[Bệnh học] Bệnh do Virus Corona 2019 (Covid-19) – Cập nhật đầy đủ mới nhất từ Uptodate

Rate this post

BỆNH DO VIRUS CORONA 2019 (COVID-19)

Tác giả: Kenneth McIntosh, MD

Biên tập: Martin S Hirsch, MD

Phó biên tập: Allyson Bloom, MD

Bản dịch tiếng Việt: Tà Yên Đông – Biên tập viên Ykhoa.org

Nguồn bài viết:https://www.uptodate.com/contents/novel-coronavirus-2019-ncov

All topics are updated as new evidence becomes available and our peer review process is complete.

Literature review current through: Jan 2020. | This topic last updated: Feb 28, 2020.

GIỚI THIỆU

Coronaviruses là một nguyên nhân gây bệnh nghiêm trọng ở người và động vật. Vào cuối năm 2019, một loại coronavirus mới được xác định là nguyên nhân của một loạt các trường hợp viêm phổi ở Vũ Hán, một thành phố thuộc tỉnh Hồ Bắc củaTrung Quốc. Nó nhanh chóng lan rộng, dẫn đến một bùng phát một dịch bệnh trên khắp Trung Quốc, cùng với các trường hợp lẻ tẻ được báo cáo trên toàn cầu. In February 2020, Vào tháng 2 năm 2020, Tổ chức Y tế Thế giới đã dùng tên COVID-19 và đó là viết tắt của bệnh coronavirus 2019 [1]. Virus gây ra COVID-19 cũng đã được đặt tên là virus gây hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng – coronavirus 2 (SARS-CoV-2); trước đây, nó được gọi là 2019-nCoV.

Những hiểu biết về COVID-19 vẫn đang được nghiên cứu và cập nhật. Hướng dẫn tạm thời đã được ban hành bởi Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization) và Trung tâm phòng chống và kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (Centers for Disease Control and Prevention [

Advertisement
2,3].

Chủ đề này sẽ thảo luận về dịch tễ học, đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán, quản lý và phòng ngừa COVID-19. Các coronavirus mắc phải trong cộng đồng, hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng (SARS) coronavirus và hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) coronavirus được thảo luận riêng. (See “Coronaviruses” and “Severe acute respiratory syndrome (SARS)” and “Middle East respiratory syndrome coronavirus: Virology, pathogenesis, and epidemiology”.)

DỊCH TỄ HỌC

Phân bố địa lý – Kể từ những báo cáo đầu tiên về các trường hợp từ Vũ Hán, một thành phố ở tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc, vào cuối năm 2019, đã có hơn 70.000 trường hợp COVID-19 đã được báo cáo ở Trung Quốc; bao gồm tất cả các trường hợp được xác định mắc qua xét nghiệm cũng như các trường hợp được chẩn đoán lâm sàng ở tỉnh Hồ Bắc. WHO – China fact – find mission đã nghiên cứu về thực tế / dịch tễ và ước tính dịch bệnh này sẽ đạt đỉnh vào cuối tháng 1 đến đầu tháng 2 năm 2020. Tuy nhiên các trường hợp mắc mới trong lãnh thổ Trung Quốc tiếp tục tăng hằng ngày; Phần lớn là đến từ tỉnh Hồ Bắc và các tỉnh lân cận, sau đó là lan rộng ra các tỉnh khác và nhiều thành phố trên lãnh thổ Trung Quốc. [5,6].

Số lượng các trường hợp gia tăng cũng đã được báo cáo ở các quốc gia khác trên khắp các châu lục ngoại trừ Nam Cực, và tỷ lệ các trường hợp mới bên ngoài Trung Quốc đã vượt xa tỷ lệ ở Trung Quốc. Những trường hợp này chủ yếu là các du khách từ Trung Quốc và những người đã tiếp xúc với du khách đến từ Trung Quốc [7-11]. Tuy nhiên, việc lây nhiễm trong cộng đồng đang diễn ra đã thúc đẩy các vụ dịch nhỏ hơn ở một số các địa điểm bên ngoài Trung Quốc, bao gồm Hàn Quốc, Ý, Iran và Nhật Bản và các trường hơp nhiễm trùng ở nơi khác cũng đã được xác định do khách du lịch từ các quốc gia đó. [12]

Tại Hoa Kỳ, một trường hợp mắc COVID-19 được xác định ở một bệnh nhân ở miền bắc Califonia mà không đi du lịch hoặc tiếp xúc với bất kỳ ai được biết đã mắc COVID-19, cho thấy khả năng lan truyền bệnh cho thấy khả năng lây nhiễm trong cộng đồng của COVID – 19. CDC hiện tại đang theo dõi trường hợp này rất cẩn thận.

Lây nhiễm — Hiện tại sự hiểu biết về sự truyền nhiễm của chúng ta vẫn chưa đầy đủ. Sự lây nhiễm từ người sang người được cho là thông qua chủ yếu các giỏt hô hấp, giống sự lây lan của bệnh cúm. Tuy nhiên, chính vì sự chưa chắc chắn về cơ chế lây truyền, các biện pháp phòng ngưà qua đường không khí thì vẫn chương được khuyến cáo thường xuyên ở một số quốc gia và trong các quy trình có rủi ro cao .( See ‘Infection control for suspected or confirmed cases’ below and ‘Society guideline links’ below.)

Điều tra dịch tễ học tại Vũ Hán đã xác định mối liên hệ ban đầu với một chợ thủy sản nơi hầu hết bệnh nhân đã làm việc hoặc đến thăm quan và sau đó đã đóng cửa để khử trùng [13]. Chợ hải sản này cũng bản cả thỏ sống, rắn và các động vật khác.

Tuy nhiên, khi dịch bệnh bùng phát, rất nhiều trường hợp xét nghiệm dương tính thì không có liên quan đến chợ hải sản này, cũng như nhiều trường hợp được xác định trên nhiều nhân viên Y tế chăm sóc bệnh nhân COVID-19. Vậy nên sự lây truyền từ người sang người được xác nhận tại Trung Quốc [14] và nhiều quốc gia khác [15,16].Ví dụ, tại Hoa Kỳ, giữa 11 bệnh nhân mắc COVID-19, thì 9 trong số đó đã đến Vũ Hán, Trung Quốc, và 2 người còn lại thì có tiếp xúc gần gũi với người đã được xác nhận dương tính với COVID-19 trong phòng thí nghiệm [17].

Việc phát hiện ARN của virus này trong mẫu bệnh phẩm hô hấp của người bệnh nhưng họ hoàn toàn không có triệu chứng cũng đã được báo cáo [18,19], và việc truyền Virus COVID-19 từ những người chưa có triệu chứng gì (trong giai đoạn ủ bệnh) cũng đã được mổ tả [20-23]. Tuy nhiên, mức độ lây nhiễm trong gian đoạn này vẫn chưa được xác định.

ARN của Virus COVID-19 cũng đã được phát hiện trong mẫu máu và phân, mặc dù chưa biết được những mẫu phẩm có chứa virus này có khả năng truyền bệnh hay không [24].

VI SINH

Phân tích trình tự bộ gen đầy đủ và phân tích về sự phát sinh của chủng loài này chỉ ra rằng coronavirus gây ra COVID-19 là một betacoronavirus trong cùng phân chi với Coronavirus gây hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) (cũng như một số coronavirus ở dơi), nhưng trong một nhánh khác. Cấu trúc của vùng gen liên kết với thụ thể rất giống với vùng này trên coronavirus của SARS. Nhóm nghiên cứu coronavirus của Ủy ban quốc tế về phân loại virus đã đề xuất rằng virus này được gọi teen là là virus hội chứng hô hấp cấp nặng – coronavirus 2 (SARS-CoV-2) [25].

Virus hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS), một loại betacoronavirus khác, có sự liên quan xa hơn [26,27]. Có sự giống nhau về trình tự RNA gần nhất với hai loại coronavirus của dơi và có vẻ như dơi là nguồn bệnh chính; liệu virus COVID-19 được truyền trực tiếp từ dơi hoặc thông qua một số cơ chế khác (ví dụ, thông qua một vật chủ trung gian) không xác định [28]. (Xem “Coronaviruses”, section on ‘Viral serotypes’.)

BIỂU HIỆN LÂM SÀNG

Thời gian ủ bệnh — Thời gian ủ bệnh của COVID-19 được cho là 14 ngày sau tiếp xúc/ phơi nhiễm, với đa số các trường hơp sẽ biểu hiện triệu chứng 5 ngày sau tiếp xúc [14].

