Những thai phụ bị bệnh cường giáp trong thời gian mang thai thường cần phải điều trị bằng các thuốc kháng giáp trạng tổng hợp (KGTTH), chủ yếu gồm 3 loại là Carbimazole hoặc Methimazole (CMZ/MMI) hoặc Propithiouracil (PTU). Các số liệu hiện có rất mâu thuẫn về nguy cơ gây ra các dị tật thai nhi của các thuốc này
Phân tích gộp 16 nghiên cứu thuần tập (chủ yếu ở châu Âu, Mỹ, Đài Loan và Hàn Quốc) bao gồm 5957 lần/ngày điều trị CMZ/MMI, 15,785 lần/ngày điều trị PTU và 15,666 lần/ngày có cường giáp nhưng không điều trị. Kết quả: So với những thai phụ không bị bệnh (nhóm chứng), thì tỷ số nguy cơ (RR) con bị các dị tật bẩm sinh tăng lên là 1,28 (95% khoảng tin cậy: 1,06–1,54) khi mẹ điều trị CMZ/MMI, và là 1,16 (95% khoảng tin cậy: 1,08–1,25) khi mẹ điều trị PTU. Nguy cơ thô khi điều trị CMZ/MMI tăng lên so với PTU là 1,20 (95% KTC: 1,01–1,43). Nguy cơ gia tăng dị tật bẩm sinh cũng được thấy khi mẹ được điều trị cả bằng CMZ/MMI và PTU, tức là những phụ nữ có chuyển thuốc KGTTH trong thai kỳ. Phân tích nhóm nhỏ cho thấy mối liên quan rõ rệt hơn trong các nghiên cứu có > 500 lần/ngày điều trị thuốc và theo dõi lên đến 1 năm. Về liều thuốc KGTTH, có nghiên cứu thấy nguy cơ dị tật liên quan với liều thuốc nhưng có nghiên cứu lại không thấy. Đáng chú ý là nguy cơ bị dị tật ở nhóm con của các sản phụ bị cường giáp nhưng không điều trị là không khác biệt với nhóm chứng cũng như nhóm có điều trị thuốc KGTTH
Kết luận: Liệu pháp CMZ/MMI có nguy cơ nhỏ (và cao hơn liệu pháp PTU) gây dị tật bẩm sinh, và dường như không giảm khi chuyển đổi thuốc KGTTH trong thai kỳ. Tuy nhiên nghiên cứu này còn một số hạn chế nên cần các nghiên cứu sâu hơn để làm rõ các rủi ro liên quan đến cường giáp không được điều trị và với chuyển đổi thuốc KGTTH trong thai kỳ.
Bài đăng trên Clinical Endocrinology số tháng 6/2022