I- MỤC TIÊU.
■ Định nghĩa được thuật ngữ anatomy, physiology, và pathophysiology. Dùng ví dụ giải thích sự quan hệ giữa chúng.
■ Kể tên từng mức độ của cơ quan trong cơ thể từ đơn giản nhất cho đến phức tạp và giải thích chúng.
■ Định nghĩa được thuật ngữ metabolism, metabolic rate, and homeostasis, and use examples to explain each.
■ Giải thích các hoạt động của cơ chế feedback âm and how a positive feedback mechanism differs.
■ Trình bày vị trí giải phẫu.
■ Nêu các thuật ngữ giải phẫu cho từng phần của cơ thể.
■ Dùng đúng thuật ngữ từng phần của cơ thể.
■ Kể tên các khoang cơ thể, màng của chúng, nêu một vài cơ quan có khoang.
■ Mô tả các phần có thể xuyên suốt cơ thể hoặc một cơ quan.
■ Giải thích cách chia ổ bụng ra thành từng phần nhỏ. Kể tên từng cơ quan trong vùng đó.
II- NỘI DUNG.
A. THUẬT NGỮ MỚI
– Anatomy (uh-NAT-uh-mee).
– Body cavity (BAH-dee KAV-i-tee).
– Cell (SELL).
– Homeostasis (HOH-me-oh-STAY-sis).
– Inorganic chemicals (IN-or-GAN-ik KEM-i-kuls).
– Meninges (me-NIN-jeez).
– Metabolism (muh-TAB-uh-lizm).
– Microbiota (MY-kroh-bye-OH-ta).
– Microbiome (MY-kroh-BYE-ohm).
– Negative feedback (NEG-ah-tiv FEED-bak).
– Organ (OR-gan).
– Organ system (OR-gan SIS-tem).
– Organic chemicals (or-GAN-ik KEM-i-kuls).
– Pathophysiology (PATH-oh-FIZZ-eeAH-luh-jee).
– Pericardial membranes (PER-eeKAR-dee-uhl MEM-brayns).
– Peritoneum-mesentery (PER-i-tohNEE-um MEZ-en-TER-ee).
– Physiology (FIZZ-ee-AH-luh-jee).
– Plane (PLAYN) .
B. NỘI DUNG.
Cơ thể người là một tổng thể chứa nhiều chất hóa học và liên kết hóa học. Bạn đã từng nghĩ cơ thể mình như vậy ? Có lẽ không và chưa từng, theo đúng định nghĩa vật lý, đó chính là từng phần của chúng ta. Cơ thể chứa hàng triệu nguyên tử trong một sắp xếp cụ thể (chất hóa học) và hàng nghìn phản ứng hóa học diễn ra một cách cụ thể. Đó chỉ
là nghĩa đen, và rõ ràng không phải toàn bộ câu chuyện. Chìa khóa để hiểu được ý thức và sự nhận thức của con người nằm ngoài tầm của chúng ta. Chúng ta vẫn chưa biết tại sao chúng ta có thể học tập—không một loài vật nào có thể, với độ hiểu biết của chúng ta—nhưng chúng ta đã tích lũy rất nhiều kiến thức về những gì chúng ta tạo ra và cách hoạt động chúng. Một số kiến thức này tạo nên bài học bạn sắp thực hiện, một bài học về giải phẫu và sinh lý cơ bản của con người.
Giải Phẫu Học là nghiên cứu về cấu trúc cơ thể, bao gồm cả kích thước, hình dạng, thành phần, không ngoại trừ màu sắc. Sinh lý học là nghiên cứu về chức năng của cơ thể. Sinh lý của hồng cầu, ví dụ như, bao gồm những gì mà tế bào này làm, cách chúng làm, và mối liên hệ giữa chúng trong toàn cơ thể. Sinh lý dĩ nhiên liên quan đến giải phẫu. Ví dụ như, hồng cầu chứa rất nhiều Fe tích tụ trong protein của nó gọi là hemoglobin; đó là một khía cạnh của giải phẫu. Sự hiện diễn của Fe cho phép hồng cầu vận chuyển oxy, đó chính là sinh lý. Tất cả tế bào của cơ thể cần nhận oxy để thực hiện chức năng chính xác, vì vậy sinh lý của tế bào hồng cầu liên quan đến toàn bộ cơ thể.
Sinh lý bệnh nghiên cứu về rối loạn chức năng, và cơ sở sinh lý giúp việc nghiên cứu đó dễ dàng hơn. Ví dụ như, bạn có thể quen với bệnh thiếu máu thiếu sắt. Sự thiếu hụt sắt trong chế độ ăn, không đủ Fe trong hemoglobin của hồng cầu, và vì thế không vận chuyển đủ oxy cho cơ thể, kết quả là dẫn đến rối loạn chuyển hóa Fe. Ví dụ này trình bày mối quan hệ giữa giải phẫu, sinh lý, sinh lý bệnh.
Mục tiêu của chương này là hiểu được giải phẫu và sinh lý với sự nhấn mạnh vào cấu trúc và chức năng bình thường. Nhiều ví dụ về giải phẫu bệnh được nêu ra, tuy nhiên, nhằm liên hệ mối quan hệ giữa bệnh và sinh lý học bình thường giúp chẩn đoán bệnh. Nhiều ví dụ là ứng dụng lâm sàng giúp bạn áp dụng những gì mình đã học. Kiến thức về giải phẫu và sinh lý là nền tảng giúp bạn học cao hơn trong ngành y.
LEVELS OF ORGANIZATION
Cơ thể người có mối liên quan giữa sự phức tạp của cấu trúc và chức năng. Mỗi cấp độ cao hơn có sự liên kết giữa cấu trúc và chức năng ở cấp độ trước đó. Chúng ta sẽ bắt đầu với cấp độ đơn giản nhất, chất hóa học, rồi tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan. Tất cả mức độ được mô tả trong Fig. 1–1.