Trong 1 gia đình bị nhiễm, thì sốt và các triệu chứng hô hấp xuất hiện từ sau 3 đến 6 ngày sau khi tiếp xúc giả định [29]. Tương tự, phân tích 10 bệnh nhân mắc COVID-19 có viêm phổi, thì thời gian ủ bệnh trung bình ước tính là năm ngày [14].

Biểu hiện lâm sàng — Viêm phổi dường như là biểu hiện nghiêm trọng và thường gặp nhất khi bị nhiễm bệnh, đặc trưng chủ yếu là sốt, ho, khó thở và thâm nhiễm phổi ở 2 phến trường trên phim X-quang [30-32]. Hầu hết các trường hợp mắc nhưng không nghiêm trọng, mặc dù nhiều bệnh nhân đã mắc sẵn những bệnh mãn tính hoặc bệnh hiểm nghèo[17,29-34]. Cụ thể, theo một báo cáo từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc (CNCDC) thì có khoảng 44,500 đã được xác định mắc bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh trong đó có :81% là nhẹ (không có hoặc viêm phổi nhẹ) , 14 % là nặng (ví dụ: khó thở, giảm nồng độ oxy trong máu, hoặc >50 % xuất hiện hình ảnh tổn thương đông đặc trên phổi phim trong vòng 24-48h), và 5% là nguy kịch (vd suy hô hấp, shock, rối loạn chức năng đa cơ quan) [35]. Tỷ lệ tử vong trong tổng các trường hợp là 2,3%; Chỉ có tử vong ở các trường hợp được báo cáo là nguy kịch . Theo WHO – China fact – find mission, tỷ lệ tử vong trong trường hợp nhiễm dao động từ 2 đến 4% ở Vũ Hán và là 0,7% trong phần còn lại của Trung Quốc [4]. Hầu hết các trường hợp tử vong thì là người cao tuổi hoặc các bệnh nhân đang mắc nhiều bệnh nghiêm trọng cùng lúc.

Ngoài các triệu chứng về đường hô hấp, còn có các triệu chứng tiêu hóa (ví dụ, buồn nôn và tiêu chảy) đã được báo cáo ở một số bệnh nhân, nhưng những điều này tương đối hiếm gặp [30,32]. Nhiễm trùng không triệu chứng cócũng được mô tả [16,29,36,37], nhưng tần suất xuất hiện của chúng là chưa rõ.

Ở những bệnh nhân mắc COVID-19, số lượng bạch cầu có thể thay đổi. Giảm bạch cầu, tăng bạch cầu, and giảm số lượng lympho cũng đã được báo cáo, mặc dù phổ biến nhất vẫn là giảm lympho bào [24]. Sự tăng cao của aminotransferase (men gan) cũng đã được đề cập. Khi nhập viện, nhiều bệnh nhân bị viêm phôi có nồng độ procalcitonin huyết thanh bình thường; tuy nhiên, ở những bệnh nhân cần được chăm sóc tại ICU thì procalcitonin lại có xu hướng tăng lên [30-32].

Theo WHO, thời gian phục hồi có thể là khoảng hai tuần đối với trường hợp nhẹ và ba đến sáu tuần cho trường hợp nặng [4].

Một số nghiên cứu đoàn hệ trên các bệnh nhân từ Vũ Hán mắc COVID-19 đã minh họa phạm vi các biểu hiện lâm sàng [30-32,38,39]. Trong một nghiên cứu mô tả 138 bệnh nhân bị viêm phổi COVID-19 ở Vũ Hán, tuổi trung vị là 56 tuổi (khoảng từ 42 đến 68 tuổi) [32]. Gần như tất cả (99 phần trăm) có sốt , 59 % bị ho khan và 35 % bị đau cơ. Khó thở xuất hiện ở 31% sau trung bình năm ngày bị bệnh. Giảm lympho thì phổ biến, và tất cả các bệnh nhân đều có bất thường nhu mô phổi trên chụp cắt lớp vi tính của ngực. Hội chứng suy hô hấp cấp tính xuất hiện ở 20 % bệnh nhân,và có thông khí cơ học trên 12,3 % bệnh nhân. Trong số sáu bệnh nhân tử vong, nồng độ D-dimer tăng hơn và giảm bạch cầu nghiêm trọng hơn so với những người sống sót. Trong một báo cáo trong số 21 bệnh nhân có COVID-19 được xác nhận dương tính trong phòng thí nghiệm không bị suy hô hấp nặng, bất thường ở phổi là nghiêm trọng nhất khoảng 10 ngày sau khi khởi phát triệu chứng [38].

Báo cáo về đoàn hệ tại các địa điểm bên ngoài Vũ Hán cũng đã mô tả các biểu hiện lâm sàng tương tự, mặc dù một số người cho rằng mức bệnh nhẹ có thể phổ biến hơn [40,41]. Ví dụ, trong một nghiên cứu về 62 bệnh nhân mắc COVID-19 tại tỉnh Chiết Giang của Trung Quốc, tất cả chỉ có một người bị viêm phổi, chỉ có hai người khó thở, và chỉ có một thở máy [41].

ĐÁNH GIÁ VÀ CHẨN ĐOÁN

Nghi ngờ trên lâm sàng và tiêu chuẩn xét nghiệm — Các tiếp cận quản lý ban đầu nên tập trung vào việc xác nhận có nhiễm hay không trên các trường hợp nghi ngờ, cách ly ngay lập tức và tổ chức các biện pháp kiểm soát nhiễm trùng. Hiện tại, việc xem xét mắc COVID-19 nên được thực hiện trên những bệnh nhân có sốt hoặc có các triệu chứng về đường hô hấp dưới:

  • Gần đây có (trong vòng 14 ngày) tiếp xúc gần gũi với một trường hợp được xác định nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19. Các BS lâm sàng cũng cần lưu ý về khả năng có nhiễm COVID-19 hay không đối với du khác hoặc người dân ở các địa điểm khác ngoài Trung Quốc. Nhưng nơi đó cũng đã có báo cáo về tình trạng nhiễm bệnh.

Xem xét khả năng mắc COVID-19 cũng nên được thực hiện ở những bệnh nhân đang có vấn đề nghiêm trọng về đường hô hấp dưới khi khi chưa xác định được nguyên, ngay cả khi không có tiếp xúc rõ ràng với người nghi mắc hoặc đã mắc COVID-19.

Khi có nghi ngờ mắc COVID-19 , các biện pháp kiểm soát lây nhiễm nên được thực hiên và các nhân viên y tế dự phòng cần được thông báo về điều này trước. Việc thảo luận về kiểm soát nhiễm biện sẽ được thảo luận ở 1 phần khác xem bên cạnh ( ‘Kiểm soát nhiễm trùng cho trường hợp được nghi ngờ hoặc được xác định mắc ‘ below.)

Các định nghĩa ca bệnh cụ thể và tiêu chí lâm sàng để theo đuổi đánh giá chẩn đoán có khác nhau một chút giữa các nhóm chuyên gia.

  • Tiêu chuẩn lâm sàng cho bệnh nhân được theo dõi từ Trung tâm phòng chống và kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) ở đây và được tóm tắt trong bản (Bảng 1).
  • ĐỊnh nghĩa case bệnh của WHO ở đây.
  • ĐỊnh nghĩa case bệnh của Trung tâm phòng chống và kiểm soát dịch bệnh châu âu Ở đây.

Xét nghiệm trong phòng thí nghiệm – Bệnh nhân đáp ứng các tiêu chí lâm sàng cho bệnh nhân đang được theo dõi hoặc định nghĩa cụ thể cho các trường hợp nghi ngờ, như đã thảo luận ở trên, nên được làm các xét nghiệm cho SARS-CoV-2( virus gây ra COVID-19 ), ngoài cần xét nghiệm các mầm bệnh đường hô hấp khác. (Xem “Phương pháp chẩn đoán viêm phổi cộng đồng ở người lớn”, Phần ‘Xét nghiệm chẩn đoán xác định nguyên nhân vi sinh. )

 

Tại Hoa Kỳ, CDC khuyến cáo thu thập mẫu bệnh phẩm để kiểm tra SARS-CoV-2 từđường hô hấp trên (vòm họng và hầu họng) và, nếu có thể, phần từ đường hô hấp dưới (đờm, hút khí quản hoặc rửa phế quản phế quản) [42]. Kích thích ho khạc đờm để lấy đờm là không được chỉ định. Mẫu vật bổ sung (ví dụ, phân, nước tiểu) cũng có thể được thu thập. Mẫu bệnh phẩm hô hấp thu thập nên được thực hiện trong phòng cách ly không khí.

