[Case lâm sàng 175] Chảy máu cam

Rate this post

Một nam thanh niên 22 tuổi vào viện vì chảy máu mũi nhiều và không cầm được trong suốt 30 phút qua. Bệnh nhân không có bất kỳ chấn thương nào, không có rối loạn chảy máu, và cũng không sử dụng các thuốc như aspirin hay ibuprofen. Bệnh nhân cho rằng chỉ có chảy máu ở mũi, bởi vì máu đang chảy ra từ cả 2 lỗ mũi và cũng đang chảy xuống cổ họng và làm bệnh nhân sặc. Bệnh nhân cảm thấy dường như máu cũng đang tích tụ lại ở thành sau họng. Bệnh nhân đã cố gắng bịt mũi, nhưng máu vẫn chảy.

  • Áp dụng giải phẫu giải thích bệnh cảnh trên?

LỜI GIẢI ĐÁP:

Chảy máu cam (Epistaxis)

Tóm tắt: Một nam thanh niên 22 tuổi vào viện vì chảy máu từ cả 2 mũi kéo dài 30 phút qua, máu chảy xuống vùng hầu họng và làm bệnh nhân sặc. Không có tiền sử chấn thương, không có bệnh rối loạn chảy máu, và cũng không sử dụng các thuốc chống đông. Ép mũi trước cũng không có tác dụng.

  • Giải thích: Chảy máu mũi sau

TƯƠNG QUAN LÂM SÀNG

Chảy máu cam, hay chảy máu từ mũi, là tình trạng rất hay xảy ra. Hầu hết các trường hợp máu chảy ra từ vùng trước của vách mũi, và vị trí chảy máu thường dễ dàng nhìn thấy được. Hầu hết các trường hợp chảy máu mũi trước sẽ được cầm bằng lực ép trực tiếp, mặc dù các phương pháp khác có thể cũng cần thiết, bao gồm cả việc sử dụng thuốc co mạch tại chỗ như cocaine, đốt (cautery), hoặc nhét nút gạc (nasal packing). Chảy máu mũi ở bệnh nhân này là một trường hợp không điển hình bởi máu chảy từ cả 2 bên và kèm theo là máu chảy về phía sau gây ra phản ứng sặc. Các triệu chứng này hướng tới chảy máu từ vùng mũi sau, và sẽ khó cầm hơn. Điều trị loại chảy máu này sẽ là đặt bóng chèn hoặc nút gạc vào mũi sau. Kháng sinh thường được chỉ định để phòng viêm xoang và hội chứng sốc nhiễm độc. Khi bệnh nhân chảy máu mũi kéo dài hoặc không điển hình thì cần phải thông báo với bác sĩ. Bệnh nhân mắc các bệnh lý bẩm sinh chẳng hạn như hemophilia hay von Willebrand cũng có thể xuất hiện chảy máu mũi. Việc sử dụng một số thuốc, như aspirin hay các thuốc chống viêm non-steroid, hay các thuốc chống đông trực tiếp như heparin hoặc warfarin sodium (Coumadin) cũng có thể là nguyên nhân. Một số bệnh lý như suy gan cũng có thể gây ra chảy máu mũi do giảm các yếu tố đông máu phụ thuộc vitamin K.

TIẾP CẬN:

Mũi

MỤC TIÊU

  • Liệt kê được các đặc điểm của mũi ngoài và hốc mũi
  • Mô tả được cấp máu động mạch cho các hốc mũi

ĐỊNH NGHĨA

CHẢY MÁU CAM (EPISTAXIS): chảy máu từ mũi, trên lâm sàng thường chia thành chảy máu mũi trước và chảy máu mũi sau.

ĐÁM RỐI KIESSELBACH: ở phần trước của vách mũi, rất giàu mạch máu do có vòng nối của các động mạch; đây là vị trí chảy máu mũi thường gặp nhất.

RỐI LOẠN ĐÔNG MÁU: bất thường quá trình đông máu dẫn đến chảy máu.

Thường do bẩm sinh hoặc mắc phải.

