[Sổ tay Harrison số 135] Bệnh mạch máu ngoại vi

Rate this post

Bệnh lý tắc nghẽn hoặc viêm ở động mạch, tĩnh mạch, hoặc bạch mạch ngoại vi.

XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH NGOẠI VI

Bệnh sử
Đau cách hồi là cơn đau cơ khi vận động; nhanh chóng giảm khi nghỉ. Đau ở mông và đùi gợi ý bệnh ĐM chủ chậu; đau cơ ở bắp chân thường do bệnh bệnh động mạch đùi và khoeo. Tắc nghẽn do xơ vữa động mạch nặng có thể dẫn đến đau khi nghỉ ngơi; vết loét đau bàn chân (đôi khi không đau ở bệnh nhân tiểu đường) có thể xảy ra.
Thăm khám lâm sàng
Giảm mạch ngoại vi (ABI <1.0; <0.5 với thiếu máu trầm trọng), trắng nhợt chi khi nâng cao. Loét do thiếu máu hoặc hoại thư ngón chân có thể xảy ra.
Cận lâm sàng
Đo áp lực và siêu âm Doppler mạch ngoại vi trước và trong khi hoạt động nhằm định vị chỗ hẹp; chụp cộng hưởng từ mạch máu,chụp CT mạch máu (CTA), hoặc chụp mạch máu thường quy được thực hiện nếu có chỉ định tái thông mạch (phẫu thuật hoặc qua da)

NHỮNG BỆNH LÝ KHÁC LÀM GIẢM LƯU LƯỢNG ĐỘNG MẠCH NGOẠI VI

Thuyên tắc động mạch
Hậu quả của huyết khối hoặc sùi trong tim hoặc ĐMC, hoặc do huyết khối tĩnh mạch thông qua shunt phải trái trong tim.
Bệnh sử
Cơn đau đột ngột hoặc tê ở chi mà không có tiền sử đau cách hồi.
Thăm khám lâm sàng
Mất mạch, tái nhợt, và giảm nhiệt độ đầu chi vì tắc nghẽn. Tổn thương được xác định bằng chụp mạch máu.

Thuyên tắc do xơ vữa
Tắc nghẽn động mạch cấp tính xảy ra do thuyên tác do fibrin, tiểu cầu, và mảng vỡ cholesterol từ mảng xơ vữa động mạch hoặc phình mạch; thường xảy ra sau can thiệp nội mạch. Tùy vào vị trí, mà có thể dẫn đến đột quỵ, suy thận, hoặc đau và căng cứng ở mô thuyên tắc. Thuyên tắc xơ vữa chi dưới dẫn đến hội chứng ngón chân xanh, có thể tiến triển đến hoại tử và hoại thư. Điều trị hỗ trợ; đối với các cơn tái lại, cần can thiệp ngoại khoa tại vị trí xơ vữa hoặc phình mạch.
Rối loạn co thắt mạch
Điển hình bởi hiện tượng Raynaud xảy ra khi nhiễm lạnh, biểu hiện: trắng nhat các ngón , theo sau đó là xanh tím, sau đó hồng trở lại. Thường là 1 rối loạn lành tính. Tuy nhiên, cần tìm nguyên nhân (Bảng 135-1) nếu hoại tử mô xảy ra, nếu bệnh chỉ xảy ra 1 bên, hoặc nếu bệnh xảy ra sau 50 tuổi.

Viêm thuyên tắc mạch máu (Bệnh Buerger)
Thường xảy ra ở nam giới trẻ tuổi có hút thuốc nhiều và xảy ra ở chi trên lẫn chi dưới; phản ứng viêm không xơ vữa xảy ra ở tĩnh mạch và động mạch nhỏ, dẫn đến viêm tắc tĩnh mạch nông và tắc động mạch với loét hoặc hoại tử các ngón. Chụp động mạch cho thấy các tổn thương dạng nón mềm mại ở các mạch máu ngoại vi, thường không kèm bệnh xơ vữa động mạch. Kiêng không hút thuốc là cần thiết.

