[BDSI] Viêm bàng quang kẽ- Interstitial cystitis (Hội chứng đau bàng quang- Bladder pain syndrome) (Tài liệu dành cho bệnh nhân)

Rate this post
LƯU Ý: Bệnh nhân đọc để tham khảo, việc điều trị cần tuân thủ theo bác sỹ trực tiếp khám và điều trị.
KHÔNG tự ý chẩn đoán và điều trị.
MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM: Tôi không chịu trách nhiệm về bất kỳ hậu quả nào do bệnh nhân tự ý điều trị.
Tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh ở link cuối bài, các anh chị có thể đọc hoặc google dịch để tham khảo, so sánh.
********
Viêm bàng quang kẽ là bệnh lý gây ra đau kéo dài vùng bụng dưới và các rối loạn tiểu tiện. Bệnh còn có tên khác là hội chứng đau bàng quang.
Bệnh hay gặp ở lứa tuổi 30-40, nữ nhiều hơn nam và ảnh hưởng đến tâm lý, chất lượng cuộc sống.
Triệu chứng:
– Đau nhiều vùng bụng dưới: đây là triệu chứng chính, đau nhiều khi bàng quang đầy, đỡ đau sau khi đi tiểu. Đau có thể nhiều hơn trong chu kỳ kinh hay khi ăn 1 số thức ăn nào đó.
– Rối loạn tiểu tiện như: đái nhiều lần, đái đêm, đái gấp
Các triệu chứng thường đến rồi lại hết.
Khi đi khám bác sỹ:
– Bạn nên khám bác sỹ chuyên khoa tiết niệu. Bác sỹ sẽ hỏi các triệu chứng, khám và soi bàng quang chẩn đoán.
Nguyên nhân: Không rõ ràng. Không giống với các loại viêm bàng quang khác, viêm bàng quang kẽ không có nguyên nhân là nhiễm khuẩn và điều trị kháng không hiệu quả.
Các giả thuyết được đưa ra về nguyên nhân viêm bàng quang kẽ:
– Tổn thương niêm mạc bàng quang nên nước tiểu kích thích cơ và thần kinh
– Vấn đề về cơ sàn chầu
– Cơ chế miễn dịch: hệ miễn dịch của bạn tấn công chính bàng quang của bạn (cái này y học gọi là tự miễn)
– Phản ứng dị ứng
Điều trị:
– Thay đổi lối sống: giảm căng thẳng, hạn chế ăn 1 số loại thuốc thường làm tăng triệu chứng, bỏ thuốc lá, hạn chế uống nước buổi tối, đi tiểu có kế hoạch trước khi bàng quang căng.
– Điều trị hỗ trợ: tập cơ sàn chậu, tâm lý trị liệu, …
– Thuốc: bác sỹ sẽ kê cho bạn 1 hoặc một số thuốc như giảm đau, giảm co bóp bàng quang, kháng dị ứng, hoặc bơm thuốc trực tiếp vào bàng quang (lidocain, hyaluronic acid …)
Advertisement
– Điều trị ngoại khoa (nội soi hoặc phẫu thuật): bác sỹ có thể làm căng bàng quang của bạn và quan sát qua nội soi để phát hiện tổn thương và đốt cầm máu, bác sỹ cũng có thể tiêm botox vào bàng quang để làm giảm sự co bóp của bàng quang. Những trường hợp nặng, bác sỹ có thể phẫu thuật cắt vùng bàng quang tổn thương và làm tăng dung tích bàng quang bằng cách sử dụng ruột non.
Nguồn: FB Do Bao Ngoc +  Biomedical Data Science Initiativies.

Giới thiệu Dương Hải Anh

Check Also

Tại sao chúng ta phải “sợ” Ma Túy?

Chúng ta thường nghe rằng phải tránh xa Ma Túy. Ở hầu hết các quốc …