THUỐC CHỐNG ĐÔNG: thuốc làm cản trở quá trình đông máu.

BÀN LUẬN

Mũi ngoài gồm 2 xương mũi tạo nên gốc mũi và phần liền kề với xương trán và xương hàm trên. Phần chính của mũi ngoài là sụn và được tạo nên bởi cặp sụn cánh mũi, cặp sụn mũi bên một sụn vách mũi. Lỗ mở phía trước của hốc mũi là lỗ mũi trước. Hốc mũi là một khoang hơi giống hình tháp, nằm trong xương sọ giữa hai ổ mắt. Nó được chia thành hốc mũi phải và trái bởi vách mũi. Vách mũi được tạo nên bởi xương lá mía, mảnh thẳng đứng của xương sàng, mào mũi của xương hàm trên xương khẩu cái, sụn vách mũi. Trần hốc mũi được tạo nên bởi xương trán, xương sàngxương bướm. Sàn hốc mũi được tạo nên bởi mỏm khẩu cái xương hàm trên mảnh ngang xương khẩu cái. Lỗ mở phía sau của khoang mũi vào tỵ hầu được gọi là lỗ mũi hầu hay lỗ mũi sau.

Thành ngoài hốc mũi được tạo nên bởi xương mũi, xương hàm trên, xương sàng và xương khẩu cái. Diện tích bề mặt của thành ngoài được tăng lên bởi 3 ba xoăn mũi. Xoăn mũi trên và xoăn mũi giữa thuộc xương sàng, trong khi đó xoăn mũi dưới là một xương riêng biệt. Phần sau trên của hốc mũi, ở phía trên của xoăn mũi trên, là ngách bướm sàng. Dưới mỗi xoăn mũi là một ngách có tên trùng với xoăn mũi nằm ngay trên nó. Do đó, các ngách mũi trên, giữa và dưới lần lượt nằm dưới các xoăn mũi trên, giữa và dưới. Mỗi khoang mũi được lót bởi một lớp niêm mạc giàu mạch máu có chức năng làm ấm và làm ẩm không khí hít vào (Hình 51-1).

Mỗi khoang mũi được cấp máu bởi các nhánh mũi của động mạch bướm khẩu cái, các động mạch sàng trước và sàng sau, động mạch khẩu cái lớn, nhánh mũi ngoài và môi trên của động mạch mặt (Hình 51-2). Những động mạch này nối với nhau tại vùng Kiesselbach trên phần trước của vách mũi (đối diện với đầu trước của xoăn mũi dưới). Đây là vị trí thường xảy ra chảy máu mũi nhất.

Tài liệu tham khảo:

Eugene C. Toy, MD

Vice Chair of Academic Affairs and Program Director Houston Methodist Hospital Obstetrics and Gynecology Residency Program Houston, Texas

Clinical Professor and Clerkship Director Department of Obstetrics and Gynecology University of Texas Medical School at Houston Houston, Texas

John S. Dunn Senior Academic Chair St. Joseph Medical Center Houston, Texas

Lawrence M. Ross, MD, PhD

Adjunct Professor Department of Neurobiology and Anatomy University of Texas Medical School at Houston, Texas

Han Zhang, MD

Associate Professor, Research Department of Neurobiology and Anatomy University of Texas Medical School at Houston, Texas

Cristo Papasakelariou, MD, FACOG

Clinical Professor, Department of Obstetrics and Gynecology University of Texas Medical Branch Galveston, Texas Clinical Director of Gynecologic Surgery St.Joseph Medical Center  Houston, Texas

Tham khảo bản dịch của nhóm “Chia sẻ ca lâm sàng”

Xem tất cả case lâm sàng tại:

https://ykhoa.org/category/khoa-hoc/ca-lam-sang/

Giới thiệu nguyentrungtin7

Check Also

[Xét nghiệm 59] Hormon tạo hoàng thể (LH)

HORMON TẠO HOÀNG THỂ (LH) (Hormone lutéinisante / Luteinizing Hormone) Nhắc lại sinh lý Hormon …