CHẤT HÓA HỌC
Nhớ lại rằng cơ thể là cấu trúc của các chất hóa học. Hóa chất tạo thành cơ thể được chia làm hai loại chính: vô cơ
và hữu cơ. Chất vô cơ là những phân tử đơn giản được tạo bởi một, hai hay nhiều nguyên tố (có một vài ngoại lệ). Ví dụ như nước (H2O); oxygen (O2); một vài ngoại lệ, carbon dioxide (CO2); và khoáng chất như sắt (Fe) trong hemoglobin, natri (Na) trong NaCl làm cho nước mắt mặn, and calcium (Ca) trong muối calci giúp xương chắc khỏe. Chất hữu cơ thường rất phức tạp, chứa nhiều nguyên tố cacbon và hidro. Các loại chất hữu cơ là cabohydrat, chất béo, protein, và acid nucleic. Phần này sẽ nói rõ hơn trong Chapter 2.
TẾ BÀO
Đơn vị sống nhỏ nhất về cấu trúc và chức năng là giải phẫu, cơ thể người chứa hơn 200 loại tế bào khác nhau. Chúng ta có thể hình dung cơ thể người như một thành phố của các tế bào. Một thành phố lớn chứa hàng triệu người dân với từng công việc, một cơ thể chứa hàng nghìn tỷ tế bào với hơn 200 công việc. Mắc dù khác nhau về chức năng, cơ thể người hoạt động là một thể thống nhất. Một loại tế bào cấu tạo bởi các chất hóa học khác nhau và thực hiện các phản ứng cụ thể. Cấu trúc tế bào và chức năng của chúng được trình bày trong Chapter 3.
MÔ
Mô là một nhóm các tế bào với cấu trúc và chức năng giống nhau. Như một thành phố chứa các nhóm làm việc cùng nhau (ví dụ phòng chữa cháy) để giữ chức năng của thành phố, các nhóm tế bào cùng nhau hoạt động trong cơ thể. Có bốn loại mô:
– Biểu mô che phủ bề mặt cơ thể, một vài loại có chức năng chế tiết. Bề mặt da và tuyến mồ hôi là các ví dụ về mô biểu mô. Cấu trúc biểu mô bao gồm biểu mô vách mao quản (biểu mô vảy) và biểu mô ống thận (biểu mô vuông),
được chỉ ra trong Fig. 1–1.
– Mô liên kết—liên kết và nuôi dưỡng các phần của cơ thể; vận chuyển hay dự trữ một vài chất khoáng. Máu, xương, sụn, và mô mỡ là các mô trong nhóm này.
– Mô cơ—một mô liên kết đặc biệt, giúp cơ thể cử động. Mô cơ vân và mô cơ tim thuộc nhóm này. In Fig. 1–1, là hình ảnh mô cơ trơn, cơ mặt trong nhiều cơ quan ví dụ như túi mật và dạ dày.
– Mô thần kinh—chuyên sản xuất và tạo các xung điện để điều chỉnh chức năng của toàn cơ thể. Não bộ và hệ thần kinh là ví dụ.
Từng loại mô trong bốn loại, với từng chức năng đặc biệt, được trình bày trong Chapter 4.
CƠ QUAN
Cơ quan là một nhóm các mô có trật tự nhất định để thực hiện chức năng đặc biệt. Ví dụ như thậ n, từng xương, gan, phổi, và dạ dày. Thận chức nhiều loại biểu mô, cho chức năng chính là tái hấp thu. Dạ dày có biểu mô chế tiết ra gastrin, thành phần của dịch vị, là một loại protein đặc biệt. Mô cơ trơn dạ dày có chức năng nhào trộn thức ăn với gastrin và đẩy thức ăn xuống ruột non. Mô thần kinh dẫn các tín hiệu làm tăng hoặc giảm co bóp dạ dày. Một cơ quan bao gồm nhiều tổ chức mô. Không một mô nào trong thận có thể loại bỏ chất độc khỏi máu, nhưng tất cả các mô của thận thì có thể. Tương tự, không một mô nào trong dạ dày có thể tiêu hóa protein, nhưng toàn bộ dạ dày thì có thể (trong Box 1–1: Giữa mô và cơ quan).
HỆ CƠ QUAN
Hệ cơ quan là một nhóm các cơ quan góp phần tạo nên chức năng đặc biệt. Ví dụ như hệ tiết niệu, hệ tiêu hóa,
hệ hô hấp. Trong Fig. 1–1 là hệ tiết niệu, bao gồm thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo. Tất cả cơ quan này góp phần tạo nên chức năng thải chất độc của hệ tiết niệu. Như phía trên, Table 1–1 liệt kê hệ cơ quan trong cơ thể với chức năng và một vài cơ quan đại diện, and Fig. 1–2 mô tả tất cả hệ cơ quan. Nhiều trong số đó có thể quen thuộc với chúng ta. Một có quan có thể trong nhiều hệ cơ quan; như tuyến tụy, trong cả hệ tiêu hóa và hệ nội tiết, và cơ hoành vừa thuộc hệ hô hấp vừa thuốc hệ cơ vân. Tất cả hệ cơ quan tạo nên một cơ thể đơn nhất, tất cả chúng cùng hoạt động, phụ thuộc lẫn nhau. Bây giờ, một vài ví dụ sẽ chỉ cho bạn mối liên quan iuwax các hệ cơ quan. Tất cả tế bào trong cơ thể đều cần oxy. Hệ hô hấp lấy oxy trong không khí, hệ tuần hoàn vận chuyển oxy. Tất cả tế bào đều cần chất dinh dưỡng. Hệ tiêu hóa hấp thu chất dinh dưỡng, và hệ tuần hoàn vận chuyển chúng. Tất cả tế bào đều sản xuất ra chất thải. Hệ tuần hoàn thu nhận chất thải, hệ tiết niệu thải chúng ra khỏi máu. Mối tương quan này sẽ được thảo luận kĩ hơn trong từng chương.
PHẦN CÒN LẠI TRONG ”CHÚNG TA”
Chúng ta không đơn độc. Mỗi cơ thể đều sống với một số lượng lớn vi sinh vật, đặc biệt là vi khuẩn. Người ta ước tính rằng tổng số vi khuẩn cư trú trên hoặc bên trong chúng ta, với nhiều nhất trong ruột, gấp các tế bào của chúng ta khoảng 10 đến 1. Tên cũ của quần thể này là hệ thực vật bình thường (hoặc hệ thực vật cư trú, xem sự phân phối chúng ở Bảng 22–1), và những người khác nhau có tỷ lệ khác nhau của hàng trăm loài vi sinh vật. Mỗi nơi trên hoặc bên trong cơ thể có vi khuẩn được coi là một hệ sinh thái nhỏ gọi là một hệ vi sinh. Từ nhiều năm chúng ta đã biết rằng một số vi khuẩn đường ruột sản sinh ra vitamin mà chúng ta hấp thụ, đặc biệt là vitamin K. Chúng ta cũng đã biết rằng những vi khuẩn này, trong cơ thể thông thường của chúng (bề mặt của da, khoang miệng, âm đạo ở phụ nữ, trong số các vi sinh vật khác), giúp ngăn ngừa một số bệnh lý. Kiến thức này đã được áp dụng gần đây để
cố gắng giúp đỡ những người bị nhiễm trùng đường ruột Clostridium difficile kháng kháng sinh, và một số người đã được chữa khỏi bằng cách “cấy phân” (dạng viên nang) của vi khuẩn đường ruột từ một thành viên khỏe mạnh trong gia đình.