RNA SARS-CoV-2 được phát hiện bằng phản ứng chuỗi polymerase; ở Hoa Kỳ, thử nghiệm làđược thực hiện bởi CDC hoặc phòng thí nghiệm đủ điều kiện của CDC [43]. Một xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 thì chẩn đoán xác định với COVID-19. Nếu xét nghiệm ban đầu là âm tính nhưng vẫn phải nghi ngờ về COVID-19, WHO đề nghị lấy mẫu lại và thử nghiệm từ nhiều vị trí đường hô hấp [44].

Vì lý do an toàn, mẫu vật từ bệnh nhân nghi ngờ hoặc được ghi nhận COVID-19 không nên nuôi cấy virus.

Tầm quan trọng của xét nghiệm tìm mầm bệnh khác đã được nêu rõ trong báo cáo 210 bệnh nhân có triệu chứng với nghi ngờ COVID-19; 30 xét nghiệm dương tính với mầm bệnh virus đường hô hấp khác và 11 xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 [17].

QUẢN LÝ

Chăm sóc tại bệnh viện — Quản lý bệnh nhân nghi ngờ hoặc đã ghi nhận mắc COVID-19 bao gồm đảm bảo kiểm soát nhiễm trùng thích hợp, (Xem ‘kiểm soát nhiểm trùng cho ca nghi ngờ hoặc xác nhận đã mắc’), và điều trị hỗ trợ. Hướng dẫn lâm sàng có thể tìm thấy trên trang web của World Health Organization (WHO) và Centers for Disease Control and Prevention (CDC) [24,45].

Chăm sóc cho nhiễm khuẩn huyết và ARDS sẽ được đề cập ở 1 phần khác. (See “Đánh giá và xử trí nghi ngờ nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng ở người lớn” and “Hội chứng suy hô hấp cấp ARDS : Chăm sóc hỗ trợ và thở ôxy ở người lớn”.)

WHO và CDC khuyến cáo glucocorticoids không được sử dụng ở bệnh nhân viêm phổi COVID-19trừ khi có các chỉ định khác (ví dụ, làm trầm trọng thêm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính) [24,45].

Glucocorticoids có liên quan đến tăng nguy cơ tử vong ở bệnh nhân mắc cúm và chậm thanh thải virus ở bệnh nhân mắc hội chứng hô hấp Trung Đông coronavirus(MERS-CoV). Mặc dù chúng được sử dụng rộng rãi trong điều trị hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS), không có bằng chứng tốt về lợi ích, và có bằng chứng thuyết phục về tác hạn ngắn hạn cũng như dài hạn của nó [46]. (Xem “Treatment of seasonal influenza in adults”, section on ‘Adjunctive therapies’ và “Middle East respiratory syndrome coronavirus: Treatment and prevention”, section on ‘Treatment’.)

Các thí nghiệm đang được thực hiện để chứng nhận việc dùng thuốc kháng vi-rút để điều trị COVID-19. Ví dụ, một số các thử nghiệm ngẫu nhiên đang được tiến hành để đánh giá hiệu quả của remdesivir đối với các trường họp mắc COVID -19 vừa hoặc nặng [47]. Remdesivir là một chất tương tự nucleotide mới có hoạt tính chống lại SARS-CoV-2 trong phòng thí nghiệm và các coronavirus liên quan (bao gồm SARS và MERS-CoV) cả trong ống nghiệm và trong nghiên cứu trên động vật [48,49]. Việc xem xét sử dụng Remdesivir (là 1 loại thuốc chưa được phê duyệt) trên bên nhân thông qua một nghiên cứu ứng dụng mới của thuốc đã được mô rả trong báo cáo case đầu tiên mắc COVID-19 tại Hoa Kỳ [50]. Bất kỳ tác dụng lâm sàng của Remdesivir đối với COVID-19 đều chưa được biết rõ.

Hiện tại cũng đang có những mối quan tâm đến chất ức chế protease kết hợp lopinavir-ritonavir, hiện đang được sử dụng cho điều trị nhiễm HIV. Tác nhân kết hợp này có hoạt tính in vitro chống lại SARS-CoV [51] và dường như có một số hoạt tính chống lại MERS-CoV trong nghiên cứu động vật [52]. Việc sử dụng tác nhân này để điều trị COVID-19 cũng đã được mô tả trong các báo cáo case bệnh [53,54], nhưng hiệu quả của nó không rõ ràng, và nó đang được đánh giá trong các thử nghiệm ngẫu nhiên lớn hơn.

Practitioners in China should be aware of local guidelines regarding treatment and also assess their patients for eligibility in available clinical trials. A registry of international clinical trials can be found on the WHO website and at clinicaltrials.gov.

Chăm sóc tại nhà – Quản lý tại nhà có thể phù hợp với bệnh nhân bị ở mức độ nhẹ.cách ly đầy đủ trong môi trường ngoại trú [24,45,55]. Quản lý bệnh nhân như vậy nên tập trung vào phòng ngừa lây truyền cho người khác, và theo dõi tiến triển lâm sàng, và cần nhắc việc nhập viện nếu tình trạng xấu đi.

Các khuyến nghị tạm thời về quản lý tại nhà của bệnh nhân mắc COVID-19 có thể tìm thấy lại websites của WHO CDC [55-57].

PHÒNG NGỪA

Trong môi trường chăm sóc sức khỏe

Kiểm soát nhiễm trùng cho các trường hợp nghi ngờ hoặc được xác nhận — Kiểm soát nhiễm trùng để hạn chế lây truyền là một thành phần thiết yếu của chăm sóc ở những bệnh nhân nghi ngờ hoặc được ghi nhận COVID-19. Trong 1 cáo về 138 bệnh nhân mắc COVID-19 tại Trung Quốc, ước tính có 43% trường hợp bị nhiễm mắc phải ở môi trường bệnh viện [32].

Những người bị nghi ngờ nhiễm bệnh trong cộng đồng nên được đeo khẩu trang y tế để

chứa dịch tiết hô hấp của họ để ngăng chúng phát tán và tìm kiếm sự chăm sóc y tế. (xem ‘Đáng giá và chẩn đoán’.)

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Hoa Kỳ choKhuyến cáo về kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) để kiểm soát nhiễm trùng hoặc nghi ngờxác nhận nhiễm trùng hơi khác nhau:

  • WHO Khuyến cáo Tiêu chuẩn, tiếp xúc, phòng ngừa các giọt, bảo vệ mắt hoặc mặt [58]. Việc bổ sung các biện pháp cách ly không khí để đảm bảo trong các quy trình/thủ thuật có tạo nên các giọt nhỏ, như đặt nội khí quản, thông khí không xâm lấn, mở khí quản, hồi sức tim phổi, thông khí thủ công trước khi đặt nội khí quản và nội soi phế quản.
  • CDC khuyến cáo Tiêu chuẩn, tiếp xúc, ngăn ngừa lây truyền trong không khí, với bảo vệ mắy [59]. Nếu bệnh nhân mắc được ở trong phòng cách ly không khí (vd phòng cách ly của bệnh nhân có áp lực âm) đó là 1 điều không dễ dàng, Bệnh nhan nên đeo khẩu trang và được cách ly trong 1 phòng riêng và đóng cửa căn phòng đó. và bất kỳ nhân viên nào bước vào phòng nên mặc đồ bảo hộ cá nhân phù hợp với đầy đủ trang thiết bị. Bệnh nhân nghi ngờ hoặc được xác nhận COVID-19 cần nhập viện và nên được chăm sóc trong một cơ sở có thể cung cấp một phòng cách ly không khí với người nhiễm.

Các yếu tố của các loại phòng ngừa kiểm soát lây nhiễm khác nhau được trình bày chi tiết trong bảnhg (table 2).

Đối với nhân viên chăm sóc sức khỏe đã tiếp xúc với COVID-19, CDC đã cung cấp Guildline về hạn chế và giám sát. Cách tiếp cận phụ thuộc vào thời gian tiếp xúc, các triệu chứng của bệnh nhân, cho dù bệnh nhân đang đeo khẩu trang, loại bảo vệ cho cá nhân và liệu có quy trình tạo nên các giọt nào có đang được thực hiện hay không.

Liên kết đến các hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm bổ sung được tìm thấy dưới đây. (Xem ‘Society guideline links’ below.)

