Vaccine COVID-19 mới của Nga tạo ra phản ứng kháng thể
Mát-xcơ-va (Reuters) – Vaccine “Sputnik-V” COVID-19 của Nga đã tạo ra phản ứng kháng thể ở tất cả những người từng tham gia thử nghiệm giai đoạn đầu, theo kết quả được công bố hôm thứ Sáu trên tạp chí The Lancet, kết quả trên như một lời đáp trả lại những người chỉ trích.
Các nhà nghiên cứu cho biết, trong hai thử nghiệm được tiến hành vào tháng 6 và 7 với sự tham gia của 76 người, 100% số người tình nguyện đã phát triển kháng thể chống lại chủng coronavirus mới mà không có tác dụng phụ nghiêm trọng.
Nga là nước đầu tiên đã cấp phép để sử dụng vaccine trong nước vào tháng 8, Nga là quốc gia đầu tiên làm như vậy, trước khi có bất kỳ dữ liệu nào được công bố hoặc bắt đầu thử nghiệm trên quy mô lớn.
Các nhà nghiên cứu cho biết: “Trong hai cuộc thử nghiệm kéo dài 42 ngày (gồm 38 người trưởng thành khỏe mạnh), họ không tìm thấy bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào xảy ra ở những người tham gia và đem đến xác nhận rằng các vaccine thử nghiệm đã tạo ra phản ứng kháng thể.” “Các cuộc thử nghiệm quy mô lớn và dài hạn bao gồm so sánh giả dược và theo dõi thêm là thực sự cần thiết để thiết lập tính an toàn và hiệu quả lâu dài của vaccine ngừa COVID-19”
Vắc xin được đặt tên là Sputnik-V để thể hiện lòng kính trọng với vệ tinh đầu tiên trên thế giới được phóng bởi Liên Xô. Một số chuyên gia phương Tây đã cảnh báo không sử dụng vaccine mới này cho đến khi tất cả các bước kiểm tra và quy định được chấp thuận bởi hội đồng quốc tế.
Một quan chức cấp cao của Nga cho biết Mát-xcơ-va đã phải đối mặt với những lời chỉ trích từ nước ngoài bởi kết quả được công bố đã được bình duyệt lần đầu tiên trên một tạp chí quốc tế, với 40.000 thử nghiệm giai đoạn sau được đưa ra vào tuần trước.
Ông Kirill Dmitriev, người đứng đầu Quỹ đầu tư trực tiếp của Nga(RDIF), cho biết: “Với công bố này, chúng tôi đưa ra câu trả lời cho tất cả các câu hỏi của phương Tây đã được đặt ra trong ba tuần qua, một cách thẳng thắn với mục tiêu làm rõ những điều đã làm hoen ố hình ảnh vaccine Nga”
“Tất cả các nghi ngờ đã được làm rõ” ông nói với Reuters. “Vậy bây giờ … chúng ta nên bắt đầu đặt câu hỏi về một số loại Vaccine tại phương Tây nhỉ?”
Dmitriev cho biết ít nhất 3.000 người đã được tuyển dụng cho cuộc thử nghiệm quy mô lớn của vắc xin Sputnik-V được đưa ra vào tuần trước và dự kiến vào tháng 10 hoặc tháng 11 sẽ có kết quả ban đầu.
Nhận xét về kết quả của các thử nghiệm giai đoạn đầu, Tiến sĩ Naor Bar-Zeev thuộc Trung tâm Tiếp cận Vaccine Quốc tế, Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg, Hoa Kỳ cho biết các nghiên cứu này “đáng khích lệ nhưng cũng không mang lại lợi ích nhiều”.
Bar-Zeev – người không tham gia vào nghiên cứu, cho biết ” Hiện vẫn chưa có bất kỳ loại vaccine COVID-19 nào thực sự đem lại hiệu quả lâm sàng.”
Cuộc đua chế tạo Vaccine
Các chính phủ và các công ty dược phẩm lớn đang chạy đua để phát triển một loại vaccine để chấm dứt đại dịch COVID-19, đại dịch đã khiến 850.000 người thiệt mạng trên toàn cầu và lây nhiễm cho khoảng 26 triệu người.
Hơn 6 công ty dược đã và đang tiến hành các thử nghiệm lâm sàng tiên tiến, mỗi thử nghiệm có hàng chục nghìn người tham gia và một số cá nhân khác, bao gồm AstraZeneca của Anh, các nhà sản xuất thuốc Hoa Kỳ Moderna và Pfizer hy vọng sẽ biết liệu vaccine COVID-19 của họ có hoạt động và an toàn hay không vào khoảng gần cuối năm nay.
Các nhà nghiên cứu Nga cho biết, các thử nghiệm giai đoạn đầu cho thấy vaccine Sputnik-V tạo ra phản ứng ở tế bào T.
Các nhà khoa học đã xem xét kỹ lưỡng vai trò của tế bào T trong việc chống lại sự lây nhiễm coronavirus, với những phát hiện gần đây cho thấy những tế bào này có thể bảo vệ lâu dài hơn so với kháng thể.
Vắc xin, do Viện Gamaleya của Max-cơ-va phát triển, được dùng làm hai liều khác nhau, mỗi liều dựa trên một vector khác nhau, từ nguồn virus thường gây ra cảm lạnh thông thường: Adenovirus ad5 và ad26 gây bệnh ở người
Một số chuyên gia đã nói rằng việc sử dụng cơ chế phân phối này có thể làm cho vắc-xin COVID-19 kém hiệu quả hơn, vì nhiều người đã tiếp xúc với virus Adenovirus Ad5 và phát triển khả năng miễn dịch với nó.
Ở Trung Quốc và Hoa Kỳ, khoảng 40% số người có lượng kháng thể cao do tiếp xúc với Ad5 trước đó. Ở châu Phi, tỷ lệ này có thể lên tới 80%, các chuyên gia cho biết.
Denis Logunov, một trong những nhà phát triển vắc-xin tại Viện Gamaleya, nói với Reuters rằng vaccine này sử dụng một liều Ad5 đủ mạnh để vượt qua bất kỳ khả năng miễn dịch nào trước đó mà không gây mất an toàn.
Ông nói, liều tăng cường dựa trên virus Ad26 hiếm hơn, cung cấp hỗ trợ thêm vì khả năng miễn dịch rộng rãi đối với cả hai loại trong quần thể là rất ít.
Nga cho biết họ dự kiến sẽ sản xuất từ 1,5 triệu đến 2 triệu liều mỗi tháng đối với vaccine COVID-19 tiềm năng của mình vào cuối năm nay, dần dần tăng sản lượng lên 6 triệu liều mỗi tháng.
NGUỒN: https://bit.ly/3537RGg The Lancet, trực tuyến ngày 4 tháng 9 năm 2020.
https://www.medscape.com/viewarticle/936920