Box 1–1 | REPLACING TISSUES AND ORGANS
Truyền máu có lẽ là hình thức quen thuộc và thường xuyên nhất trong “các bộ phận thay thế cho loài người. Máu là một mô và khi được định loại đúng cách và thử phản ứng chéo (các loại máu sẽ được thảo luận trong Chương 11), có thể được an toàn cho một người có nhóm máu giống hoặc tương tự. Các cơ quan, tuy nhiên, là những cấu trúc
phức tạp hơn nhiều. Khi bệnh nhân nhận cấy ghép nội tạng, luôn có phản ứng đào thải (phá hủy) cơ quan đó bởi hệ miễn dịch của ngườ nhận (Chương 14). Tuy nhiên, với việc phát hiện và sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch hiệu quả, tỷ lệ thành công của nhiều loại cấy ghép nội tạng đã tăng lên. Các cơ quan có thể được cấy ghép bao gồm giác mạc, thận, tim, gan và phổi. Da cũng là một cơ quan, nhưng da được cấy ghép từ người khác sẽ không tồn tại lâu. Một số loại da nhân tạo hiện có sẵn để tạm thời che phủ những vùng da bị tổn thương lớn. Ví dụ, những nạn nhân bị bỏng nặng sẽ cần phải ghép da từ chỗ da không bị bỏng của mình để hình thành làn da mớ vĩnh viễn trên các vết bỏng. Có thể “nuôi cấy” da của bệnh nhân trong phòng thí nghiệm để từ một miếng da nhỏ có thể được sử dụng để che phủ một bề mặt lớn. Các tế bào khác phát triển trong nuôi cấy bao gồm sụn, xương, tuyến tụy, gan và cơ xương.
Cấy ghép như vậy có thể làm giảm hoặc loại bỏ sự cần thiết của người hiến tạng. Kỹ thuật tế bào cũng được sử dụng để tạo ra khí quản, động mạch, bàng quang tiết niệu và van tim. Nhiều bộ phận thay thế nhân tạo cũng đã được phát triển. Chúng được làm bằng nhựa hoặc kim loại và không bị hệ thống miễn dịch của người từ chối như vật lạ. Hỏng van tim hoặc các phần của động mạch có thể được thay thế bằng các mảnh ghép bằng vật liệu tổng hợp. Khớp nhân tạo có thể được dùng cho mọi khớp của cơ thể, cũng như xương nhân tạo cho phẫu thuật tái tạo. Ốc tai điện tử là những dụng cụ nhỏ giúp chuyển đổi sóng âm thành xung điện mà não có thể giải trình được và đã cung cấp một số cảm giác nghe cho những người bị điếc. Giác mạc nhân tạo cho người bị thoái hóa điểm vàng do tuổi già (xem Chương 9), trong đó tầm nhìn trung tâm đã bị mất. Bộ cấy ghép có thể cho phép người đó nhận ra khuôn mặt và đọc những cuốn sách lớn. Việc này cũng đang phát triển các thiết bị giúp tim bị tổn thương bơm máu hiệu quả hơn và bởi những trái tim nhỏ, nhân tạo. Mặc dù các kỹ thuật mới và các bộ phận nhân tạo mở ra nhiều hứa hẹn, nhưng chúng ta phải nhận ra rằng: chúng rất đắt tiền và hầu hết sẽ không trở thành bộ phận thay thế trong chữa bệnh hay được sử dụng phổ biến trong nhiều năm.
Nghiên cứu gần đây cho thấy rằng bằng cách lên men phần thức ăn mà chúng ta không tiêu hóa được (thường
là chất xơ, carbohydrates phức tạp của thực vật), vi khuẩn đường ruột giúp nuôi dưỡng các tế bào biểu mô lót trong lòng ruột. Điều này không chỉ giữ cho lớp lót còn nguyên vẹn mà còn ngăn ngừa rò rỉ dịch ruột vào các mô của cơ thể, nó cũng giúp ngăn ngừa tình trạng viêm, mà thức ăn thừa có thể gây hại. Các nghiên cứu khác chỉ ra rằng hệ vi sinh vật của chúng ta giúp hệ thống miễn dịch tự thiết lập và đóng góp vào khả năng của các tế bào bạch cầu để phân biệt giữa “tế bào vật chủ” và “tế bào lạ”. Điều này đặc biệt quan trọng trong việc hạn chế hiện tượng dị ứng (sai sót trong miễn dịch) và những hậu quả nghiêm trọng của chúng như hen suyễn . Vẫn còn các nghiên cứu khác đang điều tra vai trò của vi sinh vật trong điều chỉnh cân nặng. Sự hiện diện của vi khuẩn cũng có nhược điểm. Không phải tất cả các sản phẩm vi khuẩn đều có lợi cho con người. Một vài số đó nếu được hấp thụ sẽ gây hại cho cơ thể, ví dụ như một hóa chất gọi là carnitine được tìm thấy trong thịt đỏ như thịt bò có thể góp phần gây bệnh tim. Tổng số gen của tất cả các vi khuẩn này được ước tính là vài triệu (so với các gen của một tế bào con người tổng cộng khoảng 22.000). Hầu hết các sản phẩm vi khuẩn của các gen này vẫn chưa được phát hiện, và còn nhiều việc phải làm trước khi chúng ta thực sự hiểu được mối quan hệ phức tạp giữa chúng ta có với hệ vi sinh vật kí sinh.
