[BỆNH HỌC] Những nguyên nhân gây đau ngực thường gặp

Rate this post

Triệu chứng đau ngực có khi không nguy hại nhưng cũng có lúc nguy hiểm đến tính mạng. Điều này làm cho nó trở thành một trong những triệu chứng quan trọng nhất để bác sĩ phải diễn giải nhanh chóng. Đau ngực thường được coi là một cấp cứu y tế cho đến khi loại trừ được các nguyên nhân về tim mạch. Có hình dung về những chẩn đoán phân biệt giúp bác sĩ lấy được tiền sử, xét nghiệm và chọn những phương án tốt nhất để xử lý ca bệnh.

Dưới đây là các chẩn đoán phân biệt minh họa về nguyên nhân gây đau ngực mà bác sĩ phải nhận thức được:

Khi có rất nhiều chẩn đoán cần nhớ, việc chia chúng thành các loại thường rất hữu ích. Đây là cách phân chia về mặt giải phẫu:

  • Tim
  • Hô hấp
  • Tiêu hóa
  • Cơ xương khớp

Tim

Hội chứng mạch vành cấp (Acute Coronary Syndrome ACS)

Hội chứng mạch vành cấp được mô tả là sự giảm lưu lượng máu đến cơ tim. Mọi người thường mô tả cơn đau như bị siết chặt’’như một dải băng siết chặt ngực” và cảm giác nặng ngực “như một con voi ngồi trên ngực”. Cơn đau có thể lan từ ngực đến cổ, hàm, cánh tay trái và lưng. Các triệu chứng kèm theo bao gồm buồn nôn, nôn, khó thở, đổ mồ hôi và cảm giác sắp chết.

Hội chứng mạch vành cấp có thể được gây ra bởi các mạch máu bị thu hẹp, ví dụ: do xơ vữa động mạch (chất béo tích tụ trong thành động mạch) hoặc bởi co thắt mạch máu, ví dụ: do sử dụng cocaine. Đau thắt ngực là một loại đau ngực phổ biến do gắng sức khi các mạch máu tim bị hẹp do xơ vữa động mạch. Trái tim không thể đáp ứng nhu cầu cho hoạt động bình thường được nữa. Điều này có thể nhanh chóng thuyên giảm bằng cách nghỉ ngơi và dùng thuốc. Nhồi máu cơ tim là kết quả của việc thiếu lưu lượng máu đến tim kéo dài, gây tổn thương và tử vong mô tim có thể gây tử vong. Nhồi máu cơ tim có thể xuất hiện bất thường ví dụ người bệnh tiểu đường thường không đau ngực do thần kinh cảm giác bị tổn thương nên phát hiện muộn.

Lưu ý rằng thiếu máu và mất máu, chẳng hạn như sau chấn thương, hoặc trong khi phẫu thuật, cũng có thể gây gánh nặng cho tim, vì có ít tế bào hồng cầu đến để cung cấp oxy. Đây được gọi là nhồi máu cơ tim type 2.

Hẹp van động mạch chủ (AS- Aortic Stenosis)

Van động mạch chủ nằm giữa tâm thất trái của tim và động mạch chủ (mạch máu chính rời khỏi tim để mang máu giàu oxy đi khắp cơ thể). Theo thời gian, lá van có thể dày lên và trở nên kém linh hoạt (bị hẹp), làm giảm khả năng đóng mở van. Điều này có nghĩa là máu chảy ít hơn khi mở van và máu rò ra khi cần đóng lại (gây ra tiếng thổi có thể nghe được bằng ống nghe). Điều này ảnh hưởng đến áp lực mà tim có thể tạo ra để bơm máu, làm giảm hiệu quả của từng nhát bóp của tim.

Tương tự như Hội chứng mạch vành cấp, Hẹp van động mạch chủ làm giảm lưu lượng máu từ tim đến các mô cơ thể. Tác dụng của AS càng rõ rệt hơn khi nhu cầu về máu tăng lên khi gắng sức. Khi nghiêm trọng, điều này có thể gây đau ngực và ngất (ngất) khi gắng sức. Có thể nghe thấy tiếng thổi tâm thu tống máu bằng ống nghe ở ổ van động mạch chủ (gian sườn 2 bên phải, sát bờ phải xương ức) lan ra động mạch cảnh phải ở cổ (hướng của dòng máu).

Viêm màng ngoài tim (Pericarditis)

Đây là tình trạng viêm màng ngoài tim là một túi xơ bao bọc quanh tim. Nó có thể thứ phát sau khi nhiễm virus, nhồi máu cơ tim hoặc phẫu thuật tim, nhưng nguyên nhân thường không được biết. Viêm màng ngoài tim gây ra một cơn đau nhói, như dao đâm, có thể trở nên tồi tệ hơn khi thở sâu hoặc khi nằm. Cơn đau có thể thuyên giảm bằng cách cúi người về phía trước. Khi nghe tim có thể nghe thấy được tiếng cọ màng ngoài tim (tiếng réo tử thần).

