[Y học đời sống] Mối liên quan giữa ăn sáng và viêm loét dạ dày tá tràng

Rate this post

Mối liên quan giữa ăn sáng và viêm loétdạ dày tá tràng

Chào các bạn,
Nhân câu hỏi về mối liên quan giữa ăn sáng và hội chứng viêm loét dạ dày tá tràng (trong bài mình gọi là “viêm DD-TT” nhé), group có làm 1 khảo sát siêu nhỏ chỉ gồm 2 câu:
1) Bạn có thường bỏ bữa sáng không?
2) Bạn có mắc viêm DD-TT không?
Cảm ơn các bạn đã tham gia khảo sát nhanh. Mục đích khảo sát là xem có mối liên quan nào giữa việc bỏ bữa sáng và việc mắc viêm DD-TT không VÀ chúng ta cùng tìm hiểu về test khi bình phương (Chi-square) được dùng trong “nghiên cứu” này.
Xem bảng kết quả khảo sát ở đây:
Câu trả lời cho câu hỏi 1 là: Có hoặc không. Do đó, chúng ta sẽ có tỷ lệ người thường xuyên nhịn ăn và tỷ lệ người ăn sáng thường xuyên.
Tương tự, câu 2 sẽ cho ta tỷ lệ người mắc bệnh dạ dày và không mắc TRONG SỐ những người trả lời câu 1.
Câu hỏi nghiên cứu của chúng ta là tỷ lệ nhịn ăn sáng có liên quan đến tỷ lệ viêm DD-TT không? (Chúng ta giả sử tất cả câu trả lời đều chính xác nhé VÌ chúng ta không có định nghĩa về nhịn ăn sáng thường xuyên và không chắc chắn những người trả lời có biết chính xác họ bị viêm DD-TT hay không)
Vậy việc chúng ta cần làm là so sánh các tỷ lệ này với nhau trong 1 bảng như sau:
Lưu ý: Có 1 missing – tức là 1 người lỡ tay chưa điền mà gửi nên dữ liệu trống và đã loại ra khỏi thống kê rồi.
Cùng xem nhé:
• Trong nhóm không viêm DD-TT (87): có 40 người nhịn ăn sáng chiếm 40/87 = 46%
• Trong nhóm có viêm DD-TT (102): có 69 người nhịn ăn sáng chiếm 69/102 = 67.6%
=> Sơ bộ chúng ta thấy tỷ lệ người nhịn ăn sáng ở nhóm viêm DD-TT cao hơn nhóm không viêm DD-TT
Ở 1 góc nhìn khác
• Trong nhóm không nhịn ăn sáng (80): có 33 người viêm DD-TT chiếm 33/80 = 41.3%
• Trong nhóm nhịn ăn sáng (109): có 69 người viêm DD-TT chiếm 69/109 = 63.5%
=> Sơ bộ chúng ta thấy tỷ lệ người bị viêm DD-TT ở nhóm nhịn ăn sáng cao hơn nhóm không nhịn ăn sáng VÀ cao hơn là 63.5/41.3 = 1.5 lần.
Để xem kết quả này có phải là CHẲNG MAY xảy ra hay nó phản ánh SỰ THẬT thì chúng ta dùng test khi bình phương. Tôi đã chạy và ra kết quả p = 0.003 (< 0.05) => có ý nghĩa về thống kê.
Như vậy, sự khác biệt về tỷ lệ người nhịn ăn sáng giữa người không viêm DD-TT và có viêm DD-TT VÀ sự khác biệt về tỷ lệ người bị DD-TT giữa nhóm nhịn ăn sáng và không nhịn ăn sáng LÀ CÓ Ý NGHĨA THỐNG KÊ. Hay nói cách khác, nếu group làm lại khảo sát này bao nhiêu lần đi nữa thì 95% sẽ cho kết quả như thế này. Chỉ có 5% là ra kết quả khác.
Kết luận: Có sự liên quan giữa nhịn săn sáng và hội chứng viêm loét DD-TT. Ai nhịn ăn thì nguy cơ mắc viêm DD-TT cao gấp rưỡi người ăn sáng đầy đủ
Lưu ý:
1) Đây là nghiên cứu pilot và các câu hỏi chưa cụ thể để người trả lời phân biệt rõ các khái niệm. Tuy nhiên đã số người khảo sát là sinh viên Y, bác sỹ nên có khái niệm khá tốt về bệnh lý phổ biến này. Do đó câu trả lời đáng tin cậy.
2) Có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến mối liên quan này. Ví dụ người nhịn ăn sáng hay thức khuya dậy muộn và thức khuya dậy muộn cũng có thể liên quan đến viêm DD-TT. Các yếu tố khác như tuổi, giới, hút thuốc, thuốc đang dùng … cũng có thể ảnh hưởng. Tức là việc liên quan này không chỉ do nhịn ăn sáng mà thôi NHƯNG chúng ta giả sử các yếu tố khác là giống nhau giữa tất cả mọi người tham gia nghiên cứu này. Do đó, việc kết luận có mối liên quan ở nghiên cứu này là có tính tương đối. Để giải quyết vấn đề anyf chúng ta cần thu thập nhiều thông tin hơn và phân tính hồi quy đa biến.
Advertisement
3) Kết quả chỉ phản ánh mối liên quan chứ không nói về quan hệ nhân-quả. Tức là chúng ta không biết nhịn ăn gây ra viêm DD TT hay do bị viêm DD-TT mà gây cho tôi nhịn ăn sáng.
Hướng phát triển:
• Nếu group soạn bộ câu hỏi cụ thể hơn, nhiều câu hơn, chúng ta sẽ có những kết luận giá trị hơn.
• Nếu bạn có ý tưởng gì về bệnh bạn đang quan tâm, bạn đều có thể làm tương tự. Ví dụ: ăn mặn với sỏi thận, ăn mặn với tăng huyết áp, ăn mỡ với tăng mỡ máu …
• Bạn muốn tìm hiểu về bản chất thống test chi bình phương, ý nghĩa p value thì google nhé, nó không thuộc nội dung bài này.
• Làm nghiên cứu khoa học không khó, nó chỉ là sự quan sát rồi tập hợp lại. Tuy nhiên, cần hiểu rõ những điểm mạnh và limitations của nghiên cứu để có kết luận hợp lý.
Một lần nữa cảm ơn admin và ban quản trị group, cảm ơn các bạn đã tham gia khảo sát. Rất mong nhận ý kiến đóng góp của các bạn để hoàn thiện bài chia sẻ này.
Link bài viết: https://www.facebook.com/groups/ylamsang/permalink/1206683243110965/
Trân trọng cảm ơn bài chia sẻ này của BS. Đỗ Bảo Ngọc trên Diễn đàn y khoa !

Giới thiệu Trần Thanh Hoàng Linh

Check Also

[COVID-19] Câu chuyện vaccine đến điều trị

Thế giới đang tập trung vào vaccine, nhưng virus SARS-CoV-2 lại đột biến theo hướng …