[Vi sinh lâm sàng 13] Chlamydia, rickettsia và “những người bạn”.

Rate this post

Chlamydia Rickettsia là 2 nhóm vi khuẩn Gram âm và là những vi khuẩn ký sinh nội bào bắt buộc. Điều này có nghĩa là các vi khuẩn chỉ có thể tồn tại bằng việc “xây dựng nơi cư trú” ở bên trong các tế bào của động vật. Chúng cần ATP của túc chủ như là một nguồn năng lượng cho sự hoạt động của tế bào vi khuẩn. Chúng là những vi khuẩn ký sinh năng lượng (energy parasite) sử dụng hệ thống vận chuyển màng tế bào để đánh cắp một ATP từ tế bào túc chủ và chia cắt ra thành một ADP. Cả Chlamydia Rickettsia đều có ATP/ADP translocator. Hai vi khuẩn khác nhau ở điểm là Rickettsia có thể oxi hóa một số các phân tử và tạo ra ATP (thông qua quá trình phosphoryl hóa oxi hóa) trong khi Chlamydia thì lại không có hệ thống cytochrom này và trong thực tế là nó không có cơ chế để sản xuất ra ATP. Sự sinh tồn bằng ký sinh nội bào bắt buộc đã đặt ra 2 câu hỏi là:
H: Làm thế nào để chúng ta nuôi cấy và phân lập được những vi khuẩn này trong khi chúng không thể sống trong môi trường mà không có chứa các ATP???
Đ: Thật ra sự sinh tồn bằng ký sinh nội bắt buộc đã làm cho những vi khuẩn này không thể nào sống được trong môi trường nhân tạo. Tuy nhiên, chúng ta có thể cấy Chlamydia Rickettsia vào bên trong các tế bào sống (thông thường nhất là lòng đỏ trứng gà hoặc tế bào được nuôi cấy).
H: Thực ra có phải những vi khuẩn này là virus hay không, khi mà chúng có kích thước rất nhỏ và sử dụng tế bào chủ cho việc sinh sản của chúng????
Đ: Mặc dù Chlamydia Rickettsia cũng có một vài đặc tính tương tự như virus (như là chúng có kích thước nhỏ và ký sinh nội bào bắt buộc) tuy nhiên nhân của chúng lại có cả ARN ADN (trong khi virus chỉ có hoặc ARN hoặc ADN). Và không giống như ở virus, những vi khuẩn này còn có thể tổng hợp các protein và nhạy cảm với kháng sinh.
13.1. Bảng so sánh Chlamydia Rickettsia với vi khuẩn và virus (Trang 153)
Chlamydia Rickettsia gây ra nhiều loại bệnh lý khác nhau cho con người. Chlamydia lây truyền qua sự tiếp xúc giữa người với người, trong khi Rickettisa lây truyền qua vec-tơ truyền bệnh là động vật chân đốt.

CHLAMYDIA
Chlamydia là một vi khuẩn có kích thước rất nhỏ bé. Chúng được phân loại là loại vi khuẩn Gram âm bởi vì vi khuẩn này bắt màu đỏ trong kỹ thuật nhuộm Gram và có một lớp màng ở bên trong và bên ngoài. Không giống như những vi khuẩn Gram âm khác, chúng không hề có lớppeptidoglycan và cũng không có acid muramic.
13.2. Chlamydia đang đeo một chiếc vòng CON SÒ (CLAM) trên cổ của hắn ta bên cạnh virus herpes để chứng tỏ rằng Chlamydia có kích thước tương tự như một số virus có kích thước lớn.

Chlamydia có ái tính với các tế bào biểu mô hình trụ lót màng nhầy. Điều này có mối liên quan đến các loại nhiễm khuẩn do Chlamydia gây ra, bao gồm như viêm kết mạc, viêm cổ tử cung và viêm phổi. Vòng đời của Chlamydia cũng như vi khuẩn khác đó là tồn tại ở 2 hình thức:
1)
Thể cơ bản (Elementary body – EB): đây là thể không có sự trao đổi chất (không phân chia), dày, tròn, nhỏ (300nm), là những hạt gây truyền nhiễm. Màng bên ngoài có các cầu nối disulfit tạo thành mạng lưới rộng giúp cho chúng tồn tại một cách ổn định ở môi trường ngoại bào.
13.3. Hãy tưởng tượng thể cơ bản này như những vũ khí thô sơ (elementary weapon)* giống như khẩu pháo bóng, chúng khai hỏa từ tế bào này sang tế bào khác của túc chủ làm lây lan sự nhiễm khuẩn.


2)
Thể lưới (Initial body hay còn được gọi là reticulate body): Một khi đã ở bên trong tế bào chủ thì thể cơ bản sẽ gây ức chế quá trình tiêu hóa của lysosom, và phát triển kích thước lên đến 1000nm. Lúc này, ARN của chúng tăng lên và xảy ra quá trình phân hạch nhị phân để tạo thành thể lưới (IB). Mặc dù, thể lưới có vai trò tổng hợp nên các ARN, AND và protein của vi khuẩn nhưng chúng đòi hỏi phải có ATP từ túc chủ. Do đó, Chlamydia được xem như là  một loại vi khuẩn ký sinh năng lượng cũng như là một vi khuẩn ký sinh nội bào.
13.4. Vòng đời của Chlamydia:
A) Hạt gây lây nhiễm chính là thể cơ bản (EB). Thể cơ bản bám vào và xâm nhiễm vào bên trong (thông qua sự nhập bào) các tế bào biểu mô trụ lót ở lớp màng nhầy.
B) Một khi đã ở bên trong nội bào, thể cơ bản gây ức chế quá trình tiêu hóa của lysosom để chúng không bị phá hủy. Sau đó, thể cơ bản (EB) thay đổi thành thể lưới (IB).