CHUYỂN HÓA VÀ CÂN BẰNG NỘI MÔI
Metabolism(chuyển hóa) là tất cả các phản ứng hóa học và các quá trình vật lý diễn ra bên trong cơ thể. Chuyển
hóa bao gồm phát triển, sửa chữa, phản ứng và sinh sản – tất cả các đặc tính của cuộc sống. Việc tim đập, tiêu hóa thức ăn trong dạ dày, sự khuếch tán khí trong phổi và các mô, và việc sản xuất năng lượng trong mỗi tế bào của
cơ thể chỉ là một vài trong hàng nghìn khía cạnh của sự chuyển hóa. Metabolism là một từ Hy Lạp cổ bắt nguồn từ từ “change,” và cơ thể thì luôn luôn thay đổi theo những cách: có thể nhìn thấy được (đi bộ trên phố), qua kính hiển vi (tế bào phân chia trong da để tạo ra lớp biểu bì mới) và các phương pháp phân tử (RNA và enzym tổng hợp các protein mới). Một khái niệm liên quan, tốc độ chuyển hóa (metabolism rate), thường được sử dụng để có nghĩa là tốc độ mà cơ thể tạo ra năng lượng và nhiệt, hay nói cách khác, là số năng lượng sản xuất ra trong một đơn vị thời gian, chẳng hạn như 24 giờ. Một người có sức khỏe tốt có thể được cho là đang trong trạng thái cân bằng nội môi. Sức khỏe tốt là kết quả của chuyển hóa bình thường, và cân bằng nội môi phản ánh khả năng của cơ thể để duy trì sự chuyển hóa tương đối ổn định và hoạt động bình thường bất chấp nhiều thay đổi liên tục. Những thay đổi là một phần của quá trình trao đổi chất bình thường có thể là bên trong hoặc bên ngoài, và cơ thể phải đáp ứng
một cách thích hợp. Ví dụ như ăn sáng là một sự thay đổi bên trong. Đột nhiên có thức ăn trong dạ dày và chuyện gì xảy ra? Thức ăn được tiêu hóa hoặc phân hủy thành các hóa chất đơn giản mà cơ thể có thể sử dụng. Protein trong trứng được luộc chín được tiêu hóa thành các axit amin, các vật liệu hóa học cơ bản của protein; các axit amin này sau đó có thể được các tế bào của cơ thể sử dụng để tạo ra các protein chuyên biệt của chúng. Một ví dụ về sự thay đổi bên ngoài là sự gia tăng nhiệt độ môi trường. Vào một ngày nóng, nhiệt độ cơ thể cũng có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên, nhiệt độ cơ thể phải được giữ trong phạm vi bình thường khoảng 97 ° đến 99 ° F (36 ° đến 38 ° C) để hỗ trợ hoạt động bình thường. Chuyện gì xảy ra? Một trong những phản ứng của cơ thể đối với sự gia tăng nhiệt độ bên ngoài là tăng tiết mồ hôi để nhiệt thừa cơ thể có thể bị mất do sự thoát hơi nước trên bề mặt da. Phản ứng này, tuy nhiên, có thể mang lại một thay đổi bên trong không mong muốn, mất nước. Chuyện gì xảy ra? Khi nước trong cơ thể giảm xuống, chúng ta cảm thấy khát, và uống nước để thay thế nước bị mất qua mồ hôi. Lưu ý rằng khi một số phản ứng của cơ thể xảy ra, chúng đảo ngược sự kiện đã kích hoạt chúng. Trong ví dụ trên, nhiệt độ cơ thể tăng kích thích tăng tiết mồ hôi, làm giảm nhiệt độ cơ thể, do đó làm giảm mồ hôi, vì vậy sự tiếp tục đổ mồ hôi sẽ bị ngăn chặn. Hiện tượng này được gọi là cơ chế feedback âm tính, trong đó phản ứng của cơ thể đảo ngược lại kích thích (có hiệu lực, ức chế nó một lúc) và giữ cho sự chuyển hóa của cơ thể trong phạm vi bình thường. Xem hình 1–3 là một cơ chế feedback âm khác, trong đó hormone thyroxine điều chỉnh tỷ lệ trao đổi chất của cơ thể. Khi tỷ lệ trao đổi chất giảm, vùng dưới đồi (một phần của não) và tuyến yên phát hiện sự suy giảm này và tiết ra kích thích tố để kích thích tuyến giáp (ở phía trước cổ, ngay dưới thanh quản) để tiết ra hormone thyroxine. Thyroxine kích thích hệ thống enzyme của tế bào tạo ra năng lượng từ thức ăn, làm tăng tỷ lệ trao đổi chất. Sự gia tăng năng lượng và sản xuất nhiệt được phát hiện bởi não và tuyến yên. Sau đó, chúng giảm tiết hormon của chúng, do đó ức chế tiết thêm thyroxine cho đến khi tỷ lệ trao đổi chất giảm trở lại. Tỷ lệ trao đổi chất
tăng và giảm, nhưng nó được giữ trong giới hạn bình thường.
Bạn có thể tự hỏi sẽ ra sao nếu có cơ chế feedback dương tính. Có, nhưng cơ chế như vậy là rất hiếm trong cơ thể và hoàn toàn khác với cơ chế feedback âm tính. Trong cơ chế feedback dương tính, đáp ứng với kích thích không làm ngừng hay đảo ngược kích thích, mà thay vào đó giữ chuỗi các phản ứng tiếp tục xảy ra cho đến khi nó bị gián đoạn bởi một số sự kiện bên ngoài. Một ví dụ điển hình là trong chuyển dạ, trong đó chuỗi các sự kiện như sau: Sự căng của cơ cổ tử cung kích thích bài tiết hormon oxytocin của tuyến yên sau. Oxytocin kích thích sự co cơ tử cung, làm cho cổ tử cung kéo dài hơn khi thai bị đẩy qua, kích thích sự bài tiết oxytocin nhiều hơn và do đó, co thắt nhiều hơn. Cơ chế dừng lại khi thai và nhau thai được xuất ra. Đây là “phanh”, sự kiện làm gián đoạn. Bất kỳ cơ chế feedback dương tính nào đều yêu cầu “phanh” từ bên ngoài, một cái gì đó để làm gián đoạn nó. Đông máu là một cơ chế như vậy, và nếu không có kiểm soát bên ngoài, đông máu có thể trở thành một vòng luẩn quẩn của đông máu và đông máu hơn, làm hại nhiều hơn là tốt (đông máu được thảo luận trong Chương 11).