BỆNH LÝ TĨNH MẠCH

Viêm tắc tĩnh mạch máu nông
Một rối loạn lành tính đặc trưng bởi các hồng ban, đau, và phù dọc theo tĩnh mạch tổn thương. Liệu pháp bảo tồn bao gồm giữ nhiệt tại chỗ, thuốc chống viêm như aspirin. Các tình trạng trầm trọng hơn như viêm tế bào, hoặc viêm mạch bạch huyết có thể biểu hiện tương tự, nhưng thường kèm theo sốt, rét run, hạch to, và các đường sọc đỏ nông trên bề mặt dọc theo mạch bạch huyết viêm.

Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT)
Đây là bệnh lý nghiêm trọng có thể dẫn đến thuyên tắc phổi (Chương. 142). Đặc biệt phổ biến ở bn nằm lâu ngày, bn với bệnh suy nhược mãn tính, và bn với bệnh lý ác tính. (Bảng135-2).
Bệnh sử
Đau hoặc căng cứng bắp chân hoặc bắp đùi, thường xảy ra 1 bên; có thể không triệu chứng, kèm theo thuyên tắc phổi là các biểu hiện chính.
Thăm khám lâm sàng
Thường bình thường; phù khu trú hoặc đau khi sờ có thể xảy ra tại tĩnh mạch bị ảnh hưởng.
Cận lâm sàng
Xét nghiêm d-Dimer nhạy nhưng không đặc hiệu để chẩn đoán. Xét nghiệm không xâm lấn hữu hiệu nhất là siêu âm tĩnh mạch sâu với Doppler [nhạy nhất cho DVT phần gần (phần trên chân), ít nhạy hơn cho DVT vùng bắp chân]. Chụp tĩnh mạch xâm lấn hiếm khi được chỉ định. MRI có thể hữu hiệu nhằm chẩn đoán DVT đoạn gần và DVT trong tĩnh mạch chậu hoặc trong tĩnh mạch chủ trên/dưới.

Suy tĩnh mạch mạn tính
Là hậu quả của huyết khối TM sâu trước đó hoặc suy van tĩnh mạch và biểu hiện đau âm ỉ mạn tính nặng dần khi đứng lâu, phù, và suy tĩnh mạch nông. Có thể dẫn đến hồng ban, tăng sắc tố, và viêm tế bào tái phát; vết loét có thể xuất hiện ở mắt cá trong và ngoài. Điều trị bao gồm băng á lực và nâng cao chân.

PHÙ BẠCH HUYẾT

Phù mạn tính, phù không đau, thường ở chi dưới; có thể nguyên phát (di truyền) hoặc thứ phát do tổn thương hoặc tắc nghẽn mạch bạch huyết (VD, viêm bạch mạch tái phát, khối u, bệnh giun chỉ bạch huyết).

Thăm khám lâm sàng
Phù ấn lõm ở các giai đoạn đầu; chi trở nên cứng dần với phù ấn không lõm. Phân biệt với suy tĩnh mạch mạn tính, bệnh có tăng sắc tố, viêm da , và
suy tĩnh mạch nông.
Cận lâm sàng
Siêu âm bụng và hố chậu hoặc CT hoặc MRI nhằm xác định tổn thương tắc nghẽn. Chụp mạch bạch huyết hoặc xạ hình bạch mạch (hiếm khi làm) nhằm khẳng định chẩn đoán.Nếu phù 1 bên, phân biệt với DVT nhờ các xét nghiệm tĩnh mạch không xâm lấn (như trên).

Thảo luận chi tiết hơn tại Chương Diseases of the Extremities, Chương. 249, p. 2066, in HPIM-18.

Nguồn: Harrison Manual   18th

Tham khảo bản  của nhóm ” chia ca 

Advertisement

Giới thiệu QuangNhan

Check Also

[Xét nghiệm 57] Hormone kích thích tạo nang trứng (FSH)

HORMON KÍCH THÍCH TẠO NANG TRỨNG (FSH) (Folliculostimuline Hypophysaire / Follicular-Stimulating Hormone [FSH])   Nhắc …