C) Sau khi đã hình thành đủ thể lưới thì một số biến đổi trở lại thành thể cơ bản.


Tác giả sử dụng từ đồng nghĩa Elementary có nghĩa “cơ bản”, ngoài ra còn có nghĩa là “thô sơ”. -Nhóm dịchD) Vòng đời kết thúc khi tế bào chủ giải phóng thể lưới này, khi đó chúng có thể lây nhiễm sang nhiều tế bào khác. Có 3 chủng Chlamydia gây bệnh cho con người đã được biết đến. Việc phân loại đến nay vẫn đang được sửa đổi liên tục. Thoạt nhìn qua các tên gọi đó là Chlamydia trachomatis gây nhiễm khuẩn chủ yếu ở mắt, bộ phận sinh dục và phổi; Chlamydophila psittaci Chlamydophila pneumoniae, cả hai chủng này chủ yếu là gây nhiễm khuẩn ở phổi. Tất cả đều được điều trị bằng doxycyclin, macrolid hoặc fluoroquinolon.
13.5. Các bệnh lý do nhiễm Chlamydia 

13.6. Chlamydia trachomatis chủ yếu gây nhiễm khuẩn ở mắt đường sinh dục. Bức tranh cho thấy một đứa trẻ đang đeo một cặp kính và một bộ bikini có hình con sò (clam).
Đau Mắt Hột
Chlamydia trachomatis có vai trò quan trọng trong bệnh đau mắt hột (trachoma), là một loại viêm kết mạc mạn tính và cũng là nguyên nhân hàng đầu gây nên mù lòa có thể phòng ngừa được (preventable blindness) trên thế giới. Đây là căn bệnh của sự nghèo đói khi mà nó rất phổ biến ở những vùng kém phát triển của thế giới. Ở Mỹ, những người Mỹ bản xứ thuộc nhóm thường xuyên bị nhiễm khuẩn. Trẻ em có vai trò như là một nguồn chứa vi khuẩn chính và lây truyền xảy ra khi tiếp xúc với bàn tay bị dính chất tiết từ mắt bị nhiễm khuẩn và khi sử dụng chung quần áo hoặc khăn. Tiến triển chậm thành mù lòa sau 10-15 năm.

13.7. Nhiễm khuẩn kết mạc mắt gây ra sự viêm nhiễm và để lại sẹo. Lực kéo (trach) của vết sẹo (hãy nhớ trachtion trong từ trach-oma) gây kéo và gấp nếp mí mắt vào bên trong làm cho lông mi cọ xát vào kết mạc và giác mạc,
gây ra sẹo giác mạc, nhiễm khuẩn thứ phát và cuối cùng là mù lòa. Việc điều trị tại chỗ là không có hiệu quả đối với bệnh lý này. Kháng sinh azithromycin là phương sách điều trị tiêu chuẩn đầu tiên.

Viêm Kết Mạc Thể Vùi
Như chúng ta đã được biết là Chlamydia trachomatis là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở Mỹ và cũng không lấy gì làm ngạc nhiên khi có rất nhiều trẻ em bị nhiễm khuẩn mắc phải do sinh qua đường sinh nở bị nhiễm những vi khuẩn này, khi đó sẽ tiến triển thành viêm kết mạc thể vùi (inclusion conjunctivitis). Viêm kết mạc thường có biểu hiện sưng mí mắt và chảy dịch mủ màu vàng từ 5-14 ngày sau sinh. Ở Mỹ, tất cả trẻ em mới sinh ra đều được cho chỉ định nhỏ mắt dự phòng bằng kháng sinh erythromycin. Chẩn đoán được dựa vào việc chứng minh được các thể vùi nội tế bào chất bắt màu kiềm bên trong tế bào được lấy từ mí mắt ở bề mặt kết mạc. Các thể vùi này tập hợp lại thành thể lưới trong tế bào chất của các tế bào kết mạc mắt. Viêm kết mạc thể vùi còn có thể xảy ra ở người lớn, thường có liên quan đến một sự nhiễm khuẩn ở đường sinh dục. Việc điều trị viêm kết mạc thể vùi được yêu cầu bằng đường uống. Ở trẻ sơ sinh thông thường được chỉ định cho dung dịch erythromycin và ở người lớn thì có thể sử dụng doxycyclin hoặc một nhóm macrolid (erythromycin hoặc azithromycin).
Viêm Phổi Trẻ Sơ Sinh
Một trẻ sơ sinh được sinh ra qua một đường sinh bị nhiễm khuẩn thì có thể dẫn đến chứng viêm phổi do nhiễm Chlamydia, thường xảy ra vào giữa tuần thứ 4 đến tuần thứ 11 của tuổi. Ban đầu, trẻ sơ sinh tiến triển các triệu chứng ở đường hô hấp trên sau đó là các triệu chứng như thở nhanh, ho và suy hô hấp. Việc chẩn đoán dựa trên các triệu chứng lâm sàng, và sau đó chẩn đoán được xác định khi có sự hiện diện của các kháng thể IgM kháng Chlamydia và/hoặc sự hiện diện của vi khuẩn Chlamydia trachomatis trong các mẫu xét nghiệm. Điều trị chủ yếu là uống erythromycin.

