in women with preterm Am J Obstet Gynecol 2006; 194:138.
- Audibert F, Fortin S, Delvin E, et al. Contingent use of fetal fibronectin testing and cervical length measurement in women with preterm labour. J Obstet Gynaecol Can 2010; 32:307.
- van Baaren GJ, Vis JY, Wilms FF, et al. Cost-effectiveness of diagnostic testing strategies including cervical-length measurement and fibronectin testing in women with symptoms of preterm labor. Ultrasound Obstet Gynecol 2018; 51:596.
- Foster C, Shennan AH. Fetal fibronectin as a biomarker of preterm labor: a review of the literature and advances in its clinical use. Biomark Med 2014; 8:471.
- Committee on Practice Bulletins—Obstetrics, The American College of Obstetricians and Practice bulletin no. 130: prediction and prevention of preterm birth. Obstet Gynecol 2012; 120:964. Reaffirmed 2018.
- Society for Maternal-Fetal Medicine (SMFM). Electronic address: [email protected], McIntosh J, Feltovich H, et al. The role of routine cervical length screening in selected high- and low-risk women for preterm birth prevention. Am J Obstet Gynecol 2016; 215:B2.
- Gomez R, Romero R, Medina L, et al. Cervicovaginal fibronectin improves the prediction of preterm delivery based on sonographic cervical length in patients with preterm uterine contractions and intact membranes. Am J Obstet Gynecol 2005; 192:350.
- Hincz P, Wilczynski J, Kozarzewski M, Szaflik K. Two-step test: the combined use of fetal fibronectin and sonographic examination of the uterine cervix for prediction of preterm delivery in symptomatic patients. Acta Obstet Gynecol Scand 2002; 81:58.
- Fox NS, Saltzman DH, Fishman A, et al. Gestational age at cervical length and fetal fibronectin assessment and the incidence of spontaneous preterm birth in twins. J Ultrasound Med 2015; 34:977.
- Melamed N, Hiersch L, Gabbay-Benziv R, et al. Predictive value of cervical length in women with twin pregnancy presenting with threatened preterm labor. Ultrasound Obstet Gynecol 2015; 46:73.
- American College of Obstetricians and Gynecologists’ Committee on Practice Bulletins—Obstetrics. Practice Bulletin No. 171: Management of Preterm Labor. Obstet Gynecol 2016; 128:e155.
- Zephyrin LC, Hong KN, Wapner RJ, et al. Gestational age-specific risks vs benefits of multicourse antenatal corticosteroids for preterm labor. Am J Obstet Gynecol 2013; 209:330.e1.
- Committee on Practice Bulletins-Obstetrics. ACOG Practice Bulletin No. 199: Use of Prophylactic Antibiotics in Labor and Delivery. Obstet Gynecol 2018; 132:e103.
- Hackney DN, Olson-Chen C, Thornburg LL. What do we know about the natural outcomes of preterm labour? A systematic review and meta-analysis of women without tocolysis in preterm Paediatr Perinat Epidemiol 2013; 27:452.
- Paules C, Pueyo V, Martí E, et al. Threatened preterm labor is a risk factor for impaired cognitive development in early childhood. Am J Obstet Gynecol 2017; 216:157.e1.
- Romero R, Erez O, Maymon E, Pacora P. Is an episode of suspected preterm labor that subsequently leads to a term delivery benign? Am J Obstet Gynecol 2017; 216:89.
- Campbell MK, Cartier S, Xie B, et al. Determinants of small for gestational age birth at term. Paediatr Perinat Epidemiol 2012; 26:525.
- Espinoza J, Kusanovic JP, Kim CJ, et al. An episode of preterm labor is a risk factor for the birth of a small-for-gestational-age neonate. Am J Obstet Gynecol 2007; 196:574.e1.
Zoabi L, Weintraub AY, Novak L, et al. Do patients who deliver at term after being hospitalized for preterm contractions have an increased risk for obstetrical complications? Arch Gynecol Obstet 2013; 288:537.