[Vi sinh lâm sàng 12] Yersinia, Francisella, Brucella và Pasteurella

Rate this post

Những vi khuẩn này đã được gộp chung vào một nhóm vì chúng có nhiều đặc tính tương tự nhau (trong đó Pasteurella chỉ giống về 2 đặc tính đầu tiên):

1) Chúng đều là những trực khuẩn Gram âm (cầu trực khuẩn).

2) Tất cả bệnh lý chúng gây ra đều truyền từ động vật sang (tức là, chúng chủ yếu gây bệnh cho động vật).

3) Những vi khuẩn này đều rất nguy hiểm và chúng có thể xâm nhập vào những vùng mà cơ thể chạm vào. Điều này có thể xảy ra qua vết cắn của côn trùng hay động vật hoặc khi gần gũi trực tiếp với động vật có mang vi khuẩn, và cũng có thể xảy ra ở phổi khi hít phải không khí bị nhiễm khuẩn.

4) Từ những vùng tiếp xúc (thường là ở da) vi khuẩn bị thực bào bởi các đại thực bào. Chúng có thể sống bên trong các đại thực bào, vì vậy chúng là các vi khuẩn ký sinh nội bào tùy ý. Chúng di chuyển đến các vùng hạch bạch huyết (regional lymph node) và gây ra các nhiễm khuẩn ở đó, sau đó chúng lại di chuyển vào trong dòng máu hoặc đến các cơ quan khác như là gan, lách và phổi.

Cũng giống như các vi khuẩn ký sinh nội bào tùy ý khác (xem Mục 2.7) thì đây cũng là loại đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào (cell-mediated immunity) và khi tiêm trong da chất chiết xuất từ vi khuẩn sẽ gây ra một loại phản ứng quá mẫn pha muộn (delayed type hypersensitivity – DTH). Kết quả của đáp ứng này là 1-2 ngày sau ở vùng da được tiêm sẽ phù lên và trở nên cứng. Sự hiện diện của vết phù đã cho thấy trước đó đã tiếp xúc với vi khuẩn và có thể sử dụng cách này như là một phần xét nghiệm giúp cho việc chẩn đoán (xem thêm phần trình bày về DTH và phương pháp tiêm trong da này ở Chương 15, trang ).

5) Cách điều trị thông dụng nhất đó là điều trị bằng aminoglycosid (gentamicin và streptomycin) và/hoặc doxycyclin, những kháng sinh này phải được chỉ định trong thời gian dài để có thể tiêu diệt vi khuẩn đang ẩn trú bên trong các tế bào.

Yersinia pestis
(Bệnh Dịch Hạch)

Chắc chắn trong chúng ta ai cũng đã được nghe về bệnh dịch hạch (bubonic plague) và bằng cách nào đó những con chuột lại có liên quan đến bệnh này. Những con chuột chính là PESTS (động vật) (Yersinia pestis) đã “chứa chấp” bệnh này, trong khi bọ chét có vai trò như là vec-tơ làm lây truyền Yersinia pestis sang con người. Bệnh dịch hạch đã từng làm tử vong hơn 1/4 dân số Châu Âu vào thế kỷ 14 (còn gọi là Cái chết Đen). Sau đó cơn đại dịch này đã lây lan từ Trung Quốc cho đến Ấn Độ (tại đây đã gây tử vong cho hơn 10 triệu người) và đến San Francisco vào những năm của thế kỷ 19. Hiện nay vi khuẩn này đang cư trú trong những con sóc và cầy thảo nguyên (sóc Bắc Mỹ) thuộc vùng Tây Nam Mỹ.

Các yếu tố độc lực F1, V và W cho phép vi khuẩn này chống lại sự tiêu hủy sau khi bị thực bào (vi khuẩn nội bào tùy ý):

1) Kháng nguyên F1: Đây là kháng nguyên vỏ nang (capsular antigen) có đặc tính chống lại sự thực bào.

2) Kháng nguyên V và W: Những kháng nguyên này tương ứng như một protein và lipoprotein, có ở chủng Yersinia độc. Chức năng của chúng vẫn chưa được làm rõ.