Viêm Niệu Đạo
Viêm niệu đạo, hay nhiễm khuẩn đường tiết niệu, thường có liên quan đến việc quan hệ tình dục. Neisseria gonorrhoeae là vi khuẩn có “danh tiếng” nhất gây nên viêm niệu đạo, nhưng lại không phổ biến nhất. Viêm niệu đạo không do Neisseria gonorrhoeae gây ra còn được gọi là viêm niệu đạo không do lậu (nongonococcal urethritis – NGU), và nó được cho là loại bệnh lý lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất. NGU chủ yếu được gây ra bởi Chlamydia trachomatis Ureaplasma urealyticum.
Có rất nhiều bệnh nhân mắc NGU lại không hề có triệu chứng. Những bệnh nhân tiến triển thành các triệu chứng như đau khi đi tiểu (tiểu khó) có một vệt nhầy kéo dài từ mỏng đến dầy tiết ra từ đường niệu đạo. Trên lâm sàng ta không thể nào dựa nào triệu chứng đó để phân biệt một viêm niệu đạo do lậu với NGU và chúng thường xảy ra cùng nhau như một sự nhiễm khuẩn hỗn hợp. Nhiễm khuẩn hỗn hợp này được nhận ra khi những bệnh nhân này chỉ được điều trị bằng nhóm kháng sinh penicillin và tình trạng lại không được cải thiện hơn. Nhóm penicillin điều trị được bệnh lậu, nhưng lại không có hiệu quả đối với
Chlamydia trachomatis. Hãy nhớ rằng Chlamydia trachomatis không hề có lớp peptidoglycan, là đích tác dụng của penicillin. Do đó, tất cả những bệnh nhân đã được chẩn đoán viêm niệm đạo sẽ được điều trị theo kinh nghiệm bằng các kháng sinh có phổ tác dụng lên Neisseria gonorrhoeae, Chlamydia trachomatis Ureaplasma urealyticum. Phác đồ điều trị được sử dụng phổ biến nhất bao gồm một liều duy nhất ceftriaxon tiêm bắp (cephalosporin thế hệ thứ 3 rất có hiệu quả trong việc chống lại Neisseria gonorrhoeae) tiếp theo là uống doxycyclin hoặc 1 liều uống azithromycin kéo dài một đợt 7 ngày (những kháng sinh  này có phổ tác dụng lên cả Chlamydia trachomatis Ureaplasma urealyticum). (Xem Chương 18, trang )
Trong khi bệnh nhân đang được chỉ định dùng kháng sinh theo kinh nghiệm thì xét nghiệm chẩn đoán phải cần được thực hiện để xác định vi khuẩn gây ra bệnh trên bệnh nhân. Để chẩn đoán được NGU do nhiễm
Chlamydia cần một chút thời gian bởi vì vi khuẩn này có kích thước quá nhỏ để có thể thấy được vết nhuộm Gram và không thể nuôi cấy trên môi trường không có sự sống (nonliving media). Nếu nhuộm Gram thấy có các bạch cầu đa nhân (polymorphonuclear leukocyte) nhưng KHÔNG thấy có song cầu Gram âm ở nội bào hoặc ngoại bào (điều đó chứng tỏ KHÔNG có Neisseria gonorrhoeae) thì việc chẩn bệnh nhân mắc NGU là rất có khả năng. Xét nghiệm được ưu tiên sử dụng để chẩn đoán bệnh lậu và bệnh Chlamydia tập trung chủ yếu là xét nghiệm khuếch đại acid nucleic, chẳng hạn như phản ứng chuỗi polymerase, bằng một mẫu nước tiểu hoặc tăm bông quệt lấy nội mạc cổ tử cung.

Bệnh Lý Viêm Cổ Tử Cung Và Viêm Vùng Chậu (PID)
Cổ tử cung là một vùng thường xuyên bị nhiễm khuẩn Chlamydia trachomatis. Cổ tử cung bị viêm nhiễm có biểu hiện sưng, đỏ và có mủ nhầy màu vàng tiết ra từ cổ tử cung. Sự viêm nhiễm có thể lây lan lên trên để đến tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng. Nhiễm khuẩn này có thể được gây ra bởi Chlamydia trachomatis và cả Neisseria gonorrhoeae, nó còn được gọi là bệnh lý viêm vùng chậu (PID).
Phụ nữ mắc PID thường có biểu hiện chảy dịch bất thường ở âm đạo hoặc chảy máu tử cung, đau khi quan hệ tình dục (chứng giao hợp đau – dyspareunia), buồn nôn, nôn mửa và sốt. Triệu chứng thường gắp nhất đó là đau bụng dưới. Viêm ở cổ tử cung, tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng làm cho bệnh nhân rất đau đớn. Một vài thuật ngữ y khoa được dùng để nhấn mạnh về điều này. Phụ nữ được theo dõi thấy có chứng “kiểu đi PID” (bước sải rộng chân, từng chút một để làm giảm tối thiểu sự di động của bụng). Sự chuyển động của cổ tử cung khi thăm khám âm đạo bệnh nhân bằng hai tay có thể cho thấy có “dấu hiệu đèn chùm” (chandelier sign). PID thường để lại sẹo trong ống dẫn trứng, điều này có thể gây vô sinh, thai ngoài tử cung và đau vùng chậu mạn tính. Ước tính rằng có khoảng 1 triệu phụ nữ mắc chứng PID mỗi năm tại Mỹ và 25% trong số đó trở nên vô sinh. Trong một cuộc nghiên cứu có triển vọng (Westrom, 1992) việc tắc ống dẫn trứng dẫn đến vô sinh xảy ra ở khoảng 8% số phụ nữ mắc PID trong lần đầu tiên, 19,5% sau khi tái phát thứ 2 và 40% sau khi tái phát lần thứ 3. Tương tự như vậy, nguy cơ thai ngoài tử cung và đau vùng chậu mạn tính tăng lên theo số lần tái phát PID. Chlamydia trachomatis là một vi khuẩn rất nguy hiểm vì nó thường không gây ra triệu chứnghoặc PID ở mức độ nhẹ làm cho bệnh nhân không được chẩn  đoán và điều trị đúng đắn và chúng vẫn có thể gây ra vô sinh.
13.8. Nhiễm khuẩn ống dẫn trứng rất dễ gây sẹo, điều này có thể dẫn đến vô sinh. Tên trộm thầm lặng tên
CLAM (Chlamydia trachomatis) gây nên PID không triệu chứng và có thể dẫn đến vô sinh. Với một “cú đánh” đơn giản bằng ceftriaxon và 14 ngày uống doxycyclin là sẽ đánh bại được PID. (McCormack, 1994)

