Tuyến giáp nằm ở nông và mô tuyến giáp rất nhạy cảm với tia xạ. Các nhà khoa học tại Đại học Lisbon, Bồ Đào Nha đã tiến hành một nghiên cứu hồi cứu trên 282 BN được chiếu xạ ngoài vùng cổ, sọ não – tủy sống hoặc toàn bộ cơ thể để điều trị 4 nhóm ung thư chính gồm: bệnh bạch cầu, bệnh Hodgkin, ung thư hệ thần kinh trung ương và ung thư đầu cổ trong thời gian từ năm 1972 – 2005.
Kết quả: Có 56,7% BN bị suy giáp, xuất hiện sau trung bình 6,8 ± 5,9 năm sau xạ trị. Chiếu xạ vùng cổ và sọ não – tủy sống làm tăng nguy cơ gây suy giáp gấp 3,5 lần so với chiếu xạ toàn thân. Ung thư tuyến giáp thể nhú được chẩn đoán ở 8,5% BN (cao nhất ở nhóm ung thư bạch cầu và bệnh Hodgkin) sau trung bình là 18,5 ± 4,9 năm sau xạ trị. Giới tính nữ, tuổi trẻ hơn và liều chiếu xạ thấp (< 35 Gy) có liên quan (làm tăng gấp 3-5 lần) với xuất hiện ung thư tuyến giáp.
Dựa trên những kết quả này, nhóm nghiên cứu đề xuất:
• Kiểm tra chức năng tuyến giáp hàng năm bắt đầu từ 12 tháng sau xạ trị, chú trọng nhiều hơn đến những BN có u vùng đầu cổ hoặc liều bức xạ cao.
• Siêu âm sàng lọc ung thư tuyến giáp bắt đầu từ 3–5 năm sau xạ trị, đặc biệt chú ý những BN là phụ nữ, tuổi <20 và liều bức xạ thấp (<35 Gy).
• Những BN chiếu xạ vùng cổ với liều ≥70 Gy có thể không cần siêu âm định kỳ. Tuy nhiên, việc khám lâm sàng, sờ nắn cổ vẫn nên được thực hiện ở nhóm này.
Bài đăng trên Clin Endocrinol số tháng 5/ 2022
Check Also
[Chia sẻ] Xét nghiệm gen có thể giúp dự phòng bệnh đái tháo đường typ 2?
Chẩn đoán sớm bệnh đái tháo đường týp 2 là rất …