Ngừng các biện pháp phòng ngừa — Quyết định ngừng các biện pháp phòng ngừa kiểm soát lây nhiễm cho bệnh nhân mắc COVID-19 nên được thực hiện trên cơ sở từng trường hợp với sự tư vấn của các chuyên gia trong phòng chống lây nhiễm và các nhân viện y tế công cộng. Các yếu tố để thông báo ngừng kiếm soát phòng ngừa bao gồm: cải thiện về các dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng và kết quả âm tính của polymerase sao chép ngược trong xét nghiệm RT-PCR cho SARS-CoV-2 trên hai mẫu bệnh phẩm mũi họng và họng (nghĩa là tổng cộng bốn mẫu, mỗi mẫu được xử lý riêng), với mỗi cặp được thu thập ≥24 giờ riêng biệt [60].

Xét nghiệm RT-PCR dương tính với SARS-CoV-2 đã được báo cáo ttại bốn phòng thí nghiêm trên bệnh nhân mắc COVID-19 sau khi họ đã cải thiện lâm sàng và xét nghiệm âm tính trên hai xét nghiệm liên tiếp [61]. Ý nghĩa lâm sàng của phát hiện này vẫn không chắc chắn, không biết liệu những cá nhân này có tiếp tục mang virus truyền nhiễm.

Khử trùng môi trường — Để giúp giảm sự lây lan của virus COVID-19, kiểm soát sự lây nhiễm trong môi trường cũng nên được thực hiện [55,57-59,62]. Ở Hoa Kỳ tại môi trường chăm sóc sức khỏe, thì CDC nêu quy trình làm sạch và khử trùng thường quy phù hợp với COVID-19 Virus [59]. Sản phẩm để khử trùng môi trường được Cơ quan Bảo vệ môi trường phê duyệt dành cho mầm bệnh virus mới nên được sử dụng. Hướng dẫn cụ thể về các biện pháp khử trùng môi trường, bao gồm cả những biện pháp được sử dụng ở môi trường trong nhà, có sẵn trên các trang web của CDC WHO . Thông tin bổ sung. (Xem “Coronaviruses”, section on ‘Treatment and prevention’.)

Ngăn ngừa phơi nhiễm cộng đồng — WHO khuyên các biện pháp chung để giảm lây nhiễm, bao gồm rửa tay thường xuyên, giữ vệ sinh đường hô hấp (ví dụ, bao gồm ho) và tránh tiếp xúc gần gũi với động vật sống hoặc chết và các cá thể bị bệnh.

Lưu ý rằng đối với những người không có triệu chứng hô hấp, đeo khâu trang y tế trong cộng đồng là không bắt buộc, ngay cả khi COVID-19 phổ biến trong khu vực; đeo khẩu trang không làm giảm tầm quan trọng của các biện pháp chung khác để ngăn ngừa nhiễm bệnh, và nó có thể dẫn đến lãng phí không cần thiết và khan hiếm nguồn cung [63]. Tại Hoa Kỳ, CDC cũng không khuyến nghị sử dụng khẩu trang y tế cho cá nhân không có triệu chứng trong cộng đồng [2].

Tuy nhiên, những người đang chăm sóc bệnh nhân nghi ngờ hoặc đã xác nhận mắc COVID-19 tại nhà, tuy nhiên,nên đeo khẩu trang y tế vừa khít khi ở cùng phòng với bệnh nhân đó.

Các biện pháp y tế công cộng toàn cầu — Vào ngày 30 tháng 1 năm 2020, WHO đã tuyên bố dịch COVID-19 là Tình trạng khẩn cấp y tế công cộng Quốc tế. Với số lượng ngày càng tăng của các trường hợp mắc ở các nước bên ngoài Trung Quốc gây lo ngại về sự lây lan của virus trên toàn cầu, WHO đã chỉ ra ba ưu tiên cho các quốc gia: bảo vệ nhân viên y tế, gắn kết cộng đồng để bảo vệ những người có nguy cơ cao nhất là những người mắc bệnh nghiêm trọng (ví dụ, người lớn tuổi và những người mắc bệnh nội khoa) và hỗ trợ các quốc gia dễ bị thiệt hại các mặc trong việc ngăn chặn bệnh dịch lan truyền [4].

WHO không khuyến nghị hạn chế đi lại quốc tế nhưng không thừa nhận việc hạn chế đi lại quốc tế. Hạn chế có thể tạm thời hữu ích trong một số trường hợp WHO khuyên cần phải kiếm tra / sàng lọc lối ra cho khách du lịch quốc tế từ các khu vực có truyền virus COVID-19 liên tục để xác định các cá nhân bị sốt, ho hoặc có nguy cơ phơi nhiễm cao [64,65]. Nhiều quốc gia cũng thực hiện nhập cảnhsàng lọc (ví dụ, nhiệt độ, đánh giá các dấu hiệu và triệu chứng). Thông tin chi tiết hơn có sẵn trên WHO website.

Tại Hoa Kỳ, CDC hiện khuyến nghị các cá nhân tránh tất cả các chuyến du lịch không cần thiết đến Trung Quốc đại lục [66]; cá nhân trở về từ Trung Quốc sẽ được yêu cầu trải qua sàng lọc các dấu hiệu bệnh khi đến và được theo dõi (có khả năng kiểm dịch) bởi các quan chức y tế trong 14 ngày. Công dân nước ngoài đã ở Trung Quốc trong 14 ngày đổ lại đây có thể tạm thời bị đình chỉ nhập cảnh. CDC cũng khuyến nghị là không cần thiết đối với di chuyển đến Hàn Quốc và đã phát hành tư vấn đi lại về các địa điểm khác tại cộng đồng có truyền nhiễm đã được báo cáo[66]. CDC website cung cấp các hướng dẫn, cập nhật về Hạn chế Di chuyển/đi lại cũng như đánh giá nguy cơ rủi ro và quản lý với người có nghi ngờ tiếp xúc với COVID-19.

Mặc dù nhiều trường hợp COVID-19 có thể được phát hiện thông qua sàng lọc – kiểm tra tại lối vàp sân bay, một số trường hợp có thể bị bỏ sót. Ví dụ, ở Đức, 114 du khách trở về từ Vũ Hán được coi là

không có triệu chứng trong quá trình sàng lọc kiểm tra tại lối vào, nhưng khi xét nghiệm vi rút COVID-19 bằng RT-PCR, hai người đã dương tính [18]. Tuy nhiên, vai trò của bệnh nhân không có triệu chứng trong việc truyền nhiễm cho người khác chưa rõ ràng, và do đó giá trị xét nghiệm PCR của các cá nhân không có triệu chứng khi nhập cảnh, vẫn chưa rõ ràng. (See ‘Transmission’ above.)

ĐỐI TƯỢNG ĐẶC BIỆT

Phụ nữ mang thai – Thông tin tối thiểu có sẵn về COVID-19 trong khi mang thai [67-69]. Trong hai báo cáo bao gồm tổng cộng 18 phụ nữ mang thai nghi ngờ hoặc được xác nhận mắc COVID-19

, không có bằng chứng trong phòng thí nghiệm về việc truyền virut sang trẻ sơ sinh [67,69]. Tuy nhiên, hai trường hợp nhiễm bệnh sơ sinh đã được ghi nhận mắc [68]. Trong một trường hợp, chẩn đoán được thực hiện vào lúc 17 ngày tuổi sau khi tiếp xúc gần gũi với mẹ của trẻ sơ sinh và một bà mẹ nuôi con đều bị nhiễm virus. Trường hợp khác được chẩn đoán 36 giờ sau khi sinh; nguồn và thời gian truyền trong trường hợp đó là không rõ ràng.

Cách tiếp cận để phòng ngừa, đánh giá, chẩn đoán và điều trị cho phụ nữ mang thai nghi ngờ

COVID-19 phải tương tự như ở những người không mang thai (như được mô tả ở trên), với

xem xét rằng phụ nữ mang thai bị nhiễm bệnh đường hô hấp nghiêm trọng khác, chẳng hạn như

cúm, hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) -CoV, hoặc hội chứng hô hấp Trung Đông

(MERS) -CoV, dường như dễ bị tổn thương hơn khi xuất hiện di chứng nặng.

Ngoài ra, Trường Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) chỉ định rằng trẻ sơ sinh, sinh ra từ những bà mẹ có mắc COVID-19 nên được coi là một bệnh nhân đang được điều tra, cách ly và đánh giá thích hợp [70]. (See ‘Evaluation and diagnosis’ above.)

Không biết liệu virus có thể truyền qua sữa mẹ hay không; tuy nhiên, truyền giọt có thể xảy ra thông qua tiếp xúc gần gũi trong thời gian cho con bú. ACOG khuyên các mẹ nên mắc COVID-19 hoặc các bà mẹ có triệu chứng nghi ngờ COVID-19 thực hiện các biện pháp phòng ngừa truyền cho trẻ sơ sinh trong thời gian cho con bú (bao gồm cả vệ sinh tay và sử dụng khẩu trang) hoặc xem xét có một loại thức ăn riêng khác thay thế sữa mẹ cho trẻ sơ sinh [70].