Viêm Mào Tinh Hoàn
Viêm mào tinh hoàn do nhiễm Chlamydia ở nam giới có thể được tiến triển từ viêm niệu đạo và có biểu hiện lâm sàng như sưng một bên bìu, nhạy cảm đau và đau, thường kết hợp với sốt.
Các Biến Chứng Khác Trong Nhiễm Khuẩn Chlamydia
Chlamydia trachomatis còn có liên quan đến hội chứng Reiter, là một sự nhiễm khuẩn ở các khớp lớn, thường xảy ra ở nam giới trẻ trong độ từ 20 đến 40 tuổi. Sự nhiễm khuẩn ở mắt (viêm màng bồ đào và viêm kết mạc) và viêm niệu đạo cũng có thể xảy ra. Tuy nhiên, các tác nhân gây nhiễm khuẩn khác cũng có thể thúc đẩy hội chứng này. Hội chứng Fitz-Hugh-Curtis là một sự nhiễm khuẩn của nang gan (liver capsule) có triệu chứng đau ở hạ sườn phải, có thể xảy ra ở nam và nữ. Hội chứng này liên quan đến sự nhiễm khuẩn do nhiễm cả Chlamydia Neisseria gonorrhoeae.

U Hạt Bạch Huyết Hoa Liễu
U hạt bạch huyết hoa liễu (lymphogranuloma venereum), là một loại bệnh lý khác lây truyền qua đường tình dục được gây ra bởi Chlamydia trachomatis, (huyết thanh học L1, L2 và L3) khởi phát là một nốt sần (papule) không đau hoặc có vết loét ở bộ phận sinh dục, những triệu chứng này lành lại một cách tự nhiên. Sau đó vi khuẩn di chuyển đến các vùng hạch bạch huyết làm cho các hạch này sưng to trong khoảng 2 tuần tiếp theo. Các nốt hạch này ngày càng trở nên lỏng lẻo và có thể vỡ ra và làm chảy dịch mủ (xem Chương 11, trang ).
Chlamydophila psittaci (Bệnh sốt vẹt)
Chlamydophila psittaci gây nhiễm khuẩn cho hơn 130 loài chim, thậm chí chí cho cả những con vẹt kiểng. Con người bị nhiễm khuẩn do hít phải Chlamydia ở trong lông vũ và phân khô thải từ những con chim đã bị nhiễm khuẩn. Đây là một loại nhiễm khuẩn mang tính nguy cơ nghề nghiệp (occupational hazard) cho những người gây giống bồ câu đưa thư, bác sỹ thú y và những người làm trong cửa hàng vật nuôi hoặc trong các lò giết mổ gia cầm. Nhiễm khuẩn phổ biến nhất dẫn đến một loại viêm phổi không điển hình được gọi là bệnh sốt vẹt (psittacosis), xảy ra sau khi tiếp xúc từ 1-3 tuần.
Viêm Phổi Không Điển Hình
Bệnh viêm phổi được gây ra bởi virus Mycoplasma pneumoniae và loài Chlamydophila thường được gọi là viêm phổi không điển hình (atypical pneumonia) bởi biểu hiện của bệnh lý này khác biệt về mặt lâm sàng và hình ảnh X-quang so với viêm phổi điển hình do Streptococcus pneumonia gây ra. Những bệnh nhân bị nhiễm những vi khuẩn không điển hình thường xuyên có những cơn ho khan, sốt và cũng ít có biểu hiện bệnh hơn là những người bị nhiễm những “vi khuẩn điển hình”. Bác sỹ cũng có thể phân biệt 2 loại viêm phổi này bằng cách dựa vào hình ảnh X-quang đó là viêm phổi không điển hình có hình ảnh thâm nhiễm ít hơn so với viêm phổi không điển hình.
13.9. Một người bị mắc bệnh viêm phổi không điển hình do Chlamydophila psittaci. Anh ta có một con chim đang đeo một cái vòng cổ vỏ sò (CLAM), đang PSITTING* trên cánh tay của anh ta.

Tác giả đã cố tình viết sai từ SITTING thành PSITTING để gợi tên loài của vi khuẩn là PSITTaci. -Nhóm dịch
Chlamydophila pneumoniae (chủng TWAR)
Chlamydophila pneumoniae có một chủng đơn độc là TWAR, chúng lây truyền từ người sang người thông qua đường hô hấp và gây nên viêm phổi không điển hình ở những người trẻ tuổi trên thế giới (cùng với Mycoplasma pneumoniae). TWAR là một từ viết tắt của vi khuẩn được phân lập từ Taiwan (Đài Loan) và gây Acute Respiratory (viêm phổi cấp tính).
RICKETTSIA
Rickettsia là một vi khuẩn có hình dạng cầu trực khuẩn, Gram âm, KHÔNG di động và có kích thước rất nhỏ. Cũng giống như vi khuẩn Chlamydia, chúng cũng có kích thước tương tự như những virus lớn và cũng là vi khuẩn ký sinh năng lượng nội bào bắt buộc (chúng đánh cắp ATP). Tuy nhiên, Rickettsia khác so với Chlamydia ở một số điểm như sau:
1)
Rickettsia cần phải có vec-tơ truyền bệnh là động vật chân đốt (ngoại trừ trong sốt Q).

13.10. Ricky, kẻ rất thích cưỡi Rickettsia để đi du lịch. Hắn ta theo chân loài động vật chân đốt đến dãy núi Roky (Rocky Mountain) và đã phát hiện ra loài chân đốt đã gây trận dịch sốt ở đây (sốt đốm Rocky Mountain), loài rận gây ra sốt phát ban dịch tễ (epidemic typhus) và loài bọ chét gây ra sốt phát ban địa phương (endemic typhus).