Viêm, phản ứng của cơ thể với bất kỳ mọi tổn thương, có lợi và cần thiết để sửa chữa mô, nhưng quá trình có
thể tiến triển thành hư hại và tổn thương nhiều hơn, và nó đòi hỏi một điều khiển bên ngoài để ngăn chặn nó. Sự gia tăng của nhiệt độ cũng có thể kích hoạt một cơ chế phản hồi tích cực. Lưu ý trong Fig 1-3 rằng vi khuẩn đã ảnh hưởng đến nhiệt độ của cơ thể ở vùng dưới đồi và gây sốt. Nhiệt độ cơ thể tăng lên làm tăng tỷ lệ trao đổi chất, làm
tăng nhiệt độ cơ thể nhiều hơn, trở thành một vòng xoắn. Đâu là sự ức chế, “phanh”? Đối với sự nhiễm trùng này, phanh là các tế bào bạch cầu tiêu diệt vi khuẩn gây sốt. Một sự gián đoạn từ bên ngoài chu kỳ là cần thiết.
Chính vì lý do này, cơ chế feedback dương tính có khả năng tự duy trì tiếp diễn và gây hại, nên chúng hiếm gặp trong cơ thể. Cơ chế feedback âm, tuy nhiên, chứa hệ thống kìm hãm của riêng chúng, trong đó sự ức chế là một phần của những chu trình này, và cơ thể có nhiều cơ chế như vậy. Sự bài tiết của hầu hết các hoormon (Chương 10) được điều chỉnh bởi cơ chế feedback âm. Việc điều chỉnh nhịp tim (Chương 12) và huyết áp (Chương 13) liên quan đến một số cơ chế feedback âm. Kết quả của tất cả các cơ chế hoạt động đồng thời là tất cả các mặt chức năng của cơ thể, đó là, sự trao đổi chất, được giữ trong giới hạn bình thường, trạng thái ổn định hoặc trạng thái cân
bằng. Đây là cân bằng nội môi. Trong các chương tiếp theo, bạn sẽ thấy nhiều ví dụ về cân bằng nội môi hơn. Khi bạn tiếp tục học về cơ thể con người, hãy nhớ rằng hoạt động riêng biệt của từng cơ quan và hệ thống cơ quan góp phần vào cân bằng nội môi. Hãy nhớ rằng các giá trị bình thường của sự trao đổi chất thường là trong một phạm vi, không phải là một số duy nhất. Ví dụ nhiệt độ cơ thể bình thường là từ 97 ° đến 99 ° F (36 ° đến 38 ° C). Nhịp tim bình thường, là 60 đến 80 nhịp mỗi phút; nhịp hô hấp
TERMINOLOGY AND GENERAL PLAN OF THE BODY
Trong một phần của khóa học về giải phẫu và sinh lý học, bạn sẽ học được nhiều từ hoặc thuật ngữ mới. Đôi khi bạn có thể cảm thấy rằng bạn đang học một ngôn ngữ khác, và thực sự đúng như vậy. Mỗi thuật ngữ có một ý nghĩa chính xác. Nắm vững thuật ngữ nghề nghiệp là điều cần thiết để giao tiếp hiệu quả với đồng nghiệp và bệnh nhân trong tương lai. Mặc dù số lượng cụm từ mới có vẻ hơi nhiều lúc đầu, bạn sẽ thấy rằng việc sử dụng các cụm từ này sẽ sớm trở thành ngôn ngữ thứ hai đối với bạn.Thuật ngữ được trình bày trong chương này sẽ được sử dụng xuyên suốt trong từng chương. Điều này sẽ giúp củng cố ý nghĩa của các thuật ngữ này và sẽ biến những từ mới này thành tri thức.
PHẦN VÀ VÙNG CƠ THỂ
Mỗi thuật ngữ được liệt kê trong Bảng 1-2 và được chỉ ra trong Hình 1-4 liên quan đến một phần hoặc khu vực cụ thể của cơ thể. Ví dụ, thuật ngữ femoral luôn luôn đề cập đến đùi, và brachial luôn đề cập đến cánh tay
The femoral artery (động mạch đùi) là một mạch máu chạy qua đùi, the quadriceps femoris (cơ tứ đầu đùi) là một nhóm cơ lớn ở đùi. The brachial artery (động mạch cánh tay) chạy qua mặt trước khuỷu, biceps brachii (cơ nhị đầu) and triceps brachii (cơ tam đầu) là các cơ chính ở cánh tay. Một ví dụ khác là pulmonary, một thuật ngữ thay thế cho phổi, as in pulmonary artery (động mạch phổi), pulmonary edema (phù phổi cấp), and pulmonary embolism (thuyên tắc động mạch phổi). Mặc dù bạn có thể không biết chính xác ý nghĩa của từng thuật ngữ này ngay bây giờ, bạn biết rằng mỗi thứ đều có liên quan đến phổi.
THUẬT NGỮ VỀ VỊ TRÍ VÀ VÙNG
Khi mô tả các cơ quan cơ thể luôn luôn được mặc định là ở vị trí giải phẫu: đứng thẳng hướng về phía trước, cánh tay ở hai bên với lòng bàn tay hướng về phía trước, và bàn chân hơi xa nhau . Các vị trí giải phẫu được liệt kê trong Bảng 1–3, với định nghĩa và ví dụ cho từng vị trí. Khi bạn đọc từng thuật ngữ, hãy tìm các bộ phận cơ thể được sử dụng làm ví dụ trong Figs. 1–4 và 1–5. Cũng lưu ý rằng đây là các cặp thuật ngữ và mỗi cặp là một tập hợp các từ đối lập nhau. Điều này sẽ giúp bạn các vị trí và ý nghĩa của chúng.
KHOANG CƠ THỂ VÀ MÀNG TẾ BÀO
Các khoang kín của cơ thể được tìm thấy trong hộp sọ, cột sống và thân mình; mỗi loại chứa các cơ quan và các
màng cụ thể. Những khoang này là khoang sọ, cột sống, ngực, bụng, và vùng chậu, và chúng được thể hiện trong
hình 1–5. Hộp sọ và cột sống các khoang sọ và cột sống chứa hệ thống thần kinh trung ương và được bao bọc hoàn toàn bằng xương bảo vệ. Hai khoang này hoàn toàn liên tục với nhau.