LIÊN KẾT ĐẾN CÁC GUIDELINE TỪ CỘNG ĐỒNG

Liên kết đến các Guildline do xã hội và chính phủ cung cấp từ các quốc gia và khu vực được lựa chọn trên toàn thế giới . (See “Society guideline links: Coronavirus disease 2019 (COVID-19)”.)

THÔNG TIN CHO BỆNH NHÂN

UpToDate cung cấp hai loại tài liệu giáo dục bệnh nhân là “Cơ bản” và “Ngoài những điều cơ bản”. Các khái niệm cơ bản về giáo dục bệnh nhân được viết bằng ngôn ngữ đơn giản, ở cấp độ đọc từ cấp độ 5 đến 6 và họ trả lời bốn hoặc năm câu hỏi chính mà bệnh nhân có thể có về một tình trạng nhất định. Những bài viết là tốt nhất cho những bệnh nhân muốn có một cái nhìn tổng quát và những người thích ngắn gọn, dễ đọc nguyên vật liệu. Ngoài những điều cơ bản, giáo dục bệnh nhân lâu dài, tinh vi hơn và nhiều hơn nữa những chi tiết. Những bài viết này được viết ở cấp độ đọc từ 10 đến 12 và tốt nhất cho bệnh nhân người muốn có thông tin chuyên sâu và có hiểu biết với một số từ chuyên ngành y tế. Dưới đây là các bài viết giáo dục bệnh nhân có liên quan đến chủ đề này. Chúng tôi khuyến khích bạn in hoặc e- mail những chủ đề này cho bệnh nhân của bạn. (Bạn cũng có thể định vị các bài viết giáo dục bệnh nhân trên nhiều chủ đề bằng cách tìm kiếm trên “thông tin bệnh nhân” và (các) từ khóa quan tâm.)

TÓM TẮT VÀ KIẾN NGHỊ

  • Vào cuối năm 2019, có một loại coronavirus mới, hiện được gọi là SARS-CoV-2, được xác định là nguyên nhân gây ra dịch bệnh hô hấp cấp tính ở Vũ Hán, một thành phố ở Trung Quốc. Vào tháng 2 năm 2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã gọi tên bệnh là bệnh COVID-19, viết tắt của bệnh do coronavirus 2019. (Xem phần ‘Giới thiệu’ ở trên.)
  • Kể từ các báo cáo đầu tiên về COVID-19, sự lây nhiễm đã lan rộng tới hơn 70.000 trường hợp ở Trung Quốc và các trường hợp gia tăng trên toàn thế giới, khiến WHO phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng (tình trạng khẩn cấp toàn cầu) vào cuối tháng 1 năm 2020. (Xem phần ‘Dịch tễ học’ ở trên.)
  • Đánh giá khả năng mắc COVID-19 nên được xem xét chủ yếu ở những bệnh nhân bị sốt và / hoặc các triệu chứng đường hô hấp dưới, có cư trú hoặc gần đây (trong vòng 14 ngày trước đó) đã đi đến các khu vực đã được báo cáo về sự lây truyền trong cộng đồng (ví dụ: Trung Quốc, Nam Hàn Quốc, Ý, Iran, Nhật Bản) hoặc những người gần đây đã liên hệ chặt chẽ với một trường hợp được xác nhận hoặc nghi ngờ về COVID-19. Các bác sĩ lâm sàng cũng cần lưu ý về khả năng mắc COVID-19 ở những bệnh nhân mắc bệnh hô hấp nặng khi không xác định được nguyên nhân nào khác. Ở Hoa Kỳ, các tiêu chí cụ thể cho bệnh nhân đang được điều tra được nêu trong bảng (bảng 1 – ở dưới cùng của bài viết). (Xem ‘Đặc điểm lâm sàng’ ở trên và ‘Đánh giá và chẩn đoán’ ở trên.)
  • Khi nghi ngờ COVID-19, các biện pháp kiểm soát nhiễm trùng nên được thực hiện và các nhân viên y tế công cộng phải được thông báo, chuẩn bị trước. Trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe tại Hoa Kỳ, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) khuyến nghị các biện pháp phòng ngừa tiêu chuẩn, tiếp xúc và không khí (bảng 2 – ở dưới cùng của bài viết), cũng như bảo vệ mắt. (Xem control Kiểm soát nhiễm trùng đối với các trường hợp nghi ngờ hoặc được xác nhận ‘ở trên.)
  • Ngoài xét nghiệm tìm mầm bệnh đường hô hấp khác, mẫu bệnh đường hô hấp trên và dưới phải được xét nghiệm SARS-CoV-2. Mẫu vật bổ sung (ví dụ, phân, nước tiểu) cũng có thể được thu thập. (Xem phần ‘Đánh giá và chẩn đoán’ ở trên.)
  • Quản lý bao gồm chăm sóc hỗ trợ. Quản lý tại nhà có thể có thể cho những bệnh nhân mắc bệnh nhẹ có thể cách ly đầy đủ trong môi trường ngoại trú. (Xem ‘Quản lý’ ở trên.)
  • Để giảm nguy cơ lây truyền trong cộng đồng, các cá nhân nên được rửa tay thường xuyên, thực hành giữ vệ sinh đường hô hấp (ví dụ, che miệng khi ho) và tránh tiếp xúc gần với người bệnh, nếu có thể. Khẩu trang y tế không được khuyến cáo thường xuyên cho các cá nhân không có triệu chứng để ngăn ngừa phơi nhiễm trong cộng đồng. (Xem phần ‘Ngăn chặn phơi nhiễm trong cộng đồng’ ở trên.)
  • WHO đã ban hành hướng dẫn tạm thời về định nghĩa ca bệnh giám sát, chẩn đoán trong phòng thí nghiệm và quản lý lâm sàng. CDC cũng đã ban hành hướng dẫn tạm thời. (Xem ‘Liên kết hướng dẫn xã hội’ ở trên.)

 

BẢNG BIỂU

Tiêu chí lâm sàng của CDC cho bệnh nhân đang điều tra COVID-19

Đặc điểm lâm sàng Nguy cơ dịch tễ
Sốt * hoặc các dấu hiệu / triệu chứng của đường hô hấp dướibệnh (ví dụ, ho hoặc khó thở) PLUS Bất kỳ người nào, kể cả nhân viên y tế, người cóđã liên hệ chặt chẽ với một bệnh nhân đã có XN dương tính Δ◊Bệnh nhân COVID-19 trong vòng 14 ngày kể từ ngàytriệu chứng khởi phát
Sốt * các dấu hiệu / triệu chứng của đường hô hấp dướibệnh (ví dụ, ho hoặc khó thở) PLUS Lịch sử di chuyển từ tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc trong vòng 14 ngày kể từ khi xuất hiện triệu chứng
Sốt * các dấu hiệu / triệu chứng của đường hô hấp dướibệnh (ví dụ, ho hoặc khó thở) cầnnhập viện PLUS Lịch sử du lịch từ Trung Quốc đại lục trong vòng 14 ngày kể từ khi xuất hiện triệu chứng

Các tiêu chí được dự định để phục vụ như hướng dẫn để đánh giá. Bệnh nhân nên được đánh giá và thảo luận với công chúng, sở y tế trên cơ sở từng trường hợp. Đối với những người bị bệnh nặng, xét nghiệm có thể được xem xét khi lịch sử tiếp xúc là không rõ ràng (ví dụ, du lịch hoặc tiếp xúc không chắc chắn, hoặc không có tiếp xúc đã biết) và một nguyên nhân khác đã không được xác định

COVID-19: bệnh coronavirus 2019; CDC: Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ; NIOSH: Quốc giaViện An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp.

* Sốt có thể chủ quan hoặc được xác nhận.

Định nghĩa CDC về tiếp xúc gần (bất kỳ điều nào sau đây):

  • Nằm trong khoảng 6 feet (2 mét) của bệnh nhân mắc COVID-19 trong một thời gian dài trong khi không đeo thiết bị bảo hộ cá nhân được đề nghị (ví dụ: áo choàng, găng tay, mặt nạ N95 dùng một lần được chứng nhận NIOSH, mắt sự bảo vệ); tiếp xúc gần gũi có thể xảy ra trong khi chăm sóc, sống cùng, thăm hỏi hoặc chia sẻ khu vực hoặc phòng chờ chăm sóc sức khỏevới một bệnh nhân mắc COVID-19.
  • Tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết truyền nhiễm của bệnh nhân mắc COVID-19 (ví dụ, bị ho) trong khi không mặc thiết bị bảo vệ cá nhân.