2) Rickettsia sinh sản nhân đôi tự do trong tế bào chất, trái ngược với Chlamydia đó là sinh sản nhân đôi bằng các thể trong nhân đơn bào (thể vùi).
3)
Rickettsia có ái tính đối với các tế bào biểu mô của các mạch máu (trong khi Chlamydia lại có ái tính với các tế bào biểu mô trụ).
4) Chúng gây ra các bệnh lý hoàn toàn khác nhau!!! Hầu hết
Rickettsia gây ra chứng phát ban (rash), sốt cao và các cơn đau đầu tệ hại.
Một vài vi khuẩn
Rickettsia chia sẽ các đặc tính của kháng nguyên với vài chủng vi khuẩn Proteus vulgaris. Điều này hoàn toàn là một sự trùng khớp ngẫu nhiên do chúng có cùng các kháng nguyên. Proteus không có bất kỳ sự liên quan nào đến tất cả các bệnh lý mà Rickettsia gây ra. Các chủng Proteus vulgaris này chia sẽ các kháng nguyên của chúng thường được biết đến đó là OX-2, OX-19 OX-K.
Phản ứng
Weil-Felix là một phương pháp cổ điển để làm phản ứng chéo với các kháng nguyên của Proteus vulgaris để giúp chẩn đoán xác định với nhiễm khuẩn Rickettsia. Phương pháp này được thực hiện bằng cách trộn lẫn huyết thanh của bệnh nhân đang nghi ngờ nhiễm Rickettsia với các kháng nguyên của một số chủng Proteus vulgaris riêng biệt. Nếu huyết thanh có chứa các kháng thể chống Rickettsia, các hạt latex được bao phủ bởi các kháng nguyên của Proteus sẽ gây ngưng kết, điều này chứng tỏ phản ứng Weil-Felix dương tính. So sánh kết quả của phòng xét nghiệm với Mục 13.11 có thể giúp phân biệt cụ thể các bệnh lý do Rickettsia gây ra. Ví dụ, khi cho xét nghiệm để kiểm tra trên một bệnh nhân có các dấu hiệu và triệu chứng của một bệnh sốt mò (scrub typhus) thì ta xác định được đó là OX-K dương tính cùng với OX-19 và OX-2 đều âm tính. Có điều không may mắn đó là phương pháp Weil-Felix không nhạy cảm và cũng không đặc hiệu nên các chuyên gia khuyên rằng không nên sử dụng phương pháp này.
13.11. Sự khác nhau giữa các kháng nguyên của Rickettsia

Để chẩn đoán nhiễm khuẩn Rickettsia còn có thể dựa vào việc thực hiện xét nghiệm huyết thanh học đặc hiệu để kiểm tra sự gia tăng nồng độ theo thời gian của các kháng thể chống lại vi khuẩn Rickettsia. Các xét nghiệm này bao gồm xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang gián tiếp (IFA), xét nghiệm cố định bổ thể (CF) và xét nghiệm hấp thụ miễn dịch liên kết với enzym (ELISA). Các xét nghiệm đặc hiệu này có thể giúp ta phân định được loại hay thậm chí là cả phân loài (subspecies). Việc điều trị cho tất cả các bệnh lý do Rickettsia gây ra chủ yếu bao gồm kháng sinh doxycyclin chloramphenicol.
Rickettsia rickettsii (Sốt đốm Rocky Mountain)
Ricky đang cưỡi một con ve gỗ…
13.12. Một người khi bị cắn bởi loài ve gỗ (wood tick) Dermacentor andersoni hay ve chó (dog stick) Dermacentor variabilis sau khoảng 1 tuần sẽ có biểu hiện bệnh sốt đốm Rocky Mountain.

Cả 2 loài ve này đều làm lây truyền vi  khuẩn gây bệnh là Rickettsia rickettsii. Các đặc trưng của bệnh lý do vi khuẩn này gây ra gồm sốt, đỏ kết mạc mắt, đau đầu dữ dội và phát ban, ban đầu xuất hiện ở cổ tay, mắt cá chân, lòng bàn chân và lòng bàn tay và sau đó là lan đến thân mình. Bức ảnh cho thấy dãy núi Rocky Mountain bị đốm ở phía sau một cậu bé bị đau đầu, sốt, phát ban ở lòng bàn tay và cậu ta bị nhiễm ký sinh một con ve. Sốt đốm Rocky Mountain thường phổ biến nhiều ở đông nam nước Mỹ hơn là ở vùng núi Rocky. Vì thế, bệnh lý này nên được gọi là sốt đốm Appalachigan vì hiện nay hầu hết các trường hợp đều xảy ra ở phía nam Đại Tây Dương và các bang tập trung ở phía nam như là Bắc
Carolina, Nam Carolina, Tennessee và Oklahoma. Tuy nhiên, các trường hợp đã được báo cáo thì gần như là ở trên khắp cả nước Mỹ.

