Questions
Một trẻ trai 4 tuổi vào khoa cấp cứu bởi vì có “vật gì đó” trong họng của trẻ. Bà mẹ cho biết rằng vào sáng nay bà thấy trong miệng trẻ khi trẻ la hét và ghi nhận thấy có một vật mà bà không hình dung được đó là gì và bà chưa từng thấy trước đây. Bệnh nhân vẫn hoạt động bình thường. Bố mẹ bệnh nhân khẳng định trẻ không nuốt vật dị vật. Mẹ trẻ cho biết trẻ không bị ốm gần đây. Bệnh nhân có thẻ ăn và uống bình thường và không gặp khó khăn gì. Không sốt, không nôn, không tiêu chảy, không khó thở, không dãi nước miếng và cũng không ghi nhận có đau bụng.
Thăm khám lâm sàng: trẻ biểu hiện tốt; sinh hiệu trong giới hạn của độ tuổi. Không thở rít, không khò khè, không có dấu co kéo, không chảy nước dãi. Không có dị vật trong khoang miệng. Không có tổn thương u cục được ghi nhận. Không có u cục hoặc căng cứng vùng cổ. Khi bệnh nhận mở miệng tối đa, thì thấy hình sau. Thăm khám lâm sàng khác không ghi nhận gì đáng kể
Câu hỏi đặt ra:
- Tình trạng của trẻ hiện tại là gì?
- Phân độ Mallampati là gì?
Answers
1.Tình trạng của trẻ hiện tại là gì?
Hình ảnh phía trong họng của đứa trẻ mà bà mẹ nó nhìn thấy chính là một nắp thanh quản bình thường – epiglottis. Nắp thanh quản đôi khi có thể được nhìn thấy ở trẻ mà không cần bất kỳ dụng cụ thăm khám nào. Một điều quan trọng là cần phải loại trừ được dị vật, bất thường về giải phẫu, hoặc nguyên nhân nhiễm trùng. Ở bệnh nhân hiện tại khỏe mạnh và không có sự tắc nghẽn nào.
2. Phân độ Mallampati là gì?
Phân độ Mallampati được sử dụng trong tiên đoán mức độ khó khăn khi tiến hành đặt nội khí quản. Có 4 mức độ, mỗi mức độ bao gồm có các đặc điểm giải phẫu đặc hiệu. class I là phân độ dễ đặt nhất trong khi đó thì class IV rất khó đễ đặt được.
Class I: Có thể thẩy vòm miệng mềm – soft palate, lưỡi gà – uvula, họng – fauces, và các trụ ‐ pillas.
Class II: Có thể thấy được vòm miệng mềm, lưỡi gà, họng
Class III: Có thể thấy được vòm miệng mềm, đáy của lưỡi gà
Class IV: chỉ thấy được vòm miệng cứng
Keywords: head and neck/ENT, airway.
Bibliography:
- Eberhart LHJ, Arndt C, Cierpka T, Schwanekamp J, Wulf H, Putzke C. The reliability and validity of the upper lip bite test compared with the Mallampati classifcation to predict difcult laryngoscopy: An external prospective evaluation. Anesth Analg July 2005;101(1):284–9.
- Petkar N, Georgalas C, Bhattacharyya A. High‐ rising epiglottis in children: Should it cause concern? I Am Board Fam Med September–October 2007;20(5):495–6.
Nguồn “Pediatric Emergency Medicine (Second edition)” – Edited by ALISA MCQUEEN & S. MARGARET PAIK
Tham khảo bản dịch của ” Trần Khánh Luân, sinh viên Y5 Đa Khoa trường Đại Học Y Dược Huế ”
Xem tất cả case lâm sàng tại: https://ykhoa.org/category/khoa-hoc/ca-lam-sang/