Khoang sọ được hình thành bởi hộp sọ và chứa não. Khoang cột sống được hình thành bởi các đốt sống và
chứa tủy sống. Các màng lót các khoang này và chứa não và tủy sống được gọi là màng não. Khoang ngực, bụng và khung chậu Khoang ngực, bụng và khung chậu nằm trong phần thân của cơ thể, và chứa các tạng được bảo vệ bởi xương.
Khoang ngực nằm ở trên và được ngăn cách với khoang bụng bởi cơ hoàng. Cơ hoành là một cơ rộng lớn, hình
vòm, thuộc nhóm cơ hô hấp. Nó có lỗ hở cho thực quản và cho các mạch máu lớn nhưng vẫn là một bức tường ngăn giữa các khoang ngực và bụng. Khung chậu là phần thấp nhất và có thể được coi là một phân khu của khoang bụng (không có vách ngăn giữa hai khoang) hoặc như một khoang riêng biệt.Cơ quan ở trong khoang ngực gồm có tim và phổi.
Các màng của khoang ngực là màng huyết thanh và được gọi là pleural membranes(màng phổi). Màng phổi tạng dính với phổi, màng phổi thành áp sát khoang ngực. Tim có màng riêng của nó gọi là pericardial membranes(màng ngoài tim).
Cơ quan ở trong abdominal cavity(ổ bụng) gồm gan, dạ dày và ruột. Các màng của ổ bụng cũng là màng huyết thanh và được gọi là phúc mạc lá thành và lá tạng. The peritoneum(lá thành) bao phủ ổbụng, and the mesentery ( lá tạng) (or visceral peritoneum) là sự tiếp nối của màng này, gấp lại và bao phủ các bề mặt bên ngoài của các cơ quan bụng.
The pelvic cavity(khung chậu) nằm phía dưới khoang bụng. Mặc dù màng bụng không nằm trong khoang chậu, nhưng nó bao phủ các bề mặt tự do của một số cơ quanvùng chậu Trong khoang chậu là bàng quang, hệ tiết niệu và các cơ quan sinh dục như tử cung ở phụ nữ và tuyến tiền liệt ở nam giới .
MẶT PHẲNG VÀ MẶT CẮT CỦA CƠ THỂ
Khi giải phẫu được mô tả, cơ thể, hoặc một cơ quan, thường được cắt theo một mặt phẳng cụ thể để làm cho các cấu trúc chi tiết dễ dàng nhìn thấy được. Mặt cắt là một bề mặt phẳng tưởng tượng phân tách hai phần của cơ thể
hoặc một cơ quan. Các mặt phẳng và mặt cắt này được thể hiện trong hình 1–6.
– Frontal (coronal) section—một mặt phẳng từ bên này sang bên kia sẽ chia cơ thể thành phần trước và sau.
– Sagittal section—một mặt phẳng từ trước ra sau ngăn cách cơ thể thành các phần bên phải và trái. Một midsagittal (mặt phẳng đứng dọc) tạo ra các phần đối xứng giữa bên phải và trái.
– Cross-section—một mặt phẳng vuông góc với trục ngang của một cơ quan. Mặt cắt của ruột non (là một ống) sẽ trông giống như một vòng tròn với khoang ruột ở trung tâm
.– Longitudinal section—một mặt phẳng dọc theo trục dọc của một cơ quan. Một phần dọc của ruột được thể hiện trong hình 1-6B, và một phần phía trước của xương đùi thể hiện trong Hình 6–1 trong Chương 6.
Transverse section—một mặt phẳng đứng ngang chia cơ thể thành hai phần trên và dưới. Nhiều hình ảnh trong các chương sau sẽ là một phần của các vùng cơ thể hoặc một bộ phận. Các phần như vậy thường rất hữu ích trong việc tìm hiểu mối quan hệ không gian của các cơ quan hoặc các phần khác với nhau (xem thêm Box 1-2: Bên trong cơ thể và Box 1–3: Hoạt động của não bộ).
PHÂN VÙNG Ổ BỤNG
Bụng là một khu vực rộng lớn của thân dưới của cơ thể. Nếu một bệnh nhân báo cáo đau bụng, bác sĩ hoặc y tá
sẽ muốn biết chính xác hơn nơi đau. Để xác định điều này, bụng có thể được chia thành các khu vực nhỏ hơn hoặc các khu vực, được thể hiện trong hình 1-7.
– Quadrants (phần tư)—một mặt phẳng ngang và một mặt phẳng dọc đi qua rốn phân chia bụng thành bốn phần . Trên lâm sàng, đây có lẽ là phân vùng được sử dụng thường xuyên hơn. Cảm giác đau của sỏi mật có thể được mô tả như ở góc phần tư phíatrên bên phải
– Nine areas (chín vùng)—hai mặt phẳng ngang và hai mặt phẳng dọc chia bụng thành chín khu vực:
– Upper areas—trên vùng thấp nhất của xương sường, bao gồm hạ sườn trái , thượng vị, hạ sườn phải.
– Middle areas—gồm thắt lưng tráo, quanh rốn, thắt lưng phải
– Lower areas—dưới đường thẳng ngang qua hai mào chậu, gồm hố chậu trái, hạ vị và hố chậu phải. Cách chia vùng này thường được sử dụng trong các nghiên cứu giải phẫu để mô tả vị trí của các cơ quan. Ví dụ, gan nằm ở vùng thượng vị và hạ sườn phải.
Box 1–2 | VISUALIZING THE INTERIOR OF THE BODY
Chẩn đoán hình ảnh thường có thể thay thế phẫu thuật thăm dò như các công cụ chẩn đoán. Mặc dù đắt tiền, những công cụ này cung cấp những lợi ích tuyệt vời cho bệnh nhân: Những hình ảnh có độ chi tiết cao của cơ thể thu được mà không có rủi ro của phẫu thuật và hầu như không có sự khó chịu trong các thủ thuật.
– Computed tomography (CT) scanning: sử dụng chùm tia X được tập trung thành vòng tròn hẹp xung quanh cơ thể. Một máy dò sau đó đo lượng phóng xạ đi qua các mô khác nhau, và một máy tính xây dựng một hình ảnh của một lát mỏng xuyên qua cơ thể. Một số hình ảnh có thể được thực hiện ở các cấp độ khác nhau – mỗi hình ảnh chỉ mất một vài giây để cung cấp bức tranh hoàn chỉnh hơn về một bộ phận hoặc một phần của cơ thể. Các hình ảnh chi tiết hơn nhiều so với những hình ảnh được sản xuất bởi các tia X thông thường(Box Figure 1–A, part A).