Các vi sinh vật này sinh sôi ở nội mô các mạch máu nhỏ và các mao mạch, gây nên xuất huyết nhỏ và huyết khối. Sự viêm nhiễm và tổn thương ở các mạch máu nhỏ giải thích tại sao lại đỏ ở kết mạc mắt và phát ban ở da. Mặc dù bệnh lý này thường tự khỏi trong khoảng 3 tuần tuy nhiên nó vẫn có thể diễn tiến đến tử vong (nhất là khi việc điều trị kháng sinh bị trì hoãn). Khi một con ve làm lây truyền vi khuẩn thì chúng cần khoảng 6-10 giờ để diễn tiến thành bệnh, vì vậy nếu được phát hiện sớm và loại bỏ được những con ve sẽ giúp ngăn ngừa được sự nhiễm
khuẩn (Spach, 1993).
Rickettsia akari(Phát ban do Rickettsia)
Ricky đang cưỡi một con mạt (mite)…
13.13. Rickettsia akari gây nên rickettsialpox (phát ban do nhiễm Rickettsia) và nó lây truyền cho con người qua những con mạt sống trên những con chuột nhà. Hãy tưởng tượng Ricky, bị phát ban giống như thủy đậu (pox), đang chơi Atari* cùng với người bạn chuột Mitey của cậu bé. Phát ban do Rickettsia diễn tiến khá ôn hòa, tự giới hạn (self-limited), bệnh phát ban này khởi phát bằng vết đốm đỏ khu trú ở da (nốt sần) ở vùng cắn của con mạt. Vết đỏ này trở nên phồng rộp (mụn nước) và vài ngày sau tiến triển các triệu chứng như sốt, đau đầu và các mụn nước khác nổi khắp cơ thể (tương tự như bệnh thủy đậu). Mặc dù bệnh lý này tự giới hạn tuy nhiên chúng lại có đáp ứng rất mạnh với doxycyclin. Việc loại bỏ các loài gậm nhấm sống quanh quẩn gần đó, vì chúng có thể là vật thể chứa đừng mầm bệnh Rickettsia akari, là việc làm rất quan trọng để ngăn ngừa bệnh lý này.
Rickettsia prowazekii (Phát Ban Dịch Tễ)
Ricky đang cưỡi một con rận (louse)…
*
Atari: là một dòng tay cầm chơi game không dây thế hệ cũ trong thập niên 80 của hãng Nintendo. -Nhóm dịch
Đây là một dịch bệnh (epidemic) bùng phát đột ngột và là một sự nhiễm khuẩn có tính lây lan rất nhanh chóng, gây ảnh hưởng lên phần đông dân số. Còn nhiễm khuẩn địa phương (endemic) lại ám chỉ loại bệnh lý tồn tại liên miên ở một vùng dân cư. Có 2 chủng Rickettsia gây nên sốt phát ban. Rickettsia prowazekii gây nên sốt phát ban dịch tễ, trong khi Rickettsia typhi thì lại có vai trò trong sốt phát ban địa phương. Mặc dù chúng có nơi cư trú và vec-tơ truyền bệnh khác nhau tuy nhiên chúng lại những vi khuẩn có mối liên quan chặt chẽ với nhau, gây nên một loại bệnh lý tương tự nhau và sự nhiễm khuẩn của chúng cùng tạo ra một loại đáp ứng miễn dịch!!!
13.14. Prowazekii Prowar!!!* Đi với chiến tranh là tình trạng quá tải trong trại tị nạn, đói nghèo, điều kiện không hợp vệ sinh nên không thể kiểm soát được loài chấy rận, nơi cư trú của Rickettsia prowazekii. Loài chấy rận này làm lây lan vi khuẩn cho con người gây nên sốt phát ban dịch tễ. Chính bệnh lý này đã từng xóa xổ một phần ba đội quân của Napoleon khi ông tiến đến Moscow vào năm 1812, và đã gây ra cái chết cho hơn 3 triệu người Nga trong Thế Chiến thứ 1. Cơn sốt phát ban dịch tễ cuối cùng ở Mỹ xảy ra cách đây khoảng 70 năm trước. Hiện nay, loài sóc bay có vai trò như là nơi cư trú của Rickettsia prowazekii, chúng gây nên các trường hợp lẻ tẻ ở miền nam nước Mỹ.
Về mặt lâm sàng, đặc trưng của
sốt phát ban dịch tễ là cơn sốt và đau đầu khởi phát đột ngột tiếp theo sau đó là thời kỳ ủ bệnh trong khoảng 2 tuần. Những vết ban nhỏ màu hồng xuất hiện xung quanh ở vùng thân phía trên vào ngày thứ 5 của bệnh và nhanh chóng lan ra toàn bộ cơ thể. Khác với sốt đốm Rocky Mountain, sốt phát ban này không xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và khuôn mặt. Bệnh nhân có thể trở nên mê sảng hoặc thờ ơ. Khi Rickettsia xâm nhiễm vào
*
Tác giả đã cố ý dùng sai từ Prewar thành từ Prowar để giúp gợi nhớ tên vi khuẩn có liên quan đến các dịch bệnh trong thời kỳ chiến tranh như trong sốt chiến hào. -Nhóm dịch các tế bào nội mô của mạch máu thì chúng làm tăng nguy cơ hình thành các cục máu đông ở trong các mạch máu dẫn đến hoại tử bàn tay hoặc bàn chân. Bệnh lý này thường tự hết trong 3 tuần, nhưng đôi khi cũng gây ra tử vong (nhất là ở những bệnh nhân lớn tuổi). Việc chẩn đoán sẽ trở nên dễ dàng khi trong một dịch bệnh. Những tay “lang băm” trong đội quân đang tháo lui của Napoleon chắc chắn sẽ trở thành một vị thầy thuốc tinh thông về chẩn đoán bệnh sốt phát ban do chấy rận (louse-borne typhus)! Các trường hợp rải rác ở miền nam nước Mỹ do vết cắn từ rận hay bọ chét được lây truyền cho con người từ loài sóc bay là điều không thể lường trước được, do vậy rất khó cho việc chẩn đoán. Việc từng tiếp xúc gần gũi với loài sóc bay có thể gợi lên mối nghi ngờ về sự nhiễm khuẩn này. Bên cạnh sự điều trị bằng kháng sinh tetracyclin và chloramphenicol thì việc cải thiện môi trường sống và diệt trừ loài chấy rận ở con người sẽ giúp kiểm soát được dịch bệnh.
Bệnh Brill-Zinsser
Với những người đã từng đọc cuốn sổ tay Vi Sinh của Zinsser thì có một điều khá thú vị đáng để được chú ý đó là Hans Zinser đã từng được vinh danh khi ông đã nhận định đúng đắn là những bệnh nhân đã hồi phục khi không điều trị với kháng sinh trong bệnh sốt phát ban do chấy rận có thể vẫn còn giữ lại mầm bệnh

