[Case lâm sàng 214] U hạt nhiễm khuẩn

Rate this post

Question

Một trẻ trai 3 tuổi khỏe mạnh được mang vào khoa cấp cứu bởi mẹ của đứa trẻ bởi vì bà phát hiện một tổn thương ở mí mắt trái của trẻ, tổn thương này theo bà đã phát triển từ 3 tháng trước. Hiện tại tổn thương này bắt đầu chảy máu từng đợt.

Trên thăm khám lâm sàng: trẻ biểu hiện tốt, một tổn thương đơn độc có cuống 1cm, có ban đỏ nhẹ ở tổn thương, tại mí mắt trái, tổn thương được phủ bởi lớp vỏ mỏng màu vàng – yellow crusting. Không có chảy máu khi thăm khám.

Bước tiếp theo trong quản lý và điều trị đối với trường hợp này là gì

Answer

Chẩn đoán ở trường hợp này là u hạt nhiễm khuẩn – pyogenic granuloma, bệnh lý này được biết đến (trên phương diện tế bào học) như là u mao mạch dạng thùy – lobular capillary hemangioma. Là một u mạch phổ biến nhất ở trẻ nhũ nhi và trẻ em. Bệnh lý này là một bệnh lý lành tình và có thể xảy ra ở trên da và niêm mạc. Độ tuổi trung bình là 6-10 tuổi. Chẩn đoán dựa vào một nốt sẩn – papule dễ chảy máu và phát triển trong vài ngày đến vài tuần. Tổn thương thường khởi phát như là một nốt sẩn nhỏ màu đỏ, phát triển nhanh trong vài tuần đến vài tháng và sau đó trở nên ổn định. Hiếm khi tự thoái triển. Ở hầu hết trường hợp không có nguyên nhân rõ ràng, mặc dù được cho rằng là do chấn thương trước đó, hay là sử dụng thuốc, và tiền sử dị dạng
mao mạch có thể làm nặng hơn.

ĐIều trị thường cần đến bởi vì thường có thể loét và chảy máu tại tổn thương. Điều trị bằng cách cắt bỏ tổn thương, có nhiều sự lựa chọn bao gồm có nạo đơn giản bằng dao điện – electrocautery, phẫu thuật cắt bỏ – excision, phẫu thuật bằng laser, phương pháp chườm lạnh – cryotherapy, hoặc liệu pháp tại chỗ/bên trong tổn thương.

Keywords:

dermatology, head and neck/ENT, ophthalmology, mass.

 

Bibliography

Goldsmith LA, Katz SI, Gilchrest BS, Paller AS, Leffell DJ,Wolff K. Fitzpatrick’s Dermatology in General Medicine. 8th ed. New York: McGraw-Hill, 2012

Nguồn ” Pediatric Emergency Medicine ( Second edition ) ” _ EDITED BY ALISA MCQUEEN S. MARGARET PAIK

Tham khảo dịch của ” Trần Khánh Luân , sinh viên Y5 Đa Khoa Trương Đại Học Y Dược Huế “

 

 

 

 

 

Advertisement

Giới thiệu thanngocthao

Check Also

[Xét nghiệm 59] Hormon tạo hoàng thể (LH)

HORMON TẠO HOÀNG THỂ (LH) (Hormone lutéinisante / Luteinizing Hormone) Nhắc lại sinh lý Hormon …