Dữ liệu để định nghĩa liên hệ chặt chẽ bị hạn chế.

Cân nhắc khi đánh giá liên hệ chặt chẽ bao gồm thời gian phơi nhiễm (ví dụ, thời gian phơi nhiễm lâu hơn có khả năng làm tăng nguy cơ phơi nhiễm) và các triệu chứng lâm sàng của người mắc COVID-19(ví dụ, ho có khả năng làm tăng nguy cơ phơi nhiễm cũng như phơi nhiễm với bệnh nhân bị bệnh nặng). Cần xem xét đặc biệt cho những người tiếp xúc trong các môi trường chăm sóc sức khỏe.

Δ Tài liệu đến từ trong phòng thí nghiệm của COVID-19 có thể không được thực hiện đối với khách du lịch hoặc người chăm sóc bệnh nhân ởcác nước khác.

◊ Thể loại này cũng bao gồm bất kỳ thành viên của một nhóm các bệnh nhân cấp tính nghiêm trọng bệnh hô hấp dưới (ví dụ, viêm phổi,hội chứng suy hô hấp cấp tính) không rõ nguyên nhân trong đó COVID-19 đang được xem xét phải nhập viện.Những người như vậy nên được đánh giá với sự tư vấn của các sở y tế tiểu bang và địa phương bất kể lịch sử di chuyển.

  • Dành cho những người đã đến Trung Quốc trong vòng 14 ngày và thường xuyên được các sở y tế địa phương theo dõi hoặc được giới thiệu để đánh giá từ sàng lọc , xét nghiệm COVID-19 có thể được xem xét theo quyết định của sức khỏe. Các quan chức cho tất cả những người bị bệnh sốt và các triệu chứng hô hấp dưới (những người nhập viện và những người không nhập viện).

Adapted from: United States Centers for Disease Control and Prevention. Interim Guidance for Healthcare Professionals.

https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-nCoV/hcp/clinical-criteria.html (Accessed February 14 2020).

Các loại biện pháp phòng ngừa kiểm soát nhiễm trùng

Loại

đề phòng

Bệnh nhân được chọn Yêu cầu chính
Tiêu chuẩn Tất cả bệnh nhân Thực hiện vệ sinh tay trước và sau mỗi lần tiếp xúc với bệnh nhân. *

Găng tay, áo choàng, bảo vệ mắt theo yêu cầu.

Xử lý an toàn hoặc làm sạch các dụng cụ và vải lanh.

Khi ho: Bệnh nhân và khách nên che mũi hoặc

miệng khi ho, vứt bỏ ngay các mô đã sử dụng và

Thực hành vệ sinh tay sau khi tiếp xúc với dịch tiết đường hô hấp

Tiếp xúc Colonization of any bodily site with

multidrug-resistant bacteria

(MRSA, VRE, drug-resistant gram-

negative organisms)

Enteric infections (Norovirus,

Clostridioides [formerly

Clostridium] difficile*, Escherichia

coli O157:H7)

Viral infections (HSV, VZV, RSV ,

parainfluenza, enterovirus,

rhinovirus, certain coronaviruses

[eg, COVID-19, MERS-CoV])

Scabies

Impetigo

Noncontained abcesses or

decubitus ulcers (especially for

Staphylococcus aureus and group

A Streptococcus)§

Ngoài các biện pháp phòng ngừa tiêu chuẩn:

Phòng riêng; Phòng cho 1 nhóm người nếu cần thiết.

Găng tay cần thiết khi vào phòng. Thay găng tay sau khi tiếp xúc

với chất tiết bị ô nhiễm.

Áo choàng cần thiết nếu quần áo có thể tiếp xúc với bệnh nhân

hoặc bề mặt môi trường hoặc nếu bệnh nhân bị tiêu chảy.

Giảm thiểu rủi ro ô nhiễm môi trường trong quá trình bệnh nhân

vận chuyển (ví dụ, bệnh nhân có thể được đặt trong một chiếc áo choàng).

Các mặt hàng không quá đắt đỏ cũng nên được dành riêng cho một bệnh nhân nếu khả thi.

 

Giọt nhỏ Known or suspected:

Neisseria meningitidis

Haemophilus influenzae type B

Mycoplasma pneumoniae

Bordetella pertussis

Group A Streptococcus§

Diphtheria

Pneumonic plague

Influenza

Rubella

Mumps

Adenovirus

Parvovirus B19

Rhinovirus

Certain coronaviruses¥

Ngoài các biện pháp phòng ngừa tiêu chuẩn:

Phòng riêng; Phòng cho 1 nhóm người nếu cần thiết.

Đeo khẩu trang khi trong vòng ba feet của bệnh nhân.

Đeo khẩu trang cho bệnh nhân trong quá trình vận chuyển.

Khi ho: Bệnh nhân và khách nên che mũi hoặc

miệng khi ho, vứt bỏ ngay các mô đã sử dụng và

Thực hành vệ sinh tay sau khi tiếp xúc với dịch tiết đường hô hấp.

 

Không khí Known or suspected:

Tuberculosis

Varicella

Measles

Smallpox

Certain coronaviruses¥

Ebola

Ngoài các biện pháp phòng ngừa tiêu chuẩn:

Đặt bệnh nhân trong AIIR (phòng áp lực âm được theo dõi

với ít nhất 6 đến 12 trao đổi không khí mỗi giờ).

Khí thải phòng phải được thải ra ngoài trời thích hợp hoặc

chuyển qua bộ lọc HEPA trước khi tuần hoàn trong

bệnh viện

Phải đeo khẩu trang được chứng nhận khi vào phòng của

bệnh nhân bị chẩn đoán hoặc nghi ngờ mắc bệnh lao. Dễ mắc

cá nhân không nên vào phòng bệnh nhân có xác nhận

hoặc nghi ngờ mắc sởi hoặc thủy đậu.

Vận chuyển của bệnh nhân nên được giảm thiểu; bệnh nhân nên

đeo khẩu trang nếu vận chuyển trong bệnh viện là không thể tránh khỏi.

Khi ho: Bệnh nhân và khách nên che mũi hoặc

miệng khi ho, vứt bỏ ngay các mô đã sử dụng và

Thực hành vệ sinh tay sau khi tiếp xúc với dịch tiết đường hô hấp.

 

This system of isolation precautions is recommended by the United States Healthcare Infection Control Practices Advisory Committee.

MRSA: methicillin-resistant S. aureus; VRE: vancomycin-resistant enterococci; RSV: respiratory syncytial virus; HSV: herpes

simplex virus; VZV: varicella-zoster virus; COVID-19: coronavirus disease-2019; MERS-CoV: Middle East Respiratory Syndrome coronavirus; AIIR: airborne infection isolation room; HEPA: high-efficiency particulate aerator; SARS: severe acute respiratory syndrome.

  • Alcohol-based hand disinfectant is an acceptable alternative to soap and water in all situations EXCEPT in the setting of norovirus and difficile infection, for which soap and water should be used.

¶ Many hospitals favor simplifying the approach to isolation precautions for viral respiratory pathogens by placing all patients with suspected viral illness on both contact and droplet precautions.

RSV may be transmitted by the droplet route but is primarily spread by direct contact with infectious respiratory secretions. Droplet precautions are not routinely warranted but are appropriate if the infecting agent is not known, if the patient may be coinfected with other pathogens that require droplet precautions, and/or if there is a chance of exposure to aerosols of infectious respiratory secretions.

◊ The most important route of transmission for rhinovirus is via droplets; contact precautions should be added if copious moist secretions and close contact are likely to occur (eg, young infants).

  • Patients with invasive group A streptococcal infection associated with soft tissue involvement warrant both droplet precautions and contact precautions. Droplet precautions alone are warranted for patients with streptococcal toxic shock or streptococcal pneumonia, as well as for infants and young children in the setting of pharyngitis or scarlet fever. Droplet and contact precautions may be discontinued after the first 24 hours of antimicrobial therapy.

¥ Refer to UpToDate topics on coronaviruses, including COVID-19, MERS-CoV, and SARS, for specific information on infection control precautions.

‡ Refer to the UpToDate topic on prevention of Ebola virus infection for full discussion of infection control issues.

Data from Siegel JD, Rhinehart E, Jackson M, et al. 2007 Guideline for isolation precautions: preventing transmission of infectious agents in health care settings. Am J Infect Control 2007; 35:S65.