– Magnetic resonance imaging (MRI) đặc biệt hữu ích cho việc dựng hình các mô mềm, bao gồm não, tủy sống và dây thần kinh cá nhân. Bệnh nhân được đặt bên trong một trường từ trường mạnh, và các mô của cơ thể bị dội với sóng vô tuyến. Bởi vì mỗi mô có tỷ lệ khác nhau của cácmnguyên tử khác nhau, hấp thu và dội lại khác nhau, mỗi mô phát ra một tín hiệu đặc trưng. Một máy tính sau đó dịch các tín hiệu này thành
một hình ảnh (phần B).
Box 1–3 | WATCHING THE BRAIN AT WORK (Continued)
Trong Box Fig 1 – B, mỗi hình (A hoặc B) tương tự như một khung hình “tĩnh” hoặc đơn lẻ từ một video, và cho thấy một fMRI trông như thế nào trong hai khung nhìn phía sau của các thùy đỉnh và chẩm của cerebrum (cấu trúc màu hồng bên dưới thùy chẩm là tiểu não). Vùng não tăng hoạt động trong khi lái xe (trong mô phỏng) được mô tả trong phần A; hoạt động này là trong các lĩnh vực dành cho tầm nhìn và phân tích các mối quan hệ không gian. Phần B cho thấy hình ảnh bộ não khi đang lái xe và nói chuyện trên điện thoại di động. Bạn có thể thấy rằng hoạt động của não dành cho việc lái xe bị giảm đi. Tại sao điều đó lại xảy ra? Bởi vì khi chúng ta nói chuyện trên điện thoại, não bộ tạo thành hình ảnh “tinh thần” của người mà chúng ta đang nói chuyện , và có lẽ chúng ta đang nghĩ về những gì chúng ta sẽ nói tiếp theo. Do đó, một phần não bộ bận rộn với cuộc gọi điện thoại không thể xem xét và phân tích con đường phía trước. Phần lớn việc lái xe đòi hỏi phải suy nghĩ như “Điều tôi thấy có ý nghĩa gì, và tôi sẽ làm gì với thông tin đó ?” Bộ não con người làm việc tốt nhất khi nó tập trung vào một nhiệm vụ; khi não bộ bị phân tâm bởi một nhiệm vụ khác sẽ không hiệu quả khi giải thích hoặc phản ứng lại với các mối nguy hiểm đột ngột, và nó không hoạt động tốt. Đánh giá hoạt động của não như vậy có thể cho chúng ta biết rất nhiều về cách các bộ phận của não hoạt động cùng nhau và cũng có thể rất hữu ích trong chẩn đoán hoặc theo dõi một số loại tổn thương
não hoặc bệnh nhất định.
SUMMARY
Như bạn sẽ thấy, thuật ngữ được trình bày trong chương này được sử dụng xuyên suốt quyển sách để mô tả giải phẫu các cơ quan và tên của các bộ phận của chúng.Tất cả các cơ quan của cơ thể đóng góp vào cân bằng nội môi, trạng thái khỏe mạnh của cơ thể được duy trì bởi những phản ứng liên tục và thích hợp với những thay đổi bên trong và bên ngoài. Trong các chương tiếp theo, bạn sẽ tìm thấy mô tả chi tiết về sinh lý học của từng cơ quan và hệ thống cơ quan, và cách chuyển hóa của mỗi cơ quan là cần thiết để duy trì trạng thái cân bằng nội môi. Bây giờ chúng ta sẽ xem lại cấu trúc của cơ thể và mô tả rộng hơn về từng mức độ tổ chức của cơ thể. Thứ nhất, mức độ hóa học, là chủ đề của chương tiếp theo.
Giới thiệu
1. Giải phẫu—môn học về cấu trúc.
2. Sinh lý—môn học về chức năng.
3. Sinh lý bệnh—môn học về sự rối loặng chức năng
Mức độ tổ chức trong cơ thể
1. Chất hóa học – chất vô cơ và hữu cơ tạo nên mọi thứ, cả sống và không sống. Cơ thể là một thùng chứa hóa chất.
2. Tế bào – các đơn vị sống nhỏ nhất của cơ thể. Cơ thể có thể được ví như một thành phố của các tế bào.
3. Mô – nhóm tế bào có cấu trúc và chức năng tương tự.
4. Cơ quan – là sự tương tác giữa các mô) đóng góp vào các chức năng cụ thể..
5. Hệ cơ quan — các nhóm cơ quan phối hợp hoạt động với nhau để thực hiện các chức năng cụ thể (xem Table 1–1 and Fig. 1–2).
6. Cơ thể — tất cả các hệ cơ quan hoạt động bình thường.
7. Phần còn lại của “Chúng ta” – vi sinh vật của bạn, tổng số vi khuẩn cư trú trên và bên trong mỗi con người, ảnh hưởng đến sức khỏe theo nhiều cách, hầu hết chúng ta chưa khám phá ra.
Metabolism and Homeostasis
1. Chuyển hóa là của tất cả các thay đổi về mặt hóa học và vật lý diễn ra trong cơ thể. Tốc độ chuyển hóa là lượng năng lượng và nhiệt sản xuất trên một đơn vị thời gian.
2. Cân bằng nội môi là trạng thái cơ thể khỏe mạnh được duy trì bởi sự trao đổi chất bình thường nhờ hoạt động của các hệ thống cơ quan.
3. Cơ thể liên tục phản ứng với những thay đổi bên trong và bên ngoài nhưng vẫn ổn định, sự trao đổi chất được giữ trong giới hạn bình thường (thường là một khoảng giá trị, không phải là một giá trị duy nhất).
4. Cơ chế feedback âm tính – một cơ chế điều khiển trong đó một sản phẩm của quá trình làm cho phản ứng đảo ngược hoặc giảm kích thích, do đó dừng đáp ứng cho đến khi kích thích lại xảy ra và cần đáp ứng (xem Fig 1-3).
5. Cơ chế feedback dương tính – cơ chế điều khiển yêu cầu “phanh” từ bên ngoài. Có khả năng trở thành một chu kỳ tự duy trì và có hại, do đó hiếm khi xảy ra trong cơ thể (xem Hình 1-3).
