[Bệnh học tim mạch 5] – Rối loạn lipid máu/ Tăng lipid máu

Rate this post

Định nghĩa rối loạn lipid máu – dyslipidemia

Rối loạn lipid máu được định nghĩa là khi nồng độ huyết thanh của total cholesterol >200 mg/dL, LDL > 130 mg/dL, HDL < 40 mg/dL, or triglycerides > 150 mg/dL. Đây là một trong những nguyên nhân chính của hình thành xơ vữa động mạch.

Nguyên nhân của rối loạn lipid máu

Các nguyên nhân của rối loạn lipid máu có thể là nguyên phát, như tăng cholesterol máu có tính chất gia đình hoặc thứ phát do các bệnh lý như đái tháo đường, suy giáp, hội chứng thận hư và bệnh lý gan.

Các đặc điểm lâm sàng của rối loạn lipid máu

Rối loạn lipid máu thường không biểu hiện triệu chứng. Tuy nhiên, ban vàng mí mắt – xanthomas thường xuất hiện ở vùng da xung quanh mắt và tại các khớp. Hầu hết, rối loạn lipid máu được chẩn đoán dựa trên các xét nghiệm cận lâm sàng thường quy sau một biến cố tim mạch như nhồi máu cơ hoặc đột quỵ. Các đặc điểm lâm sàng khác của rối loạn lipid bao gồm có thoái hóa vòng cung giác mạc – corneal arcus, u vàng gân gót – Achilles tendon xanthomas, u vàng phát ban – eruptive xanthomas, và gan lách lớn

Các loại rối loạn lipid máu

Điều trị rối loạn lipid máu

Điều trị không thuốc (điều chỉnh lối sống)

Điều chỉnh lối sống vẫn là liệu pháp điều trị quan trọng nhất đối với kiểm soát rối
loạn lipid máu, cũng như giảm nguy cơ của các bệnh lý tim mạch. Bao gồm có:
• Thay đổi chế độ dinh dưỡng: hạn chế chất béo bão hòa và cholesterol
• Giảm cân
• Luyện tập thường xuyên

High-yield: Luyện tập thường xuyên được chứng minh tăng HDL và giảm LDL.

Điều trị bằng thuốc

1. Statins
Các chỉ định của liệu pháp statin cường độ cao hoặc trung bình (high/moderate-intensity statin therapy) :
1. Bệnh lý tim mạch do xơ vữa động mạch trên lâm sàng (ASCVD): liệu pháp
statin cường độ cao (tuổi > 75 years: liệu pháp statin cường độ trung bình)
2. LDL ≥ 190: statin cường độ cao
3. Tuổi 40–75 năm + Đái tháo đường (nếu LDL 70–189)
4. Tuổi 40–75 năm + nguy cơ ASCVD 10 năm > 7.5 % (nếu LDL 70–189)

Note: Mục đích đó là đạt giảm được 50% giá trị LDL nền.
Note:
– Statin cường độ cao gồm có: rosuvastatin 20 or 40 mg atorvastatin 40 or 80 mg.
– Statin cường độ trung bình gồm có:  rosuvastatin 5 or 10 mg atorvastatin 10 or 20 mg.

Quyết định bắt đầu điều trị bằng thuốc đối với tình trạng rối loạn lipid không phù
hợp với các chỉ định trên phụ thuộc vào yếu tố nguy cơ 10 năm đối với bệnh tim
mạch vành (coronary heart disease – CHD). Bảng dưới sẽ cung cấp mức LDL
mục tiêu trong mỗi nhóm nguy cơ và các trường hợp lâm sàng cần đến sử dụng
thuốc để điều trị rối loạn lipid máu.

Chống chỉ định của statin

Statin chống định ở bệnh nhân mắc bệnh lý gan đang ở giai đoạn hoạt động và ở phụ nữ mang thai. Các tác dụng phụ chính của statin bao gồm có:
• Bệnh cơ (1 %)
• Tiêu cơ vân (0.2 %)
• Tăng giá trị các xét nghiệm chức năng gan (2 %)

Các tác dụng phụ khác của statin bao gồm có lú lẫn, mau quên, chứng mất trí, trầm cảm, và rối loạn cương dương. Sử dụng statin vào việc quản lý tình trạng rối loạn lipid máu cho thấy cải thiện tiên lượng của bệnh tim thiếu máu.
Statin còn cho thấy hiệu quả trong giảm nguy cơ tái phát đột quỵ ở bệnh nhân có tiền sử bệnh lý mạch máu não. Không may là statin không cho thấy ảnh hưởng lên tỷ lệ tử vong ở những bệnh nhân được đề cập ở trên.

Sử dụng statin để giảm nồng độ LDH ở trường hợp tai biến mạch máu não cấp cho thấy hiệu quả trong cải thiện tiên lượng lâm sàng và giảm các biến chứng cho bệnh nhân

2. Liệu pháp non-statin

Ngoài statin, một số thuốc giảm lipid khác có thể được sử dụng để giảm mức
LDL cholesterol. Fibrate được cho là giảm nguy cơ các biến cố mạch vành
trong tương lai nhưng không giảm tỷ lệ tử vong chung. Kết hợp statin và fibrate
được cho là giúp đạt được mục tiêu LDL, nhưng không cho thấy khả năng giảm
tỷ lệ tử vong.
Niacin

Advertisement
đơn độc cho dự phòng cấp II bệnh tim mạch vành không cho thấy hiệu
quả. Tuy vậy khi sử dụng niacin kết hợp với statin lại có thể cho thấy dự phòng
hiệu quả. Các resin gắn acid mật – bile acid binding resins không cho thấy
hiệu quả trong dự phóng cấp II bệnh tim mạch vành và tỷ lệ tử vong do bệnh lý
này.
Niacin đơn độc hoặc phối hợp để dự phòng cấp I bệnh tim mạch vành ở bệnh
nhân có HDL thấp là một ví dụ tốt đối với điều trị rối loạn lipid không dùng statin
vẫn cho thấy hiệu quả.
Bổ sung acid béo omega 3 được cho là không hiệu quả hoặc có tác dụng rất
nhỏ lên dự phòng cấp I và II đối với bệnh tim mạch vành. Acid béo omega 3
không cải thiện tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân có tiền sử nhồi máu cơ tim.

Tài liệu tham khảo:

1. Lecturio () Cardiovascular Pathology

2. Bệnh học tim mạch. Bản dịch của Trần Khánh Luân (Đại học Y Dược Huế) và Phan Nguyên Hiếu (Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh)

Mời các bạn đọc tất cả ” Bệnh học lâm sàng ” tại: https://ykhoa.org/category/khoa-hoc/benh-hoc-tim-mach/

Giới thiệu Dr.ngthao92

Check Also

[Xét nghiệm 59] Hormon tạo hoàng thể (LH)

HORMON TẠO HOÀNG THỂ (LH) (Hormone lutéinisante / Luteinizing Hormone) Nhắc lại sinh lý Hormon …