[Case lâm sàng 149] Áp xe quanh thận

Rate this post

Một người đàn ông 55 tuổi nhập viện vì nghi ngờ nhiễm trùng thận. Bệnh nhân được chỉ định kháng sinh đường tĩnh mạch nhưng vẫn tiếp tục sốt 39,5° C sau 3 ngày điều trị. Cấy nước tiểu có Escherichia coli mọc, và vẫn nhạy cảm với các kháng sinh đang được sử dụng. Khi thăm khám, bệnh nhân trông mệt mỏi, ấn đau rõ vùng hông lưng bên trái. Siêu âm mô tả hình ảnh dịch bất thường quanh thận trái.

  • Chẩn đoán có khả năng nhất?
  • Cấu trúc giải phẫu nào bị tổn thương?

LỜI GIẢI ĐÁP:

Áp xe quanh thận

Tóm tắt: Một bệnh nhân nam 55 tuổi tiếp tục sốt cao và đau hông lưng sau khi đã được điều trị bằng kháng sinh đường tĩnh mạch đúng phổ 3 ngày. Cấy nước tiểu xác định được E. coli và vẫn nhạy cảm trên invitro với các kháng sinh đang được sử dụng. Siêu âm phát hiện dịch quanh thận trái.

  • Chẩn đoán có khả năng nhất: áp xe quanh thận
  • Cấu trúc bị tổn thương: thận và các cấu trúc liên quan

TƯƠNG QUAN LÂM SÀNG

Bệnh nhân nam 55 tuổi này với nghi ngờ viêm thận bể thận đã không cải thiện triệu chứng dù được điều trị bằng kháng sinh thích hợp. Viêm thận bể thận là một nhiễm trùng của nhu mô thận, thường là do nhiễm khuẩn ngược dòng từ niệu đạo đến bàng quang, đến niệu quản, và sau đó đến thận. Nhiễm trùng thận thường biểu hiện bởi sốt, đau vùng hông lưng, có bạch cầu trong nước tiểu, và tăng bạch cầu đa nhân trung tính trong máu. Sau 48 đến 72 giờ, người ta thường mong đợi sốt và đau hông lưng giảm. E.coli đã được phân lập ở bệnh nhân này, đây cũng là loại vi khuẩn thường gây nhiễm trùng tiết niệu nhất. Siêu âm được thực hiện để loại trừ các biến chứng của viêm thận bể thận. 2 biến chứng hay gặp nhất là sỏi thận và áp xe quanh thận. Khi đó, can thiệp là cần thiết. Áp xe phải được dẫn lưu, thường bằng cách đặt catheter dưới da dưới sự hướng dẫn của điện quang.

TIẾP CẬN:

Thận

MỤC TIÊU

  • Mô tả được giải phẫu của thận, các mạc che phủ thận và cấp máu cho chúng
  • Mô tả được các cấu trúc cạnh thận và liên quan của chúng

ĐỊNH NGHĨA

ÁP XE QUANH THẬN (PERINEPHRIC ABSCESS): tích tụ mủ ở mô quanh thận

VIÊM THẬN BỂ THẬN (PYELONEPHRITIS): thường là nhiễm vi khuẩn gây viêm nhu mô, đài thận và bể thận

SỎI THẬN (NEPHROLITHIASIS): xuất hiện sỏi trong thận

BÀN LUẬN

Mỗi người có 2 thận nằm sau phúc mạc trong rãnh cạnh cột sống. Thận trái cao hơn một chút so với thận phải, rốn thận trái ngang mức L1, cực trên và cực dưới lần lượt ngang mức xương sườn 11 và đốt sống L3. Rốn thận phải nằm ngang mức đĩa gian đốt sống L1 và L2, và cực dưới của nó cao hơn mào chậu 1 đến 2 cm. Mỗi thận là một cơ quan đặc có vỏ bọc, với phần vỏ ở ngoài và phần tủy

  • Trong chứa các tháp thận. Rốn mỗi thận dẫn đến một khoang, gọi là xoang thận, chứa mỡ, các nhánh của các mạch thận, và các cấu trúc thu thập nước tiểu (các đài nhỏ, đài lớn và bể thận). Trong xoang thận, đỉnh của 6 đến 12 tháp thận được quây lại bởi một đài thận nhỏ, các đài thận nhỏ sẽ thu thập nước tiểu vừa sản xuất. Thông thường, 2-3 đài nhỏ sẽ kết hợp lại để tạo nên một đài thận lớn, và 2-3 đài lớn sẽ tạo nên bể thận. Bể thận liên tiếp với niệu quản ở bờ dưới của rốn thận (xem Case 32 để biết rõ hơn giải phẫu niệu quản).

