[Case lâm sàng 129] Trật khớp vai

Rate this post

Trong một trận bóng đá, một hậu vệ 17 tuổi đã cố gắng ngăn cản một cầu thủ đối phương, và trong khi tranh chấp, cánh tay trái của hậu vệ này giạng rộng và va vào đối phương với một lực khá mạnh. Hiện tại cậu ta đang phàn nàn đau nhiều vùng vai, và phải giữ nguyên cánh tay trái trong tư thế buông thõng và hơi xoay ngoài vì bất cứ di chuyển nào cũng sẽ đau. Kết quả Xquang loại trừ gãy xương, nhưng đầu xương cánh tay chồng lên cổ xương vai.

  • Chẩn đoán có khả năng nhất?
  • Nhiều khả năng có tổn thương thần kinh nào?

LỜI GIẢI ĐÁP:

Trật khớp vai (Shoulder Dislocation)

Tóm tắt: Cánh tay trái của một cầu thủ bóng đá 17 tuổi đã chịu một lực tác động khá mạnh trong tư thế giạng rộng. Kết quả là đau vai, cánh tay giữ tư thế buông thõng và xoay ngoài. Xquang không có gãy xương, nhưng đầu xương cánh tay chồng lên cổ xương vai.

  • Chẩn đoán có khả năng nhất: trật khớp ổ chảo–cánh tay (trật khớp vai)
  • Thần kinh nhiều khả năng bị tổn thương: thần kinh nách

TƯƠNG QUAN LÂM SÀNG

Khớp vai là khớp lớn thường bị trật nhất và thường bị trật ra trước và xuống dưới. Khi đó, chỏm xương cánh tay ở dưới ngoài mỏm quạ, dưới ổ chảo và dưới xương đòn. Cơ chế điển hình là một lực tác động mạnh lên xương cánh tay đang trong tư thế giạng và xoay ngoài, dẫn đến mở rộng tầm vận động của khớp; kết quả là làm di chuyển đầu xương cánh tay xuống dưới và làm rách phần phía dưới khá yếu của bao khớp. Cơ chế này được tạo thuận bởi vai trò điểm tựa của mỏm cùng vai. Các cơ khép và cơ gấp khỏe sẽ kéo đầu xương cánh tay ra trước và vào trong đến vị trí hay gặp đó là dưới mỏm quạ. Thông thường, bệnh nhân sẽ không dám cử động cánh tay và dùng tay đối diện đỡ tay đau trong tư thế gấp khuỷu. Cánh tay sẽ hơi giạng va xoay trong. Đường cong tròn của vai bị mất, và xuất hiện một vùng trũng rõ ở phía dưới mỏm quạ. Chỏm xương cánh tay nếu không nhìn thấy được thì có thể sơ thấy trong tam giác delta ngực. Ưu tiên hàng đầu trước một bệnh nhân trật khớp vai là đánh giá sự toàn vẹn của thần kinh và mạch máu chi trên bằng cách khám vận động và cảm giác của các ngón tay và bắt mạch quay. Có nhiều phương pháp điều trị khác nhau, chẳng hạn phương pháp Hippocrate cải tiến, trong đó một người kéo một mảnh vải đặt vào nách bên trật và vòng xung quanh ngực bệnh nhân, trong khi một người khác nắm cổ tay bên trật kéo nhẹ nhàng. Các tổn thương khác có thể đi kèm với trật khớp vai bao gồm căng gân cơ dưới vai và cơ trên gai, rách sụn viền ổ chảo, gãy củ lớn xương cánh tay, tổn thương thần kinh nách (biểu hiện bằng mất cảm giác da trên cơ delta), và tổn thương động mạch nách hoặc các nhánh của nó, chẳng hạn như động mạch dưới vai hay động mạch mũ cánh tay sau.

TIẾP CẬN:

Khớp vai

Mục tiêu

  • Mô tả được các xương và khớp tạo nên đai vai
  • Mô tả được giải phẫu của khớp ổ chảo cánh tay
  • Liệt kê được các cơ ngoại lai của vai, động tác, và chi phối thần kinh của chúng
  • Mô tả được các thành phần của đai xoay khớp vai cùng với động tác, chi phối thần kinh và tầm quan trọng của chúng đối với chức năng khớp vai.

ĐỊNH NGHĨA

KHỚP VAI: nối giữa cánh tay và thân.

ĐAI VAI (SHOULDER GIRDLE): gồm xương đòn, xương vai và đầu gần xương cánh tay.