Phình, bóc tách động mạch chủ (Aortic Aneurysm and Dissection)

Máu có áp suất cao nhất khi trong động mạch chủ là động mạch lớn nhất được bơm máu qua sau khi rời khỏi tim. Một tổn thương làm nội mạc bong ra được gọi là bóc tách động mạch chủ. Nó thường xảy ra do nội mạc đã bị suy yếu theo thời gian do huyết áp cao không kiểm soát được, chấn thương hoặc tình trạng di truyền ảnh hưởng đến tính toàn vẹn cấu trúc của nó. Cơn đau ngực xảy ra đột ngột và thường được mô tả như xé toạc, kéo mạnh hoặc như dao cắt. Nó có thể lan lên cổ, xuyên qua lưng và xuống dạ dày. Khi bắt mạch quay của bệnh nhân thường không đều ở 2 tay nếu tổn thương nằm ở nhánh ra khỏi động mạch chủ đến mỗi cánh tay (nhánh sau khi tổn thương thường yếu hơn).

Mặc dù vỡ chỗ phình động mạch chủ hoàn toàn có thể xảy ra (cho phép máu rò rỉ vào khoang ngực), nhưng thông thường hơn là máu tách ra khỏi các lớp của thành động mạch chủ và thu thập ở đây trong một ‘lòng ống giả’ (lòng ống ‘thật’ là kênh mà mạch máu lưu thông). Sự phình ra của lòng ống giả được gọi là phình động mạch chủ.

Hô hấp

Thuyên tắc phổi (PE- Pulmonary Embolism)

Các cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch khi lưu thông trong hệ tuần hoàn thường bị kẹt trong những động mạch rời khỏi tim và thường là các phân nhánh vào phổi (động mạch phổi). Lúc này, kích thước của các tĩnh mạch và buồng tim mà nó đi qua sẽ ngày càng tăng làm cho cục máu đông ngày càng to ra nhưng các phân nhánh ở động mạch phổi mà nó di chuyển đến lại càng hẹp dần. Một cục máu đông ở đây có thể là thảm họa vì nó cắt đứt lưu thông đến tất cả các phần hoặc một phần của một hoặc cả hai phổi (tùy thuộc vào kích thước và khoảng cách di chuyển của nó trước khi mắc kẹt). Giảm lưu lượng máu qua mô phổi làm cho mô đó hoạt động kém hiệu quả hơn khi thở, hơi giống như nghẹt thở từ bên trong. Mọi người có thể cảm thấy đau ngực màng phổi (tệ hơn khi hít thở sâu), khó thở và có các triệu chứng tồi tệ hơn khi gắng sức. Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT-Deep Vein Thrombosis) đôi khi là dấu hiệu của thuyên tắc phổi, chúng ta cần phải chú ý đến nó và ngăn chặn trước khi nó dẫn đến thuyên tắc phổi gây đe dọa đến tính mạng bệnh nhân

Tràn khí màng phổi (Pneumothorax)

Tràn khí màng phổi là sự phá vỡ màng bao ngoài phổi cho phép rò rỉ không khí vào trong khoang màng phổi. Nó có thể hoạt động như một van một chiều để không khí tích tụ trong khoang màng phổi (bên ngoài phổi và bên trong thành ngực), nhưng không thể thoát ra. Nó có thể đe dọa đến tính mạng khi khối khí này tích tụ ngày càng nhiều, cuối cùng gây chèn ép tim (tim không thể bơm máu) và chèn ép phổi (phổi không giãn nở). Tràn khí màng phổi có thể tự phát, thường ở những người hút thuốc mắc các bệnh hô hấp tiềm ẩn, ví dụ: COPD, và cả ở những người đàn ông trẻ, cao, gầy.

Tràn máu màng phổi (Haemothorax), tràn dịch màng phổi (Hydrothorax), Viêm mủ màng phổi (Pyelothorax)

Sự tích tụ máu, chất lỏng và mủ trong khoang màng phổi tương tự như tràn khí màng phổi . Nó cũng có thể chèn ép phổi, làm phổi không giãn nở tốt, ảnh hưởng đến hô hấp.

Nhiễm trùng ngực

Viêm phổi và lao phổi là hai ví dụ về nhiễm trùng ngực có thể gây ra đau ngực.

