BS. Nguyễn Quang Bảy

[Chia sẻ] Điều trị L-Thyroxin có ngăn được sảy thai ở những phụ nữ mang thai có kháng thể Anti-TPO (+) ? Những người có kháng thể Anti-TPO (+) có nguy cơ bị viêm tuyến giáp mạn tính Hashimoto và suy giáp. Khoảng 5%–14% các phụ nữ mang thai có Anti-TPO (+), và họ có thể bị giảm khả năng tăng sản xuất hormon tuyến giáp để cung cấp cho thai nhi, dẫn đến một số biến chứng cho thai nhi, trong đó có sảy thai. Một số phân tích gộp cho thấy nguy cơ bị sảy thai ở những thai phụ có kháng thể Anti-TPO (+) tăng từ 2,3 – 3,9 lần. Tuy nhiên, nghiên cứu này có hạn chế là những phụ nữ có kháng thể (+) lại lớn tuổi hơn và nồng độ TSH trung bình cao hơn so với những phụ nữ có kháng thể (-). Từ những quan sát này, người ta đã tiến hành 3 nghiên cứu để đánh giá em liệu điều trị hormon giáp (LT4) có thể làm giảm sảy thai ở những phụ nữ (+) với tự kháng thể Anti-TPO hay không? • Nghiên cứu POSTAL ở những phụ nữ mắc viêm tuyến giáp tự miễn nhưng bình giáp: điều trị LT4 không làm giảm có ý nghĩa nguy cơ sảy thai và sinh non. Nó cũng không làm tăng tỷ lệ sinh con sống ở những phụ nữ bình giáp, TPOAb (+) mang thai bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm • Nghiên cứu TABLET: điều trị LT4 trong 1 năm trước khi thụ tinh cho những phụ nữ bình giáp, kháng thể Anti-TPO (+), có tiền sử bị sảy thai ≥ 1 lần hoặc đang điều trị vô sinh. Kết quả: điều trị LT4 không dẫn đến sự khác biệt có ý nghĩa về tỷ lệ sinh con sống so với nhóm chứng (37,4% ở nhóm LT4 so với 37,9% ở nhóm chứng). • Thử nghiệm T4LIFE ở những phụ nữ bình giáp, Anti-TPO (+) bị sảy thai tái phát. Kết quả: điều trị LT4 trước khi thụ thai (phụ thuộc vào nồng độ TSH) không làm tăng có ý nghĩa tỷ lệ sinh sống (50% ở nhóm LT4 so với 48% ở nhóm giả dược). Từ những kết quả này, Hội tuyến giáp Hàn Quốc trong khuyến cáo năm 2023 (Endocrinol Metab 2023;38:289-294)không khuyến nghị điều trị hormon giáp với mục đính ngăn ngừa sảy thai cho những phụ nữ có kháng thể Anti-TPO (+) nhưng bình giáp?

         Những người có kháng thể Anti-TPO (+) có nguy cơ bị viêm tuyến giáp mạn tính Hashimoto và suy giáp. Khoảng 5%–14% các phụ nữ mang thai có Anti-TPO (+), và họ có thể bị giảm khả năng tăng sản xuất hormon tuyến giáp để cung …

Chi tiết

[Chia sẻ] Thiết bị đo đường huyết không xâm lấn: Liệu có thể sử dụng cho bệnh nhân đái tháo đường?

         Gần đây liên tục được nhiều bệnh nhân và người quen hỏi về việc có nên mua/sử dụng các thiết bị đo đường huyết dưới dạng đồng hồ hay vòng tay không ? Xem trên mạng cũng thấy tràn ngập quảng cáo các thiết bị này. …

Chi tiết

[Cập nhật] Điều trị đái tháo đường typ 2 bằng insulin: Có cần thêm thuốc uống ?

Điều trị đái tháo đường typ 2 bằng insulin: Có cần thêm thuốc uống ? Giao ban hàng ngày thấy khá nhiều bệnh nhân đái tháo đường typ 2 từ các tỉnh chuyển lên được cho điều trị duy nhất bằng insulin đến 4 mũi/ngày, với liều khá cao nhưng …

Chi tiết

[Chia sẻ] Khi nào cần xét nghiệm Cortisol máu 20h tối ???

        Sáng nay có xem cho 1 BN bị suy thượng thận ở Bệnh viện khác gửi đến, cortisol máu thấp. Đến tối người nhà gọi lại hỏi là có người bảo vợ tôi phải xét nghiệm thêm Cortisol máu vào 20h tối nữa mới xác định …

Chi tiết

[Chia sẻ] Tăng cân ở phụ nữ mãn kinh: Nguyên nhân và giải pháp

Không ít phụ nữ thấy bị tăng cân nhiều sau khi mãn kinh, và đó có thể là lý do chính khiến họ đi khám. Nguyên nhân có thể là: 1. Những cơn bốc hỏa vào ban đêm (“đổ mồ hôi ban đêm”) có thể dẫn đến gián đoạn giấc …

Chi tiết

[Chia sẻ] Khuyến cáo mới về điều trị tăng huyết áp

Ngày 24/ 6/ 2023, Hội tăng huyết áp châu Âu đã đưa ra Khuyến cáo mới về điều trị tăng huyết áp. Những điểm mới đáng chú ý trong khuyến cáo năm nay là: 1. Sửa đổi và đơn giản hóa các tiêu chí về bằng chứng cho các khuyến …

Chi tiết

[Chia sẻ] Xét nghiệm gen có thể giúp dự phòng bệnh đái tháo đường typ 2?

         Chẩn đoán sớm bệnh đái tháo đường týp 2 là rất quan trọng để ngăn ngừa hoặc làm nhẹ các biến chứng của bệnh. Các khuyến nghị sàng lọc bệnh ĐTĐ typ 2 hiện tại dựa trên các yếu tố nguy cơ truyền thống, chủ yếu …

Chi tiết

[Chia sẻ] Những sai lầm thường gặp về tiêm insulin

        Mỗi ngày khoa chúng tôi nhận khoảng 15-25 BN mới, trong số này có nhiều BN đái tháo đường phải nhập viện là do tiêm sai insulin, dẫn đến đường huyết cao. Nghiên cứu mới đây tại Khoa khám bệnh – BV Bạch Mai cho thấy …

Chi tiết

[Chia sẻ] Càng học càng thấy dốt

Trước đây vẫn nghĩ trong các bệnh nội tiết thì điều trị suy giáp là dễ nhất và an toàn nhất, tuy nhiên khi đọc tài liệu để báo cáo mới thấy không phải vậy. Lý do: 1. Chưa có sự thống nhất hoàn toàn về chỉ điều trị L-T4 …

Chi tiết

[Nghiên cứu] Người có bướu nhân có dễ bị ung thư tuyến giáp không ?

Đại đa số những người khi phát hiện có nhân (u) ở tuyến giáp thì thường nghĩ ngay đến ung thư, và dù được chẩn đoán là u lành nhưng nhiều người vẫn đòi được mổ cắt u vì sợ ung thư tuyến giáp về sau. Trước đây các nghiên …

Chi tiết