[Case lâm sàng 224] Cận lâm sàng xác định dị vật trong cơ thể

Rate this post

Questions

Một trẻ nam 14 có tiền sử y khoa bình thường, nay vào viện mảnh gỗ xuyên ngón ba và ngón bốn bàn tay trái khi đứa trẻ giúp bố của mình vận chuyển khúc gỗ trong sân. Không có chấn thương nào khác. Tình trạng thần kinh bình thường.

⇒ Câu hỏi đặt ra:

  • Các phương tiện chẩn đoán hình ảnh nào có thể giúp phát hiện các dị vật trong cơ thể?
  • Kháng sinh dự phòng có cần thiết sau khi loại dị vật ra khỏi cơ thể

 

Answers

Mặc dù NHÌN là một trong nhưng cách phát hiện hiệu quả đối với các dị vật, nhưng hầu hết các chuyên gia đều khuyến cáo rằng nên tiến hành thêm chẩn đoán hình ảnh để khẳng định không có dị vật nào khác bị bỏ sót. Chủ yếu vẫn sử dụng là x quang. Siêu âm có thể được sử dụng để quan sát dị vật và có giá trị khi các dị vật không cản quang – radiolucent hoặc quá nhỏ. Siêu âm cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ định khu vị trí và loại bỏ tại thời gian thực . CT có thể được sử dụng ở bệnh nhân nghi ngờ có dị vật khi mà kết quả của các phương tiện chẩn đoán trước đó âm tính nhưng nên sử dụng dè chừng bởi vì gia tăng đáng kể tình trạng nhiễm xạ.

Tỷ lệ nhiễm trùng là rất thấp sau khi đã loại trừ dị vật ra khỏi, và nhìn chung kháng sinh dự phòng là không cần thiết. Nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng nhiễm trùng đó là do bỏ sót các dị vật (đặc biệt là các dị vật hữu cơ), điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát hiện và loại bỏ những dịvật này trong thăm khám ban đầu. Cần xác định những vết cắn ở tay, vì có thể cần đến kháng sinh dự phòng, theo dõi tình trạng uốn ván và cung cấp dự phòng uốn ván nếu cần.

Advertisement

Keywords: foreign body, penetrating trauma, hand injury, ultrasound

Bibliography
Halaas GW. Management of foreign bodies in the skin. Am Fam Physician September 1, 2007;76(5):683–8. Lammers RL, Magill T. Detection and management of foreign bodies in soft tissue. Emerg Med Clin North Am November 1992;10(4):767–81.

 

Nguồn “Pediatric Emergency Medicine (Second edition)”  – Edited by  ALISA MCQUEEN & S. MARGARET PAIK

Tham khảo bản dịch của ” Trần Khánh Luân, sinh viên Y5 Đa Khoa trường Đại Học Y Dược Huế ” 

Xem tất cả case lâm sàng tại: https://ykhoa.org/category/khoa-hoc/ca-lam-sang/

Giới thiệu Lê Minh Thư

Check Also

[Xét nghiệm 59] Hormon tạo hoàng thể (LH)

HORMON TẠO HOÀNG THỂ (LH) (Hormone lutéinisante / Luteinizing Hormone) Nhắc lại sinh lý Hormon …