Advertisement
Rickettsia prowazekii ở trạng thái tiềm tàng. Đôi khi, nó thoát ra khỏi trạng thái tiềm tàng này và gây ra bệnh Brill-Zinsser. Tuy nhiên, các triệu chứng lại thường nhẹ nhàng (không có phát ban ở da) do sự hiện diện của các kháng thể đã hình thành trước đó từ lúc nhiễm khuẩn đầu tiên. Việc đưa ra chẩn đoán được dựa trên sự minh chứng cho quá trình tăng
lên nhanh chóng của kháng thể Ig
G đặc hiệu với Rickettsia prowazekii hơn là sự gia tăng nhanh chóng của IgM, xảy ra lúc đầu tiên bị nhiễm khuẩn. Sự điều trị kháng sinh đúng đắn có vai trò rất quan trọng trong việc tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn Rickettisa prowazekii trên bệnh nhân bởi vì nếu bệnh nhân không được điều trị thì rất có thể sẽ trở thành như là một mầm mống gây phát tán dịch bệnh.
Rickettsia typhi (Sốt Phát Ban Địa Phương hay Sốt Phát Ban Do Chuột)
Ricky đang cưỡi một con bọ chét… Sốt phát ban địa phương do bọ chét chuột (endemic flea-borne typhus) cũng tương tự như sốt phát ban dịch tễ, nhưng chúng không có tính nghiệm trọng và không tạo cơn dịch bệnh. Bệnh lý này được gây bởi Rickettsia typhi. Nơi cư trú chính của vi khuẩn là những loài gậm nhấm và căn bệnh này lây truyền cho con người thông qua một con bọ chét chuột (rat flea), Xenopsylla cheopis. (Trong quá khứ, những con bọ chét chuột này cũng có vai trò trong việc làm lây truyền bệnh dịch hạch). Sau thời gian ủ bệnh khoảng 10 ngày thì tiến triển các triệu chứng như sốt, đau đầu, các phát ban dạng dát và đôi khi là dạng sẩn (dát sẩn – maculopapular), cũng giống như sốt phát ban dịch tễ. Mặc dù, bệnh lý này có các triệu chứng nhẹ hơn là so với sốt phát ban dịch tễ, tuy nhiên nó vẫn có tính chất rất nghiêm trọng. Việc điều trị có thể sử dụng kháng sinh doxycyclin hoặc chloramphenicol. Kiểm soát loài bọ chét và chuột ở trong dân cư. Cũng như trong bệnh dịch hạch (Yersinia pestis), chúng tôi không muốn chỉ tiêu diệt đơn thuần loài chuột bởi vì khi đó, tất cả những con bọ chét đang bị “thiếu ăn” kia sẽ lây lan sang con người!!!
Rickettsia tsutsugamushi (Sốt Ve Mò, hoặc Sốt Tsutsugamushi)
Rickettsia tsutsugamushi được tìm thấy ở Châu Á và phía tây nam Thái Bình Dương. Căn bệnh do vi khuẩn này gây ra đã gây ảnh hưởng lên những người lính ở Nam Thái Bình Dương trong Thế Chiến thứ 2 và ở Việt Nam. Rickettisa tsutsugamushi được lây lan từ vết cắn của ấu trùng (bọ chigger) của những con mạt. Những con mạt này sống trên những loài gậm nhấm, và những con bọ chigger sống ở trong đất.
13.15. Bây giờ Ricky là một tay đô vật sumo được gọi bằng cái tên Ricky Tsutsugamushi. Anh ta đang bị bộ trong bụi rậm (sốt phát ban bụi tậm, hay sốt mò) và đang bị cắn bởi những con bọ chigger ở bàn chân và chân của anh ta. Sau thời gian ủ bệnh khoảng 2 tuần, bệnh nhân có các triệu chứng như sốt cao, đau đầu và nổi vảy nhám (scab) tại vết cắn lúc đầu. Sau đó, tiến triển vết ban dạng dát và đôi khi là dạng sẩn (dát sẩn).
Rickettsia parkeri
Nhiễm khuẩn do Rickettsia parkeri đã được ghi nhận lần đầu tiên là vào năm 2002 ở vùng duyên hải đông nam nước Mỹ. Bệnh nhân khởi phát các triệu chứng như sốt, đau đầu, vảy (eschar) và nổi các vùng hạch bạch huyết (regional lymphadenopathy).
Rickettsia africae
Đây là loại vi khuẩn có vai trò trong sốt ve sốt Châu Phi (African tick-bite fever – ATBF), các báo cáo về trình trạng nhiễm Rickettsia có liên quan đến du lịch đang ngày tăng lên. ATBF được xác định là đang tăng lên từ các du khách trở về từ Châu Phi hạ Sahara như là một nguyên nhân gây sốt không rõ nguyên nhân.