12.1. Hãy hình dung một con chuột đang cưỡi chiếc xe con bọ VW, có hệ thống phun xăng (Fuel Injected – F1), đang bị truy đuổi bởi một đại thực bào. Cả 3 yếu tố độc này có liên quan đến khả năng chống lại sự tiêu hủy sau khi bị thực bào của Yersinia pestis.

12.2. Yersinia pestis là một vi khuẩn Gram âm có mẫu nhuộm lưỡng cực (bipolar staining pattern). Hai đầu cực của vi khuẩn bắt màu nhuộm nhiều hơn ở trung tâm (có hình quả tạ). Ba loài động vật có vú có mang theo vi khuẩn Yersinia pestis: động vật gậm nhấm sống hoang dã, động vật gậm nhấm sống trong các khu nhà ở thành phố và con người. Các loài động vật gậm nhấm hoang dã làm lây truyền vi khuẩn từ loài gậm nhấm này sang loài gậm nhấm khác bởi bọ chét. Khi các động vật gậm nhấm tiếp xúc với những con chuột trong thành phố (trong thời gian hạn hán thì những loài động vật gậm nhấm vào trong thành phố để kiếm thức ăn), lúc đó những con bọ chét có thể lây lan sang những con chuột trong thành phố. Và khi những con chuột này bị chết đi thì những con bọ chét trở nên “đói bụng” và tìm sang con người.

Trong thời gian xảy ra dịch bệnh, bệnh dịch hạch có thể lây nhiễm trong khi đang cắm trại, săn bắn hay đi bộ đường hài (hiking). Con người cũng trở thành nạn nhân khi chạm phải một con vật gậm nhấm đã nhiễm khuẩn bị chết hay vết cắn bởi một con bọ chét nhiễm khuẩn.

Vi khuẩn xâm nhập qua da và bị thực bào bởi các đại thực bào. Chúng tiếp tục sinh sống bên tế bào trong khoảng 1 tuần rồi di chuyển đến các hạch bạch huyết gần đó, thường là các hạch bẹn (boubon trong từ Hy Lạp có nghĩa là “bẹn”). Các hạch này sưng lên trông giống như quả trứng gà và trở nên nóng, đỏ và đau, gây nên cơn sốt và đau đầu. Trực khuẩn xâm nhập vào dòng máu, gan, phổi và các cơ quan khác. Các đốm xuất huyết dưới da chuyển thành màu hơi đen cho nên người ta còn gọi bệnh dịch hạch bằng cái tên là “Cái Chết Đen”. Nếu bệnh nhân không được điều trị thì tử vong có thể xảy ra trong một vài ngày. Trong thời gian xảy ra dịch bệnh, bệnh này còn có thể được xem như là dịch hạch thể phổi (pneumonic plague), gây ra bệnh viêm phổi và lây truyền vi khuẩn từ người sang người thông qua môi trường không khí.

Nếu bạn tiếp nhận một bệnh nhân đã đi cắm trại ở Arizona hoặc New Mexico và có biểu hiện sốt, có một chỉ số nghi ngờ (index of suspicion) cao. Khi đó bạn có thể cần tới gentamicin ngay lập tức, bạn không thể nào chỉ dựa vào biểu hiện sưng các hạch bạch huyết: Giữa năm 1980 và 1984, có khoảng 25% trường hợp ở New Mexico không có biểu hiện sưng hạch bạch huyết.

Nếu không được điều trị thì khi mắc bệnh này là đồng nghĩa với cái chết! Đã có khoảng 75% số người chết do không được điều trị.

DDT có vai trò trong việc kiểm soát dịch bệnh những con bọ chét và chuột gây ra. Nếu chỉ tiêu diệt những con chuột thì những con bọ chét “háu đói” sẽ lây lan sang con người để thay thế!

Một chủng khác của Yersinia được gọi là Yersinia enterocolitica gây ra các bệnh ở đại tràng và có mối quan hệ gần gũi với Escherichia coli (xem Chương 9)

Francisella tularensis
(Bệnh Tularemia)

Bệnh tularemia (hay còn gọi là bệnh sốt thỏ) là một loại bệnh lý tương tự như bệnh dịch hạch, chính vì sự tương tự này nên nó luôn luôn nằm trong chẩn đoán phân biệt khi nghĩ đến bệnh dịch hạch. Bệnh lý này thường bị mắc phải do xử lý những con thỏ bị nhiễm khuẩn và từ các vết cắn của những con veruồi trâu. Có hơn 100 loại động vật mang trong mình những vi khuẩn này, bao gồm như thỏ, các loài động vật có vú khác và thậm chí là ở những loài bò sát và cá. Bệnh Tularemia được phân tán trên khắp cả nước Mỹ.