4 cơ có liên quan đến phía sau thận: cơ hoành ở trên; ở dưới từ ngoài vào trong là cơ ngang bụng, cơ vuông thắt lưng và cơ thắt lưng lớn. Các tuyến thượng thận và đại tràng tiếp xúc với cả 2 thận ở phía trước. Tá tràng và gan tiếp xúc với thận phải; trong khi dạ dày, tụy, lách liên quan đến mặt trước thận trái.

Mỗi thận và tuyến thượng thận được bao bọc trong một mạc thận (Gerota) (Hình 25-1), giúp duy trì vị trí của thận. Mạc thận liên tiếp với mạc cơ thắt lưng lớn

  • Phía sau và với áo ngoài của các mạch thận ở phía trước. Trong mạc thận, nhiều mỡ tích tụ được gọi là mỡ quanh thận, liên tục với mỡ trong xoang thận. Mỡ cạnh thận nằm bên ngoài mạc thận. Mỡ cạnh thận dày ở phía sau thận nhưng mỏng ở phía trước giữa mạc thận và phúc mạc thành.

Mỗi thận được cấp máu bởi một động mạch thận xuất phát từ động mạch chủ gần ngang mức đốt sống L2. Khi mỗi động mạch đến gần bể thận, nó thường chia thành 5 động mạch phân thùy đi vào rốn thận để cấp máu cho mô thận. Động mạch

Advertisement
thận phải dài hơn, và cả hai động mạch thận nằm phía sau tĩnh mạch thận khi đi vào rốn thận. Các tĩnh mạch thận thoát ra khỏi rốn thận ở phía trước các động mạch, và tĩnh mạch thận trái dài hơn và đi ngang qua đường giữa. Cả hai tĩnh mạch thận đều đổ vào IVC. Đặc biệt, tĩnh mạch thận trái nhận máu từ tĩnh mạch hoành dưới trái, tĩnh mạch thượng thận trái, và các tĩnh mạch sinh dục trái (các tĩnh mạch này ở bên phải đổ về tĩnh mạch chủ dưới).

Tài liệu tham khảo:

Eugene C. Toy, MD

Vice Chair of Academic Affairs and Program Director Houston Methodist Hospital Obstetrics and Gynecology Residency Program Houston, Texas

Clinical Professor and Clerkship Director Department of Obstetrics and Gynecology University of Texas Medical School at Houston Houston, Texas

John S. Dunn Senior Academic Chair St. Joseph Medical Center Houston, Texas

Lawrence M. Ross, MD, PhD

Adjunct Professor Department of Neurobiology and Anatomy University of Texas Medical School at Houston, Texas

Han Zhang, MD

Associate Professor, Research Department of Neurobiology and Anatomy University of Texas Medical School at Houston, Texas

Cristo Papasakelariou, MD, FACOG

Clinical Professor, Department of Obstetrics and Gynecology University of Texas Medical Branch Galveston, Texas Clinical Director of Gynecologic Surgery St.Joseph Medical Center  Houston, Texas

Tham khảo bản dịch của nhóm “Chia sẻ ca lâm sàng”

Xem tất cả case lâm sàng tại:

https://ykhoa.org/category/khoa-hoc/ca-lam-sang/

Giới thiệu nguyentrungtin7

Check Also

[Xét nghiệm 59] Hormon tạo hoàng thể (LH)

HORMON TẠO HOÀNG THỂ (LH) (Hormone lutéinisante / Luteinizing Hormone) Nhắc lại sinh lý Hormon …