[Cập nhật] Vaccine mào gà HPV tập 2

Rate this post
Bài HPV lần trước nhận được khá nhiều thắc mắc nên tui làm thêm bài nữa.
HPV gần có 200 chủng khác nhau, tuy nhiên chỉ có một số chủng liên quan tới ung thư trên người mà trong đó HPV 16 và 18 là hai chủng thâm hiểm nhất, chịu trách nhiệm gần 70% ung thư cct trên người.
Các loại vaccine theo dòng thời gian
HPV2: ngừa hai chủng 16 và 18, chỉ dùng trên phụ nữ.
HPV4: ngừa 16, 18, 6,11 (chủng 6-11 gây mụn cóc và sùi mào gà nhưng không gây ung thư)
HPV9: ngừa 16,18,6,11,31,33,45,52,58. Các chủng sau chịu trách nhiệm khoảng 15% ung thư cct.
Từ sau 2016, Mỹ chỉ còn lưu hành một loại duy nhất HPV9, đơn giản là vì đã làm được HPV9, nên không cần HPV4 nữa.
KHI NÀO THÌ CÓ THỂ BẮT ĐẦU CHÍCH HPV?
Trước 2019, thì HPV có thể bắt đầu từ 11 tuổi, nhưng từ 10/2019, AAP đã khuyến cáo có thể bắt đầu chích HPV từ 9 tuổi cho cả nam và nữ (vì sau nam cũng cần chích thì bài trước đã có nói qua).
Vì sao khuyến cáo chích sớm hơn từ lúc 9 tuổi thay vì 11 tuổi như trước đây?
Đó là do sau một thời gian thu thập dữ liệu thì cho thấy HPV rất an toàn, hiện nay chưa thấy biến chứng gì nghiêm trọng, hơn nữa hệ miễn dịch trẻ em hoạt động rất tốt nên chích sớm hơn không ảnh hưởng đáng kể tới hiệu quả của vaccine cũng như không gây tác dung phụ.
Lợi ích của việc chích sớm là tăng cường sự hợp tác của bệnh nhân, lịch chích ngừa ở Mỹ gồm 2 mũi TDap và MVC4 (não mô cầu) lúc 11 tuổi, nếu kèm theo HPV cùng lúc, có khi thêm vào cả mũi cúm thì 3-4 mũi cùng lúc thì bệnh nhân thường từ chối, mà từ chối thì không thể từ chối 2 mũi kia vì bắt buộc, thế nên sẽ từ chối HPV. Sau đó thì không thèm khám định kỳ lúc 12 tuổi và sẽ không bao giờ hoặc trễ nải việc chích HPV, hoặc nếu có chích liều 1 thì quên luôn liều thứ hai. Do đó tỷ lệ tiêm ngừa HPV khá thấp, khoảng 60%, chích sớm sẽ giúp tăng tỷ lệ chích ngừa lên cao hơn.
Trẻ con bên Mỹ biết tới tình dục khá sớm, nên chích sớm sẽ có lợi hơn vì được bảo vệ sớm.
Vì vậy nên AAP khuyến cáo chích sớm từ lúc 9 tuổi, cả nam và nữ.
Nếu mũi đầu tiên bắt đầu trước sinh nhật lần thứ 15, chỉ cần hai liều (0, 6-12) tháng.
Nếu mũi đầu tiên chích sau sn lần thứ 15 thì cần tới 3 liều (0,1-2, 6) tháng.
NẾU LỠ QUÊN THÌ SAO?
Khi bạn chích một liều rồi quên luôn, thì cứ việc tiếp tục chích liều 2-3 khi nào có thể, không cần phải lập lại.
Nếu bạn đã chích HPV4, thì không cần chích thêm HPV9 làm gì, có thể chuyển sang HPV9 để tiếp tuc liệu trình nhưng không cần lập lại.
Phụ nữ mang thai không nên chích HPV tuy nhiên đây chỉ là sự cẩn trọng vì cho tới nay chưa ghi nhận tai biến gì lên thai nhi và mẹ trong lúc mang thai. Phụ nữ đang cho con bú có thể chích HPV.
CHỈ NÊN CHÍCH HPV KHI CÒN CÁI NGÀN VÀNG?
Có người cho rằng chỉ chích khi chưa quan hệ tình dục, điều này chưa hẳn đúng.
Con này có thể lây qua tiếp xúc gần qua da, không cần phải vào ba ra bảy. Và cho dù có qhtd cũng không có nghĩa là bạn đã nhiễm HPV.
Theo quan sát, cho thấy 85% chúng ta sẽ nhiễm một chủng HPV nào đó trong cuộc đời và càng chinh chiến lâu năm trên nhiều mặt trận khác nhau thì càng dễ nhiễm hơn, tuy nhiên có nhiều chủng khác nhau liên quan tới ung thư chứ không phải chỉ một chủng, nên vaccine vẫn có lợi khi chúng ta đã có nhiễm qua, dù không hoàn toàn. Hơn nữa cho dù bạn đã nhiễm thì vẫn có thể tự khỏi và tái nhiễm.