Bartonella quintana (Sốt Chiến Hào)
Sốt chiến hào (trench fever) là một chứng sốt do rận đã xảy ra trong Thế Chiến thứ 1. Vi sinh vật có vai trò trong bệnh lý này đó là Bartonella quintana. Mặc dù nó giống như Rickettsia tuy nhiên chúng lại có tên chi (genus) khác vì thế đây không phải là một vi khuẩn ký sinh nội bào bắt buộc. Bệnh lý đã từng lây lan trong các chiến hào từ loài chấy rận. Những người lính bị nhiễm khuẩn khởi phát các cơn sốt cao, phát ban, đau đầu và bị đau nghiêm trọng ở lưng và chân. Sau khi có biểu hiện hồi phục thì những người lính này sẽ lại tái phát 5 ngày sau đó. Tái phát có thể xảy ra nhiều lần nhưng hiếm khi tử vong. Tên loài của vi khuẩn này, quintana*, cũng đã phản ánh lên đặc tính cách 5 ngày giữa những cơn sốt. Ở đây cần chú ý về sự tương đồng với sốt phát ban dịch tễ (Rickettsia prowazekii-Prowar Ricky). Cả hai đều có tỷ lệ gây dịch bệnh cao trong chiến tranh, khi rác bẩn và điều kiện vệ sinh nghèo nàn đã làm cho loài chấy rận phát triển quá mức.
RÁC BẨN = CHẤY RẬN = Rickettsia prowazekii
(Sốt phát ban dịch tễ) + Bartonella quintana (sốt chiến hào)
Bartonella henselae
(Bệnh Mèo Cào)
Bệnh mèo cào (cat-scratch disease) xảy ra sau khi bệnh nhân bị một con mèo cắn hoặc cào. Các hạch hoặc vùng hạch bạch huyết sẽ sưng to và bệnh nhân có thể có biểu hiện sốt nhẹ và khó chịu. Bệnh thường tự lui dần trong vòng một vài tháng mà không để lại biến chứng. Một trực khuẩn Gram âm, di động có tên là Afipia felis đã được phân lập từ các hạch bạch huyết bị viêm nhiễm này. Tuy nhiên, hiện nay có các bằng chứng cho thấy rằng còn có một loại vi khuẩn khác cũng có thể là căn nguyên gây nên bệnh: Bartonella henselae. Một số nghiên cứu hiện nay đã ghi nhận được các kháng thể kháng Bartonella henselae ở mức cao trong những bệnh nhân mắc chứng bệnh mèo cào. Cả hai vi khuẩn Bartonella quintana Bartonella henselae đều có thể gây ra du khuẩn huyết, viêm nội tâm mạc và một hội chứng được gọi là u mạch do trực khuẩn (bacillary angiomatosis), là một tình trạng liên quan đến sự tăng sinh các mạch máu nhỏ ở da và tạng ở những bệnh nhân AIDS.
Coxiella burnetii (Sốt Q)
Coxiella burnetii là một loại vi khuẩn khá độc đáo trong nhóm Rickettsia bởi vì cũng tương tự như các vi khuẩn Gram dương có hình thành nha bào (Clostridium Bacillus), nó cũng hình thành nội bào tử. Chính nội bào tử này đã đem các đặc tính từ loài Rickettsia đến cho các loài vi khuẩn khác:
1)
Đề kháng với hơi nóng và khô hạn: Các bào tử có thể lây nhiễm lên các sản phẩm từ sữa cho nên nhiệt độ tiệt trùng phải được nâng lên cao hơn 60oC để có thể tiêu diệt được các nha bào.
2)
Tồn tại ở ngoại bào: Sức đề kháng của bào tử cho phép chúng tồn tại được trong thời gian dài ở bên ngoài tế bào chủ. Tuy nhiên, cũng tương tự như Chlamydia Rickettsia, thì sự sinh trưởng và phân chia lại phải được xảy ra ở bên trong tế bào để sử dụng ATP của tế bào chủ.
3)
Lây nhiễm không qua loài chân đốt: Coxiella burnetii tăng trưởng trong những con ve và gia súc. Các bào tử này còn có thể tồn tại trong những vết phân khô của con ve đọng lại trên da gia súc hay nhau thai đã khô lại sau khi sinh của con bò. Các bào tử này trôi dạt trong không khí và khi được hít vào thì sẽ gây ra bệnh lý cho con người. Bào tử gây ra bệnh sốt Q thông qua việc hít vào chứ không phải qua vết cắn của loài chân đốt.
4)
Viêm phổi: Vì các bào tử được hít vào trong phổi nên bệnh nhân thường tiến triển thành một cơn viêm phổi nhẹ giống như trong viêm phổi do nhiễm Mycoplasma. Về mặt lâm sàng, bệnh nhân khởi phát cơn sốt đột ngột và đổ mô hôi trộm xảy ra vào tuần thứ 2-3 sau khi bị nhiễm khuẩn có kèm theo một cơn viêm phổi. Sự nhiễm khuẩn do Rickettsia này chỉ gây ra bệnh lý viêm phổi và KHÔNG phát ban.
13.16. Hãy tưởng tượng về Carol Burnett1 (Coxiella burnetii) đang bị ho do hít phải các bào tử từ da bò và các sản phẩm nhau thai đang phơi khô ở trên cỏ.

Hầu hết các bệnh nhân bị nhiễm khuẩn do Coxiella burnetii đều không có triệu chứng. Coxiella burnetii còn có thể gây ra viêm gan u hạt (granulomatous hepatitis) và viêm nội tâm mạc (việc chẩn đoán thường được dựa vào xét nghiệm huyết thanh học).

Bệnh ehrlichiosis ở người
Bệnh ehrlichiosis (bệnh biên trùng) là một bệnh lý do ve truyền tương tự như trong bệnh Sốt Đốm Rocky Mountain nhưng lại không có phát ban, được gây ra bởi vi khuẩn Ehrlichia chaffeensis (bệnh bạch cầu đơn nhân to do mắc biên trùng ở người)2 Anaplasma phagocytophilum (bệnh bạch cầu hạt do nhiễm Anaplasma ở người)3, hoặc ít phổ biến hơn bởi một loại vi khuẩn đã được xác định gần đây đó là Ehrlichia ewingii.
13.17. Bảng Tóm Tắt Về Nhóm Chlamydia Rickettsia

Bài viết được dịch từ sách ” Clinical Microbiology made ridiculously simple “.

Giới thiệu Lac Thu

Check Also

[Xét nghiệm 57] Hormone kích thích tạo nang trứng (FSH)

HORMON KÍCH THÍCH TẠO NANG TRỨNG (FSH) (Folliculostimuline Hypophysaire / Follicular-Stimulating Hormone [FSH])   Nhắc …