12.3. Thỏ Francis (Francisella) (con thỏ là vec-tơ truyền bệnh) đang trong vườn hoa Tulip (Tularensis). Một tai có một con ve còn một tai có con ruồi trâu đang bám vào.

Cũng giống như Yersinia pestis thì vi khuẩn này cũng rất nguy hiểm và có thể xâm nhiễm vào bất kỳ phần nào của cơ thể khi tiếp xúc và kết quả là có nhiều hơn một bệnh lý để chúng ta bàn luận. Những thể bệnh lý quan trọng nhất gây ra bởi Francisella tularensis là bệnh tularemia thể hạch (ulceroglandular) và thể viêm phổi:

1) Bệnh tularemia thể loét hạch: Sau khi tiếp xúc trực tiếp với một con thỏ hoang dã hoặc bị cắn bởi một con ve hay con ruồi trâu thì xuất hiện một vết loét có nền màu đen khá sâu, có ranh giới rõ với vùng da xung quanh. Sau đó tiến triển các triệu chứng toàn thân, sốt và các hạch bạch huyết trở nên sưng, đỏ, đau ( đôi khi có chảy dịch mủ). Vi khuẩn có thể di chuyển vào trong đường máu và các cơ quan khác. Cần chú ý rằng các triệu chứng này rất giống với bệnh dịch hạch, nhưng vết loét da thường ít khi xuất hiện trong bệnh dịch hạch và tỷ lệ tử vong không cao như trong bệnh dịch hạch, bệnh tularemia thể loét hạch chỉ chiếm khoảng 5%.

2) Bệnh lularemia thể viêm phổi: Trong quá trình lột da và mổ thịt một con thỏ đã bị nhiễm bệnh làm cho vi khuẩn phát tán vào không khí và hít vào phổi có thể dẫn đến nhiễm khuẩn phổi (viêm phổi), hay bị dính máu lên trên da (thể loét hạch).

Francisella tularensis còn có thể xâm nhiễm vào những vùng khác khi tiếp xúc như là mắt (bệnh tularemia thể hạch mắt – oculoglandular tularemia) và đường tiêu hóa (bệnh tularemia thể hạch bụng – typhoidal tularemia).

Bởi vì vi khuẩn này rất nguy hiểm (chỉ cần 10 vi khuẩn là có thể gây ra bệnh lý). Hầu hết các phòng vi sinh sẽ không nuôi cấy chúng từ máu và dịch mủ. Cũng vì lý đó tương tự như vậy cho nên không khuyến kích tháo dịch mủ từ các hạch bạch huyết nhiễm khuẩn. Các chẩn đoán nên dựa vào hình ảnh lâm sàng, xét nghiệm phản ứng da tương tự như xét nghiệm PPD trong bệnh lao và phương pháp đo lường nồng độ kháng thể của Francisella tularensis.

Brucella
(Bệnh lý Brucellosis)

Tất cả tên của loài Brucella đều được dựa vào động vật mà chúng gây nhiễm khuẩn:
a) Brucella melitensis (dê)
b) Brucella abortus (là nguyên nhân gây sẩy thai ở bò cái)
c) Brucella suis (heo)
d) Brucella canis (chó)

Con người bị mắc phải vi khuẩn Brucella do tiếp xúc trực tiếp với thịt của động vật bị nhiễm bệnh hoặc từ nhau thai bị sẩy hoặc tiêu thụ các sản phẩm từ sữa bị nhiễm khuẩn. Tỷ lệ mắc bệnh lý này trên toàn thế giới còn cao hơn cả bệnh dịch hạch và bệnh sốt thỏ (bệnh tularemia). Tuy nhiên, nó lại không phổ biến ở Mỹ bởi vì các loài gia súc đã được tiêm ngừa và sữa đã được tiệt trùng tốt.