BÀN LUẬN

Đai vai khớp vai thực chất bao gồm xương đòn, xương vai, và phần gần của xương cánh tay. Khớp xương duy nhất giữa đai vai và thân là khớp ức đòn. Khớp này khá khỏe với 2 khe khớp được tạo ra bởi một đĩa sụn khớp. Khớp hoạt dịch giữa xương đòn với cán xương ức được tăng cường bởi một bao khớp, dây chằng ức đòn trước và sau, dây chằng gian đòn và dây chằng sườn đòn. Đầu ngoài của xương đòn cùng với mỏm cùng vai của xương vai tạo nên khớp cùng vai – đòn chứa một đĩa khớp không hoàn toàn. Một bao khớp mỏng và lỏng lẻo bao quanh khớp cùng vai – đòn, được tăng cường phía trên bởi dây chằng cùng vai – đòn, nhưng sự chắc chắn của bao khớp chủ yếu đến từ sự hỗ trợ của dây chằng nón và dây chằng thang, 2 dây chằng này tạo thành dây chằng quạ đòn.

Khớp ổ chảo cánh tay được tạo nên bởi 2 mặt khớp là chỏm xương cánh tay và chảo xương vai. Đặc điểm giải phẫu của khớp vai cho phép một tầm vận động rộng, mặc dù sự ổn định bị giảm đi. Đường kính của chỏm xương cánh tay gấp khoảng 3 lần so với đường kính của ổ chảo xương vai, nhưng đã được tăng lên một chút nhờ một vành sụn sợi gắn vào viền ổ chảo (sụn viền chảo). Bao khớp gắn vào viền ổ chảo ở phía gần và gắn vào cổ giải phẫu xương cánh tay ở phía xa. Bao khớp có lỗ cho gân của đầu dài gân cơ nhị đầu đi vào và túi hoạt dịch dưới vai (túi này thông với ổ khớp). 3 dây chằng chảo – cánh tay, như các dải băng dày lên ở phía trước bao khớp, chỉ có thể nhìn thấy được từ phía trong (Hình 5-1). Dây chằng quạ – cánh tay tăng cường cho bao khớp ở phía trên; dây chằng ngang cánh tay bắc cầu qua rãnh gian củ xương cánh tay, nơi chứa gân và bao hoạt dịch của đầu dài cơ nhị đầu cánh tay. Mái của khớp chảo cánh tay được tạo nên bởi mặt dưới của mỏm cùng vaidây chằng quạ – cùng vai.

Chi trên được gắn vào thân chủ yếu bằng cơ. Đó là những cơ ngoại lai của vai, nguyên ủy từ thân (xương trục) và bám tận chủ yếu vào xương vai hoặc một số bám tận trực tiếp vào xương cánh tay. Các cơ bám tận vào xương vai giúp vận động xương vai, làm tăng đáng kể tầm vận động ở vai. Tên, động tác và chi phối thần kinh của các cơ ngoại lai ở vai được liệt kê trong Bảng 5-1

Advertisement

Các cơ nội tại của vai có nguyên ủy ở xương vai và bám tận vào xương cánh tay, bao gồm cơ delta, cơ tròn lớncác cơ đai xoay. Gân các cơ đai xoay bám quanh và hòa lẫn với bao khớp vai, đóng vai trò cung cấp phần lớn sức mạnh và sự ổn định cho khớp vai. Các cơ nội tại được liệt kê trong Bảng 5-2. Gân cơ trên gai đi ở phía trên bao khớp, giữa bao khớp và mỏm cùng vai cùng cơ delta để bám tận vào củ lớn xương cánh tay. Túi hoạt dịch dưới mỏm cùng vai (dưới cơ delta) chèn vào giữa gân cơ này và mặt dưới của mỏm cùng vai và cơ delta. Tuy nhiên, gân cơ trên gai lại thường bị tổn thương khi rách đai xoay.

Tài liệu tham khảo:

Eugene C. Toy, MD

Vice Chair of Academic Affairs and Program Director Houston Methodist Hospital Obstetrics and Gynecology Residency Program Houston, Texas

Clinical Professor and Clerkship Director Department of Obstetrics and Gynecology University of Texas Medical School at Houston Houston, Texas

John S. Dunn Senior Academic Chair St. Joseph Medical Center Houston, Texas

Lawrence M. Ross, MD, PhD

Adjunct Professor Department of Neurobiology and Anatomy University of Texas Medical School at Houston, Texas

Han Zhang, MD

Associate Professor, Research Department of Neurobiology and Anatomy University of Texas Medical School at Houston, Texas

Cristo Papasakelariou, MD, FACOG

Clinical Professor, Department of Obstetrics and Gynecology University of Texas Medical Branch Galveston, Texas Clinical Director of Gynecologic Surgery St.Joseph Medical Center  Houston, Texas

Tham khảo bản dịch của nhóm “Chia sẻ ca lâm sàng”

Xem tất cả case lâm sàng tại:

https://ykhoa.org/category/khoa-hoc/ca-lam-sang/

Giới thiệu nguyentrungtin7

Check Also

[Xét nghiệm 59] Hormon tạo hoàng thể (LH)

HORMON TẠO HOÀNG THỂ (LH) (Hormone lutéinisante / Luteinizing Hormone) Nhắc lại sinh lý Hormon …