[Xét nghiệm 59] Hormon tạo hoàng thể (LH)

Rate this post

HORMON TẠO HOÀNG THỂ (LH)

(Hormone lutéinisante / Luteinizing Hormone)

Nhắc lại sinh lý

Hormon tạo hoàng thể (luteinizing hormone [LH]), cũng giống hormon kích thích tạo nang trứng (follicle-stimulating hormone [FSH]) được thuỳ  trước tuyến yên bài tiết FSH kích thích quá trình chín của nang trứng và điều này cần thiết cho sản xuất estrogen. Khi nồng độ estrogen tăng lên, hormon tạo hoàng thể (LH) được sản xuất. Nồng độ cao của cả hai hormon FSH và LH cần thiết để quá trình rụng trứng xảy ra ở phụ nữ và cho sự chuyển dạng của nang trứng thành hoàng thể (corpus luteum) một quá trình được biết dưới tên gọi quá trình tạo hoàng thế (luteinization). Sau khi xảy ra rụng trứng, LH duy trì hoàng thể (nơi tổng hợp progesteron). Nếu không xảy ra tình trạng có thai, hoàng thể bị thoái hóa sau khoảng 10 ngày. LH cũng kích thích buồng trứng sản xuất các steroid, chủ yếu là estradiol Các steroid này giúp tuyến yên điều hòa quá trình sản xuất LH. Vào tuổi mãn kinh, buồng trứng ngừng hoạt động chức năng và nồng độ LH tăng lên. Ở nam giới, LH và FSH kích thích tinh hoàn giải phóng teststeron, chất này cần thiết cho quá trình sinh tinh trùng.

Mục đích và chỉ định xét nghiệm

Để đánh giá chức năng của trục dưới đồi-sinh dục (axe hypophysogonadique) ở cả nam và nữ giới.

Để chẩn đoán và xử trí tình trạng vô sinh.

Cách lấy bệnh phẩm 

Xét nghiệm được tiến hành trên huyết thanh. Không nhất thiết yêu cầu BN phải nhịn ăn trước khi lấy máu làm XN.

Nếu có thể được, yêu cầu BN ngừng dùng tất cả các thuốc có thể làm thay đổi kết quả XN 48h trước khi lấy máu định lượng LH (nhất là | thuốc ngừa thai loại kết hợp estrogen và progesteron và hCG).

Giá trị bình thường (Xem thêm bảng 1)

– Nữ:

  • Giai đoạn tạo nang buồng trứng: 5 – 30 mlU/mL hay 5 – 30 IU/L.
  • Giữa chu kỳ kinh: 75 – 150 mlU/mL hay 75 – 150 IU/L.
  • Giai đoạn tạo hoàng thể: 3 – 40 mlU/mL hay 3 – 40 IU/L.

– Nam: 6 – 23 mlU/mL hay 6 – 23 IU/L.

Tăng nồng độ LH

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

– Giai đoạn sớm của bệnh to đầu chi.

– Uống quá nhiều rượu.

– Vỏ kinh nguyên phát.

– Không có buồng trứng bẩm sinh (congenital absence of ovaries).

– Cường chức năng tuyến yên.

– Hội chứng Klinefelter (Klinefelters syndrome).

– Mãn kinh, Đang hành kinh.

– Suy chức năng buồng trứng (ovarian failure).

– Hội chứng buồng trứng đa nang (hay hội chứng Stein- Leventhal).

– Dậy thì sớm.

– Rối loạn chức năng tuyển sinh dục tiên phát.

– Hội chứng Tumer

Giảm nồng độ LH

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

– Chứng chán ăn do tinh thần (anorexia nervoxa).

– Giảm chức năng tuyển sinh dục (hypogonadotropism).

– Giảm chức năng tuyến yên.

– Rối loạn chức năng vùng dưới đồi.

– Suy dinh dưỡng.

– U tế bào tiết prolactin (prolactinoma).

– Hội chứng Sheehan.

Các yếu tố góp phần làm thay đổi kết quả xét nghiệm

– Mẫu bệnh phẩm bị vỡ hồng cầu hay dùng chất đồng vị phóng xạ để chụp xạ hình trong vòng 1 tuần trước có thể làm thay đổi kết quả XN.

– Các thuốc có thể làm tăng nồng độ LH là: Bromocriptin, clomiphen, finasterid, hydrocortison, ketoconazol, lupron, spironolacton, tamoxifen, acid valproic.

– Các thuốc có thể làm giảm nồng độ LH là: Các steroid chuyển hóa, thuốc chống co giật, digoxin, estrogen, metformin, Octreotid, phenothiazin, progestin.

Lợi ích của xét nghiệm định lượng nồng độ LH

  1. Là XN thường được chỉ định ngay bước một khi muốn xác định tình trạng rụng trứng có xảy ra không và để đánh giá các BN bị vô kinh và hiếm muộn. FSH và LH thường được tiến hành định lượng cùng lúc.
  2. XN rất hữu ích khi làm bilan tình trạng không dậy thì (impuberisme): Ở nữ định lượng LH cần được tiến hành đồng thời với định lượng nồng độ estradiol, ở nam định lượng LH cần được tiến hành đồng thời với định lượng nồng độ testosteron.

– Ở nữ: Nồng độ LH tăng rất cao đi kèm với nồng độ estradiol thấp chứng tỏ có tổn thương buồng trứng typ Turner.

      – Ở nam: Nồng độ LH tăng rất cao đi kèm với nồng độ testosteron thấp chứng tỏ có tổn thương tinh hoàn typ Klinefelter.

      – LH bình thường hay thấp đi kèm với nồng độ testosteron thấp chứng tỏ có tổn thương vùng dưới đồi – tuyến yên.

 

nguồn: “các xét nghiệm thường quy áp dụng trong thực hành lâm sàng” – do PGS.TS Nguyễn Đạt Anh và Dược sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Hương biên soạn.

xem tất cả bài viế về xét nghiệm tại: https://ykhoa.org/category/khoa-hoc/khoa-hoc-can-lam-sang/xet-nghiem/

Advertisement

Giới thiệu VanHoa

Check Also

[Case lâm sàng 229] Bỏng lạnh ở trẻ em

Question Một trẻ trong độ tuổi mới biết đi, không có tiền sử y khoa …