12.4. Nếu bạn tiếp nhận một bệnh nhân mắc bệnh lý brucellosis (còn được gọi với nhiều cái tên như bệnh sốt làn sóng, sốt Malta, bệnh Bang…) thì anh ta rất có thể là một công nhân trong nghành công nghiệp thịt đóng hộp (meat-packing), một bác sỹ thú y, một nông dân hoặc là một khách du dịch đã tiêu thụ các sản phẩm từ sữa (dê hoặc bò) ở Mexico hoặc một nơi khác.

Advertisement

Giống như những vi khuẩn khác ở trong chương này, vi khuẩn Brucella xâm nhiễm qua da, kết mạc, phổi hoặc đường tiêu hóa. Tuy nhiên, không phải trong sưng hạch bạch huyết nào cũng xuất hiện viêm loét da đầu tiên. khi xâm nhiễm, vi khuẩn di chuyển theo các mạch bạch huyết, phát triển theo kiểu ký sinh nội bào tùy ý bên trong các đại thực bào và sau đó chúng lại xâm nhiễm vào trong máu và các cơ quan. Bệnh nhân có các triệu chứng toàn thân gồm sốt, ớn lạnh, vã mồ hôi, chán ăn, đau lưng, đau đầu và đôi khí có các bệnh lý về hạch bạch huyết (lymphadenopathy). Cơn sốt thường đạt đỉnh vào buổi tối và giảm dần đến bình thường vào buổi sáng. Sự lên cao của nhiệt độ trong ngày, giảm vào buổi đã làm cho nó được đặt bằng cái tên là sốt làn sóng (undulant fever). Các triệu chứng này có thể kéo dài từ vài tháng cho đến vài năm, nhưng may mắn thay là rất hiếm khi gây tử vong.

Để chẩn đoán bệnh thì việc làm tốt nhất là nuôi cấy vuôi cấy vi khuẩn từ máu, tủy xương, gan hoặc các hạch bạch huyết. Kiểm tra huyết thanh học thấy các kháng thể chống Brucella tăng cao chứng tỏ rằng bệnh đang trong giai đoạn hoạt động. Xét nghiệm phản ứng da (với brucellergin) cũng có hiệu quả tương tự như trong bệnh tularemia, nhưng kết quả dương tính chỉ chứng tỏ rằng là đã có phơi nhiễm với vi khuẩn chứ không chứng minh được là có xảy ra bệnh brucellosis.

Pasteurella multocida

Đây là loại vi khuẩn Gram âm được lây truyền từ động vật sang người. Tuy nhiên, nó không phải là vi khuẩn ký sinh nội bào tùy ý đâu đấy!!! Vi khuẩn này cư trú rất nhiều bên trong miệngcủa những con mèo, nó cũng tương tự như cách mà vi khuẩn Streptococcus viridans cư trú ở
trong vùng hầu họng của con người. Nó còn gây bệnh ở các loài động vật có vú và các loài chim.

12.5. Một con mèo đang đuổi theo một con chim trong trong một “Pasteur”*
Vi khuẩn này là nguyên nhân thường gặp trong nhiễm trùng vết thương sau khi bị cắn bởi một con mèo hay chó. Khi một bệnh nhân đến với chúng ta vì một vết cắn của con mèo hay chó (hoặc là một vết cào) thì điều quan trọng là không được khâu kín để đóng miệng vết thương lại, vì khi vết thương bị đóng kín thì vô tình chúng ta tạo nên một môi trường thuận lợi để cho Pasteurella multocida phát triển, dẫn đến việc các vi khuẩn này có thể lây lan sang các xương và khớp ở vùng lân cận. Điều trị cho bệnh nhân bị nhiễm trùng bằng penicillin hoặc là doxycyclin.

12.6. Bảng Tóm Tắt Các Trực Khuẩn Gram Âm Được Lây Truyền Từ Động Vật

 

Bài viết được dịch từ sách ” Clinical Microbiology made ridiculously simple 

Xem tất cả bài biết Vi sinh lâm sàng tại: https://ykhoa.org/category/khoa-hoc/vi-sinh-lam-sang/

Giới thiệu Lê Minh Thư

Check Also

[Xét nghiệm 57] Hormone kích thích tạo nang trứng (FSH)

HORMON KÍCH THÍCH TẠO NANG TRỨNG (FSH) (Folliculostimuline Hypophysaire / Follicular-Stimulating Hormone [FSH])   Nhắc …