Trước kia khuyến cáo chích HPV tới 26 tuổi thì ngưng không chích nữa. Tuy nhiên từ năm 2018 thì FDA đã chấp nhận cho sử dụng Gardasil HPV9 tới 45 tuổi, một cách có chọn lọc.
Sự thay đổi này không liên quan tới việc HPV4 hay HPV9 như một số bạn đã nói, mà là do cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ của việc chích HPV sau 26 tuổi.
Nguy cơ thì chủ yếu là tốn tiền.
Lợi ích thì tùy theo từng trường hợp mà bàn, khi nào lợi ích nhiều hơn hẳn so với nguy cơ thì chích thôi.
Ví dụ như người nào trước giờ ế, còn trinh lâu năm, giờ sắp sửa bước chân vào giang hồ, nên chích.
Người nào trước đây một vợ một chồng, giờ chồng chết hay vợ bỏ, giang hồ gió bụi sắp dấn thân, nên chích. Ờ mà cái vụ 1 vợ 1 chồng này cũng nhiều chuyện éo le lắm nha.
Mấy bạn đồng tính nam, càng nên chích, đọc chuyện hồi sau sẽ rõ.
Người nào sắp đi làm gái mãi dâm, nên chích.
Bạn có tiền rủng rỉnh, muốn chích thì chích, nếu đã có nhiễm qua thì không nhiễm thêm chủng khác, không sao cả.
Nói chung sau 26 tuổi thì việc chích HPV là một chọn lựa theo từng hoàn cảnh của bạn và đánh giá cũng như quan điểm riêng của bs của bạn.
Bây giờ kể chuyện HPV.
HẬU MÔN HOA CÚC
Một ngày kia, cô bs đồng nghiệp của tui bối rối chạy qua nhờ tui vào xem một bệnh nhân của cô, nam 17 tuổi, có vấn đề ở da vùng hậu môn mà cô không biết là cái gì.
Tôi đi vào phòng với cô bs bạn, bảo bn chổng mông lên để khám, thì ôi thôi, cái hậu môn của anh này sùi mào gà chồng chồng lớp lớp lên nhau như một cái bông cúc sần sùi, xám xịt.
Advertisement
Cô bạn bs của tôi là gái nhà lành chỉ biết ăn học, dân công giáo nên không biết là cái gì, chứ cỡ tui là biết liền. Đang bận khám nhiều bệnh nên tui hỏi thẳng
– Em là dân đồng tính phải không?
Anh này từ chối hai lần, tôi không nói thêm bước ra, tôi bảo cô bạn vào nói chuyện với anh này, chắc chắn 100% anh này là dân đồng tính, vì chỉ có giới đồng tính mới có sùi mào gà ở hậu môn kiểu này. Phụ nữ cũng có thể bị nếu thích đi cửa sau.
Lúc nghỉ trưa thì cô bạn tôi bảo bn đó thú thiệt là dân đồng tính, tại tui hỏi đột ngột quá nên ảnh chối.
Tôi bảo cô bạn giới hiệu qua phòng khám bệnh hoa liễu (STD’s clinic) để bên đó đốt từng cánh hoa cúc bằng nitơ lỏng, ca này bảo đảm bs bên đó đau lưng mỏi mắt.
Tôi kể chuyện này không có ý kỳ thị giới LBGT, vì bên đây chuyện này quá bình thường. Nhiều khi bn nói ba mẹ của con (my parents), dòm qua thấy hai ông đực rựa vai u thịt bắp ngồi chần dần, hay hai cô điện nước đầy đủ ngồi một đống, mới đầu còn giật mình, giờ quen rồi.
Hoa cúc hậu môn là một dạng sùi mào gà hay gặp ở đồng tính nam, và có nguy cơ cao gây ung thư vùng hậu hôn như trong ảnh này, lưu ý nếu bạn chưa ăn cơm thì không nên xem. Bài này không post hình vì hình nhạy cảm, fb kiểm duyệt kinh quá.
BS. Hung Truong

Giới thiệu nguyenthithuthao

Check Also

[Healthline] Hiểu biết về sự khác biệt giữa sức khỏe tâm thần và bệnh tâm thần

Mọi người đều có sức khỏe tâm thần, nhưng không phải ai cũng được chẩn …