Viêm phế quản (Bronchitis) và hen suyễn (Asthma)

Cả hai bệnh trên đều liên quan đến viêm đường hô hấp, ho và tình trạng nhiễm trùng hô hấp tang lên, tất cả đều có thể gây đau ngực.

Ung thư phổi (Lung cancer)

Ung thư phổi có thể gây đau ngực do chèn ép, tăng áp lực và sự xâm lấn vào các cấu trúc gần đó, ví dụ như thần kinh

Đau dạ dày (Referred Gastrointestinal Pain)

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD – Gastro Esophageal Reflux Disease) được mô tả là sự rò rỉ axit từ dạ dày lên thực quản do cơ thắt bị suy yếu ở dạ dày. Nó có thể gây ra cảm giác nóng rát dọc theo đường giữa miệng và dạ dày (tức là ngực) do sự kích thích đầu mút thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản, Điều này tồi tệ hơn khi nằm và cả sau khi ăn

Các nguyên nhân quan trọng khác cũng bao gồm loét dạ dày và tá tràng có thể dẫn đến thủng và cần can thiệp phẫu thuật.

Cơ xương khớp (MSK- Musculoskeletal)

Đây thường là một chẩn đoán loại trừ, tức là, một khi tất cả những điều đáng sợ hơn đã được loại trừ. Đau cơ xương khớp “MSK pain” là  thuật ngữ bao gồm bất kỳ tổn thương nào đối với cơ, gân, xương và dây chằng. Một sự căng thẳng đối với bất kỳ sự kết hợp nào trong số này có thể dẫn đến viêm và cơn đau trở nên tồi tệ hơn do hoạt động liên quan đến các cấu trúc này (hoặc sờ nắn chúng!).

Advertisement

Viêm sụn sườn (Costochonditis) và hội chứng Tietze

Sụn ​​sườn là một mô nối xương sườn với xương ức ở trung tâm của ngực. Viêm sụn sường được mô tả là hiện tượng ở nơi xương và sụn gặp nhau. Cơn đau ngực có thể bị kích hoạt khi hoạt động, thở sâu hoặc ho và có thể ảnh hưởng đến nhiều xương sườn. Đôi khi sụn cũng bị sưng đau; đây được gọi là hội chứng Tietze. Cơn đau có thể trở nên tồi tệ hơn khi sờ nắn vùng sụn bị ảnh hưởng.

Gãy xương sườn (Rip Fracture)

Bệnh nhân thường khai về tiền sử chấn thương gây gãy xương sườn. Chấn thương gây gãy xương sườn có thể gây tràn khí hoặc tràn máu trong màng phổi.

Tâm lý (Psychological)

Lo lắng (Anxiety) / Cơn hoảng loạn (Panic Attack) / rối loạn bản thể (Somatisation)

Một cơn hoảng loạn nên được chẩn đoán loại trừ khi ai đó bị đau ngực. Tâm lý nguy cấp có thể biểu hiện với các triệu chứng thể chất phần lớn thông qua hệ thống thần kinh tự động. Sự đáp ứng giao cảm hay phó giao cảm thường được kích hoạt không thích hợp. Lo lắng có lẽ là một lợi thế tiến hóa ở một giai đoạn khi những con hổ răng cưa ở khắp mọi nơi, và các bộ tộc lân cận ra ngoài để giết bạn mỗi ngày. Ở một khía cạnh nào nó đã có một lợi ích sống còn. Tuy nhiên ngày nay nó có rất ít giá trị đối với đa số chúng ta.

Bài viết mang tính chất tham khảo khái quát những nguyên nhân đau ngực cơ bản nhất mà bác sĩ nên định hình. Series ảnh này được tạo bởi Medical Mentalism và các thành viên Scrub club.
Nguồn: Dr Cilein Kearns (Artibiotics)
——————————————————————————————————————————————————-

Y LÂM SÀNG là dự án mới, hàng ngày mang đến những case lâm sàng hay. Hy vọng mang lại những thông tin và kiến thức bổ ích cho các bạn sinh viên Y Khoa”.

Xem case lâm sàng hay tại địa chỉ: https://ykhoa.org/category/chuyen-de/ca-lam-sang

Tải ebook Y khoa miễn phí tại: https://ykhoa.org/category/ebook

Tra cứu Uptodate miễn phí tại: https://ykhoa.org/uptodate

Tham gia cùng làm việc tại địa chỉ: https://forms.gle/cQ5M7AdaesKCTcjt9

————————————————————————————————————————————————-

 

 

 

Giới thiệu Muỗi Con

Muỗi thật nguy hiểm

Check Also

Khuyến cáo đối với liều vắc xin COVID – 19 thứ ba (phần 1)

BỘ Y TẾ Những khuyến cáo về liều vaccine COVID-19 thứ ba Phiên bản 6.0 …