Contributor Disclosures

Kenneth McIntosh, MD Nothing to disclose Martin S Hirsch, MD Nothing to disclose Allyson Bloom, MD Nothing to disclose

Contributor disclosures are reviewed for conflicts of interest by the editorial group. When found, these are addressed by vetting through a multi-level review process, and through requirements for references to be provided to support the content. Appropriately referenced content is required of all authors and must conform to UpToDate standards of evidence.

Conflict of interest policy

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. World Health Organization. Director-General’s remarks at the media briefing on 2019-nCoV on 1 1 February 2020. https://www.who.int/dg/speeches/detail/who-director-general-s-remarks-at-the -media-briefing-on-2019-ncov-on-11-february-2020 (Accessed on February 12, 2020).
  1. Centers for Disease Control and Prevention. 2019 Novel coronavirus, Wuhan, China. Informatio n for Healthcare Professionals. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-nCoV/hcp/index.html (Ac cessed on February 14, 2020).
  1. World Health Organization. Novel Coronavirus (2019-nCoV) technical guidance. https://www.wh o.int/emergencies/diseases/novel-coronavirus-2019/technical-guidance (Accessed on February 14, 2020).
  1. WHO Director-General’s opening remarks at the media briefing on COVID-19 – 24 February 202 0 https://www.who.int/dg/speeches/detail/who-director-general-s-opening-remarks-at-the-media-briefing-on-covid-19—24-february-2020 (Accessed on February 26, 2020).
  1. National Health Commission of the People’s Republic of China. New coronavirus cases rise to 5 71 in Chinese mainland. January 23, 2020. http://en.nhc.gov.cn/2020-01/23/c_76004.htm (Acce ssed on January 23, 2020).
  1. European Centre for Disease Prevention and Control. Novel coronavirus in China. https://www.e cdc.europa.eu/en/novel-coronavirus-china (Accessed on January 23, 2020).
  1. World Health Organization. WHO Disease outbreak news: Novel Coronavirus – Republic of Kor ea (ex-China). January 21, 2020. https://www.who.int/csr/don/21-january-2020-novel-coronaviru s-republic-of-korea-ex-china/en/ (Accessed on January 21, 2020).
  1. Centers for Disease Control and Prevention. First travel-related case of 2019 novel coronavirus detected in United States, January 21, 2020. https://www.cdc.gov/media/releases/2020/p0121-n ovel-coronavirus-travel-case.html (Accessed on January 21, 2020).
  1. Centers for Disease Control and Prevention. Second travel-related case of 2019 novel coronavir us detected in United States, January 24, 2020. https://www.cdc.gov/media/releases/2020/p012 4-second-travel-coronavirus.html (Accessed on January 24, 2020).
  1. European Centre for Disease Prevention and Control. Geographical distribution of 2019-nCov c ases. https://www.ecdc.europa.eu/en/geographical-distribution-2019-ncov-cases (Accessed on January 26, 2020).
  1. Centers for Disease Control and Prevention. 2019 Novel Coronavirus (2019-nCoV) in the US. ht tps://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/cases-in-us.html (Accessed on February 10, 2020).
  1. Coronavirus disease 2019 (COVID-19) Situation Report – 36. February 25, 2020. https:// www.who.int/docs/default-source/coronaviruse/situation-reports/20200225-sitrep-36-covid-19.pd f?sfvrsn=2791b4e0_2 (Accessed on February 26, 2020).
  1. World Health Organization. Novel coronavirus situation report -2. January 22, 2020. https://ww w.who.int/docs/default-source/coronaviruse/situation-reports/20200122-sitrep-2-2019-ncov.pdf (Accessed on January 23, 2020).
  1. Li Q, Guan X, Wu P, et al. Early Transmission Dynamics in Wuhan, China, of Novel Coronavirus-Infected Pneumonia. N Engl J Med 2020.

 

  1. Phan LT, Nguyen TV, Luong QC, et al. Importation and Human-to-Human Transmission of a Novel Coronavirus in Vietnam. N Engl J Med 2020.

 

  1. Liu YC, Liao CH, Chang CF, et al. A Locally Transmitted Case of SARS-CoV-2 Infection in N Engl J Med 2020.

 

  1. Bajema KL, Oster AM, McGovern OL, et al. Persons Evaluated for 2019 Novel Coronavirus – United States, January 2020. MMWR Morb Mortal Wkly Rep 2020; 69:166.

 

  1. Hoehl S, Berger A, Kortenbusch M, et al. Evidence of SARS-CoV-2 Infection in Returning Travelers from Wuhan, China. N Engl J Med 2020.

 

  1. Zou L, Ruan F, Huang M, et al. SARS-CoV-2 Viral Load in Upper Respiratory Specimens of Infected Patients. N Engl J Med 2020.
  1. Rothe C, Schunk M, Sothmann P, et al. Transmission of 2019-nCoV Infection from an Asymptomatic Contact in Germany. N Engl J Med 2020.

 

  1. Kupferschmidt K. Study claiming new coronavirus can be transmitted by people without sympto ms was flawed. Science. February 3, 2020. https://www.sciencemag.org/news/2020/02/paper-n on-symptomatic-patient-transmitting-coronavirus-wrong (Accessed on February 04, 2020).
  1. Yu P, Zhu J, Zhang Z, et al. A familial cluster of infection associated with the 2019 novel coronavirus indicating potential person-to-person transmission during the incubation period. J Infect Dis 2020.

 

  1. Bai Y, Yao L, Wei T, et al. Presumed Asymptomatic Carrier Transmission of COVID-19. JAMA

 

  1. Centers for Disease Control and Prevention. Interim Clinical Guidance for Management of Patie nts with Confirmed 2019 Novel Coronavirus (2019-nCoV) Infection, Updated February 12, 2020. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/hcp/clinical-guidance-management-patients.html (A ccessed on February 14, 2020).
  1. https://www.biorxiv.org/content/10.1101/2020.02.07.937862v1, (Accessed on February 12, 202 0).
  1. Zhu N, Zhang D, Wang W, et al. A Novel Coronavirus from Patients with Pneumonia in China, N Engl J Med 2020; 382:727.

 

  1. Lu R, Zhao X, Li J, et al. Genomic characterisation and epidemiology of 2019 novel coronavirus: implications for virus origins and receptor binding. Lancet 2020; 395:565.

 

  1. Perlman S. Another Decade, Another Coronavirus. N Engl J Med 2020; 382:760.

 

  1. Chan JF, Yuan S, Kok KH, et al. A familial cluster of pneumonia associated with the 2019 novel coronavirus indicating person-to-person transmission: a study of a family cluster. Lancet 2020; 395:514.

 

  1. Huang C, Wang Y, Li X, et al. Clinical features of patients infected with 2019 novel coronavirus in Wuhan, China. Lancet 2020; 395:497.

 

  1. Chen N, Zhou M, Dong X, et al. Epidemiological and clinical characteristics of 99 cases of 2019 novel coronavirus pneumonia in Wuhan, China: a descriptive study. Lancet 2020; 395:507.

 

  1. Wang D, Hu B, Hu C, et al. Clinical Characteristics of 138 Hospitalized Patients With 2019 Novel Coronavirus-Infected Pneumonia in Wuhan, China. JAMA 2020.
  1. Kui L, Fang YY, Deng Y, et al. Clinical characteristics of novel coronavirus cases in tertiary hospitals in Hubei Province. Chin Med J (Engl) 2020.

 

  1. Yang X, Yu Y, Xu J, at al.. Clinical course and outcomes of critically ill patients with SARS-CoV-2 pneumonia in Wuhan, China: a single-centered, retrospective, observational study. Lancet

 

  1. Wu Z, McGoogan JM. Characteristics of and Important Lessons From the Coronavirus Disease 2019 (COVID-19) Outbreak in China: Summary of a Report of 72 314 Cases From the Chinese Center for Disease Control and Prevention. JAMA 2020.

 

  1. Wei M, Yuan J, Liu Y, et al. Novel Coronavirus Infection in Hospitalized Infants Under 1 Year of Age in China. JAMA 2020.

 

  1. World Health Organization. Coronavirus disease 2019 (COVID-19) Situation Report – 28. http s://www.who.int/docs/default-source/coronaviruse/situation-reports/20200217-sitrep-28-covid-1 9.pdf?sfvrsn=a19cf2ad_2 (Accessed on February 18, 2020).
  1. Pan F, Ye T, Sun P, et al. Time Course of Lung Changes On Chest CT During Recovery From 2019 Novel Coronavirus (COVID-19) Pneumonia. Radiology 2020; :200370.

