Trong những ngày đầu hành nghề, tôi đã thấy một bệnh nhân tuyên bố rằng cô ấy có thể ăn tất cả các loại thực phẩm, kể cả tôm, nhưng lại bị dị ứng với vảy tôm – một món ăn đơn giản nhưng có khả năng dị ứng hạn chế. Bên cạnh phần giáp xác rõ ràng, nó còn bao gồm bơ và tỏi xào, thêm hoặc trừ hẹ tây hoặc một chút rượu.
Sau khi thử nghiệm giới hạn cho kết quả âm tính, tôi nói với cô ấy rằng tôi không thể giải thích điều này. Sau đó, khi rời văn phòng, cô ấy nói, “Chà, có lẽ tôi không nên khiêu vũ sau khi ăn tôm.”
Sốc phản vệ tăng cường do yếu tố hỗ trợ (cofactor)
Trong dị ứng, thứ gì đó gây ra hoặc làm trầm trọng thêm phản ứng được gọi là cofactor. Sự đóng góp của các cofactor gây ra các phản ứng quá mẫn toàn thân tức thì đã được biết đến từ khá lâu, và loại phản vệ được công nhận nhiều nhất là phụ thuộc vào thực phẩm, do tập thể dục (FDEIA).
Trường hợp đầu tiên, được công bố vào năm 1979, là ở một người chạy đường dài nhiều giờ sau khi ăn động vật có vỏ (5-24 giờ). Sau đó, các trường hợp lẻ tẻ của FDEIA đã được báo cáo cùng với các yếu tố cofactor khác, đặc biệt là thuốc chống viêm không steroid (NSAID), tiếp theo là một báo cáo về sốc phản vệ do thực phẩm gây ra bởi NSAID nhưng không phải do tập thể dục.
Trong một nghiên cứu về phản vệ do thực phẩm tăng cường, các yếu tố góp phần được xác định theo lịch sử là tập thể dục (53%) và rượu (12%), một mình hoặc kết hợp, và NSAIDS (58%).
Một số nhân tố có tệ hơn những thứ khác?
Christensen và các đồng nghiệp đã tiến thêm một bước nữa và nghiên cứu 25 người bị phản vệ phụ thuộc vào lúa mì, do tập thể dục với các thử nghiệm trên các yếu tố hỗ trợ khác nhau. Họ đã thực hiện các thử nghiệm mù đôi (Double-blind) , kiểm soát bằng giả dược với gluten khi nghỉ ngơi và sau đó là tập thể dục trên máy chạy bộ, aspirin và rượu đơn thuần — và sau đó nếu âm tính, kết hợp tập thể dục và aspirin.
Khoảng một nửa số người tham gia nghiên cứu xảy ra phản ứng khi nghỉ ngơi. Những người khác thì cần thêm một yếu tố hỗ trợ để gây ra phản ứng, tất cả đều được tăng cường hay làm giảm ngưỡng chất gây dị ứng thực phẩm để gây ra các triệu chứng (70% khi tập thể dục và 85% với aspirin). Rượu được coi là cofactor ít gây kích thích nhất.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi sự kết hợp của hai cofactor dẫn đến giảm liều ngưỡng nhiều nhất (90%) so với phản ứng ở trạng thái nghỉ. Các phản ứng cũng nghiêm trọng hơn. Tổng cộng, 92% bệnh nhân phản ứng với chất gây dị ứng thực phẩm khi tập thể dục, 84% với aspirin và 56% với rượu. Vì những lý do không rõ ràng, 3 trong số 25 người tham gia phản ứng với các cofactor đơn lẻ nhưng không phản ứng với những cofactor kết hợp, điều này nói lên sự khó khăn trong việc xác định các cofactor gây ra ở những bệnh nhân này.
Nhiễm trùng đồng thời là một yếu tố nguy cơ khác được công nhận là làm giảm ngưỡng phản ứng với thực phẩm. Các yếu tố cofactor khác được đề xuất bao gồm chất ức chế ACE và ức chế axit từ chất ức chế bơm proton (theo lý thuyết là để giảm sự suy thoái chất gây dị ứng).
Kiến thức của bác sĩ lâm sàng về các cofactor có thể giúp phát hiện các phản ứng dị ứng toàn thân không liên tục không giải thích được với thực phẩm . Việc truyền đạt thông tin này cho bệnh nhân là rất quan trọng. Có thể không phải là tiêu chuẩn chăm sóc để khuyên một bệnh nhân vượt qua thử thách về thức ăn rằng họ có thể vẫn còn nhạy cảm với thức ăn đó trong một số trường hợp nhất định, nhưng có lẽ nên như vậy.
Nguồn: Medscape
Link: https://www.medscape.com/viewarticle/915330
Bài tự dịch vui lòng không reup.
Tác giả: Ngọc Khánh
Người duyệt : Bảo Duyên