Terminology and General Plan of the Body
1. Phần và vùng cơ thể — xem Bảng 1–2 và Hình 1–4.
2. Các thuật ngữ về mặt phẳng và mặt cắt— được sử dụng để mô tả các mối quan hệ về vị trí (xem Bảng 1–3 và Hình 1–4 và 1–5).
3. Khoang và màng trong cơ thể (see Fig. 1–5).
a. Các khoang sọ và cột sống – bên trong chứa hộp sọ và xương sống; lót bằng màng gọi là màng não; kèm theo xương để bảo vệ hệ thần kinh trung ương.
— Khoang sọ chứa não bộ.
— Khoang cột sống chứa tủy sống.
b. Khoang ngực, bụng, và vùng chậu – trong thânmình; cơ hoành phân tách khoang ngực vàbụng; khoang chậu ở phía thấp hơn khoang bụng.
— Khoang ngực, chứa tim và phổi.
1) Màng phổi bao phủ thành ngực và phổi
2) Màng ngoài tim bao phủ tim.
— Ổ bụng chứa nhiều cơ quan như dạ dày, gan, ruột non.
1) Phúc mạc thành bao phủ thành bụng, phúc mạc tạng bao phủ các tạng.
— Khung chậu – chứa bàng quang tiết niệu và các cơ quan sinh sản.
4. Mặt phẳng và mặt cắt cơ thể (xem Fig. 1–6).
a. Frontal or coronal—separates front and back parts.
b. Sagittal—separates right and left parts.
c. Transverse—separates upper and lower parts.
d. Cross—a section perpendicular to the long axis.
e. Longitudinal—a section along the long axis.
5. Phân vùng ổ bụng
a. Theo phần tư—see Fig. 1–7.
b. Theo chín vùng—see Fig. 1–7.
REVIEW QUESTIONS
1. Giải thích tại sao sinh lý của xương liên quan đến giải phẫu của nó. Giải thích tại sao sinh lý của bàntay liên quan đến giải phẫu của nó. (p. 4)
2. Trình bày vị trí giải phẫu. Tại sao phần này quantrọng? (p. 15)
3. Kể tên hệ cơ quan hình thành nên các chức năng dưới đây (p. 8)
a. Chuyển động xương
b. Điều hòa hoạt động cơ thể qua hormon
c. Che phủ cơ thể và ngăn chặn bệnh lý
d. Phá hủy mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể
e. Chuyển đổi oxy và carbonic giữa không khí và máu
4. Kể tên các khoang cơ thể. Kể tên khoang được lót bởi màng bụng, màng não và màng phổi. (pp. 15– 16)
5. Kể tên cách chia ổ bụng theo bốn phần. Kể tên ít nhất một cơ quan trong từng phần. (pp. 18–19)
6. Đặt tên cho các mặt phẳng cắt sao cho: nửa phải và nửa trái bằng nhau, phần trước và sau bằng nhau, phần trên và dưới bằng nhau. (pp. 17–18)
7. Xem lại Bảng 1–2 và cố gắng tìm từng khu vực trên cơ thể của chính bạn. (pp. 13–14)
8. Định nghĩa tế bào. Khi một nhóm các tế bào có cùng chức năng gọi là gì? (p. 4)
9. Định nghĩa cơ quan.Khi một nhóm các cơ quan có hoạt động giống nhau gọi là gì? (p. 6)
10. Định nghĩa chuyển hóa, tốc độ chuyển hóa, cân bằng nội môi. (p. 11)
a. Đưa ra một ví dụ về một thay đổi bên ngoài và giải thích cách cơ thể phản ứng để duy trì cân bằng nội môi.
b. Đưa ra một ví dụ về một thay đổi bên trong và giải thích cách cơ thể phản ứng để duy trì cânmbằng nội môi.
c. Giải thích ngắn gọn về cơ chế feedback dương tính hoạt động như thế nào và khác cơ chế feedback âm tính như thế nào.
FOR FURTHER THOUGHT
1. Bàn chân con người tương tự như bàn tay nhưng nó có sự khác biệt về giải phẫu. Mô tả hai sự khác biệt này và giải thích sự khác biệt đó có liên quan gì đến sinh lý của bàn tay và bàn chân.
2. Nếu một người bị viêm ruột thừa (viêm ruột thừa bởi vi khuẩn), thì cảm thấy đau ở phần tư bụng nào? (Nếu không chắc chắn, hãy xem Fig. 16–1 ở Chapter 16.) Phẫu thuật thường là cần thiết để loại bỏ ruột thừa bị viêm trước khi nó vỡ ra và gây viêm phúc mạc. Sử dụng kiến thức của bạn về vị trí của phúc mạc, giải thích tại sao viêm
phúc mạc là một tình trạng rất nghiêm trọng.
3. Hãy ghi nhớ câu trả lời của bạn cho Câu hỏi 3, và giải thích tại sao viêm màng não do vi khuẩn có thể là một nhiễm trùng rất nghiêm trọng.
4. Sử dụng trí tưởng tượng để cắt các phần sau. Sau đó, mô tả bằng các từ đơn giản, mỗi phần trông như thế nào và gọi tên giải phẫu thích hợp.
Đầu tiên: một thân cây cắt từ trên xuống dưới, sau đó cắt song song..
Thứ hai: một quả bưởi cắt từ trên xuống dưới (thẳng xuống từ nơi mà được gắn vào cuống), sau đó cắt qua đường xích đạo của nó.
5. Câu hỏi Hình 1 – A. Đây là một phần ngang qua giữa cánh tay trên bên phải; mặt trước của cánh tay nằm ở phía trên cùng của bức hình. Bạn có thể đặt tên cho các cấu trúc được gắn nhãn không? Cần giúp đỡ? Quay trở lại phần Phần và Vùng Cơ thể hoặc nhìn Hình 7–11 trong Chương 7.
6. Câu hỏi Hình 1 – B là một biểu diễn sơ đồ về sự phụ thuộc lẫn nhau của một số cơ quan của cơ thể được mô tả trong một hình chữ nhật. Mũi tên có chữ biểu thị cho sự tương tác của cơ thể với môi trường. Các mũi tên số thể hiện sự tương tác giữa cơ thể. Gắn nhãn mỗi mũi tên với những thứ đang chuyển động
Nguồn: Essentials of Anatomy and Physiology – Vietnamese Version.