 

  1. Shi H, Han X, Jiang N, et al.. Radiological findings from 81 patients with COVID-19 pneumonia in Wuhan, China: a descriptive study. Lancet 2020.

 

  1. Chang, Lin M, Wei L, et al. Epidemiologic and Clinical Characteristics of Novel Coronavirus Infections Involving 13 Patients Outside Wuhan, China. JAMA 2020.

 

  1. Xu XW, Wu XX, Jiang XG, et al.. Clinical findings in a group of patients infected with the 2019 novel coronavirus (SARS-Cov-2) outside of Wuhan, China: retrospective case series. BMJ

 

  1. Interim Guidelines for Collecting, Handling, and Testing Clinical Specimens from Persons Under Investigation (PUIs) for Coronavirus Disease 2019 (COVID-19). February 14, 2020 https://www. cdc.gov/coronavirus/2019-nCoV/lab/guidelines-clinical-specimens.html (Accessed on February 28, 2020).
  1. Patel A, Jernigan DB, 2019-nCoV CDC Response Team. Initial Public Health Response and Interim Clinical Guidance for the 2019 Novel Coronavirus Outbreak – United States, December 31, 2019-February 4, 2020. MMWR Morb Mortal Wkly Rep 2020; 69:140.

 

  1. Coronavirus disease (COVID-19) technical guidance: Surveillance and case definitions. h ttps://www.who.int/emergencies/diseases/novel-coronavirus-2019/technical-guidance/surveillan ce-and-case-definitions (Accessed on February 28, 2020).
  1. World Health Organization. Novel Coronavirus (2019-nCoV) technical guidance: Patient manag ement. https://www.who.int/emergencies/diseases/novel-coronavirus-2019/technical-guidance/p atient-management (Accessed on February 02, 2020).
  1. Russell CD, Millar JE, Baillie JK. Clinical evidence does not support corticosteroid treatment for 2019-nCoV lung injury. Lancet 2020; 395:473.

 

  1. Gilead Sciences Statement on the Company’s Ongoing Response to the 2019 Novel Co ronavirus (2019-nCoV). https://www.gilead.com/news-and-press/company-statements/gilead-sci ences-statement-on-the-company-ongoing-response-to-the-2019-new-coronavirus (Accessed o n February 02, 2020).
  1. Sheahan TP, Sims AC, Graham RL, et al. Broad-spectrum antiviral GS-5734 inhibits both epidemic and zoonotic coronaviruses. Sci Transl Med 2017; 9.

 

  1. Wang M, Cao R, Zhang L, et al. Remdesivir and chloroquine effectively inhibit the recently emerged novel coronavirus (2019-nCoV) in vitro. Cell Res 2020.

 

  1. Holshue ML, DeBolt C, Lindquist S, et al. First Case of 2019 Novel Coronavirus in the United N Engl J Med 2020.

 

  1. Groneberg DA, Poutanen SM, Low DE, et al. Treatment and vaccines for severe acute respiratory syndrome. Lancet Infect Dis 2005; 5:147.

 

  1. Chan JF, Yao Y, Yeung ML, et al. Treatment With Lopinavir/Ritonavir or Interferon-β1b Improves Outcome of MERS-CoV Infection in a Nonhuman Primate Model of Common Marmoset. J Infect Dis 2015; 212:1904.

 

  1. Lim J, Jeon S, Shin HY, et al. Case of the Index Patient Who Caused Tertiary Transmission of COVID-19 Infection in Korea: the Application of Lopinavir/Ritonavir for the Treatment of COVID-19 Infected Pneumonia Monitored by Quantitative RT-PCR. J Korean Med Sci 2020; 35:e79.

 

  1. Wang Z, Chen X, Lu Y, et al. Clinical characteristics and therapeutic procedure for four cases with 2019 novel coronavirus pneumonia receiving combined Chinese and Western medicine Biosci Trends 2020.
  1. World Health Organization. Home care for patients with suspected novel coronavirus (nCoV) inf ection presenting with mild symptoms and management of contacts. Updated February 4, 2020. https://www.who.int/publications-detail/home-care-for-patients-with-suspected-novel-coronavirus -(ncov)-infection-presenting-with-mild-symptoms-and-management-of-contacts (Accessed on F ebruary 14, 2020).
  1. Centers for Disease Control and Prevention. Interim Guidance for Implementing Home Care of People Not Requiring Hospitalization for 2019 Novel Coronavirus (2019-nCoV). Updated Janury 31, 2020. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/hcp/guidance-home-care.html (Accessed on February 04, 2020).
  1. Centers for Disease Control and Prevention. Interim guidance for persons who may have 2019 Novel Coronavirus (2019-nCoV) to prevent spread in homes and residential communities. http s://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/hcp/guidance-prevent-spread.html#First_heading (Acce ssed on February 06, 2020).
  1. World Health Organization. Infection prevention and control during health care when novel coro navirus (nCoV) infection is suspected. January 25, 2020. https://www.who.int/publications-detail/ infection-prevention-and-control-during-health-care-when-novel-coronavirus-(ncov)-infection-is-suspected-20200125 (Accessed on February 04, 2020).
  1. Centers for Disease Control and Prevention. Interim Infection Prevention and Control Recomme ndations for Patients with Confirmed 2019 Novel Coronavirus (2019-nCoV) or Patients Under In vestigation for 2019-nCoV in Healthcare Settings. February 3, 2020. https://www.cdc.gov/coron avirus/2019-nCoV/hcp/infection-control.html (Accessed on February 04, 2020).
  1. Centers for Disease Control and Prevention. Interim Considerations for Disposition of Hospitaliz ed Patients with 2019-nCoV Infection. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/hcp/dispositi on-hospitalized-patients.html (Accessed on February 11, 2020).
  1. Lan L, Xu D, Ye G, et al. Positive RT-PCR Test Results in Patients Recovered From COVID-19. JAMA 2020.

 

  1. Kampf G, Todt D, Pfaender S, Steinmann E. Persistence of coronaviruses on inanimate surfaces and their inactivation with biocidal agents. J Hosp Infect 2020.

 

  1. World Health Organization. Advice on the use of masks the community, during home care and i n health care settings in the context of the novel coronavirus (2019-nCoV) outbreak. January 2 9, 2020. http://www.who.int/publications-detail/advice-on-the-use-of-masks-the-community-during-home-care-and-in-health-care-settings-in-the-context-of-the-novel-coronavirus-(2019-ncov)-o utbreak (Accessed on January 31, 2020).
  1. World Health Organization. Updated WHO advice for international traffic in relation to the outbre ak of the novel coronavirus 2019-nCoV, 24 January 2020, https://www.who.int/ith/2020-24-01-ou tbreak-of-Pneumonia-caused-by-new-coronavirus/en/ (Accessed on January 26, 2020).
  1. Key considerations for repatriation and quarantine of travellers in relation to the outbreak of nov el coronavirus 2019-nCoV. February 11, 2020. https://www.who.int/ith/Repatriation_Quarantine_ nCoV-key-considerations_HQ-final11Feb.pdf?ua=1 (Accessed on February 18, 2020).
  1. United States Centers for Disease Control and Prevention. Novel Coronavirus Information for Tr avel. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/travelers/index.html (Accessed on February 1 8, 2020).
  1. Chen H, Guo J, Wang C, et al. Clinical characteristics and intrauterine vertical transmission potential of COVID-19 infection in nine pregnant women: a retrospective review of medical Lancet 2020.

 

  1. Qiao J. What are the risks of COVID-19 infection in pregnant women? Lancet 2020.

 

  1. Zhu H, Wang L, Fang C, et al. Clinical analysis of 10 neonates born to mothers with 2019-nCoV. Transl Pediatr 2020.

 

  1. American College of Obstetricians and Gynecologists. Practive Advisory: Novel Coronavirus 20 19 (COVID-2019). https://www.acog.org/Clinical-Guidance-and-Publications/Practice-Advisorie s/Practice-Advisory-Novel-Coronavirus2019 (Accessed on February 26, 2020).

 

Giới thiệu Tà Yên Đông

SV Y đa khoa, Khoa Y - Dược, ĐH Tây Nguyên. Bản thân không có gì nổi bật, ham làm và "ít nói". Sở thích đọc sách và dịch ngoại văn, đam mê mảng hồi sức - cấp cứu.

Check Also

Tirzepatide hàng tuần cải thiện đáng kể cân nặng và kiểm soát đái tháo đường ở bệnh nhân béo phì và đái tháo đường loại 2.

Một nghiên cứu ngẫu nhiên đã chứng minh rằng tirzepatide giúp giảm cân và cải …