[Chuyên đề] Đau lưng: nguyên nhân, triệu chứng, chữa trị

Rate this post

Đau lưng: nguyên nhân, triệu chứng,  chữa trị

Mặc dù đau lưng là những triệu chứng khá phổ biến, nhưng tốt nhất là bạn nên đi khám bác sĩ nếu chúng kéo dài hơn một vài ngày, dù các nguyên nhân thường gây đau nhất là tương đối vô hại, chỉ một số ít có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bạn.

  • Nguyên nhân phổ biến gây đau lưng.

Nguyên nhân bao gồm:

  • Sự thay đổi nột tiết tố ( Hormonal shifts)
  • Mang thai (Pregnancy)
  • Các vấn đề liên quan đến khí trong dạ dày, ruột và bệnh về ống tiêu hóa (Gas and gastrointestial problems)
  • Căng thẳng, lo âu ( Stress)
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu ( UTI – Urinary tract infection)

Bác sĩ sẽ kiểm tra những nguyên nhân này trước khi thăm khám thêm các nguyên nhân nghiêm trọng khác.

  • Thay đổi nội tiết tốt ( Hormonal shifts)

Nội tiết tố ( Hormone) là một chất được tiết ra bởi một hoặc nhiều tế bào trong cơ thể. Các chất này có nhiệm vụ giống như “người đưa thư”. Chúng gửi các tín hiệu từ tế bào/cơ quan này đến các mô/cơ quan khác thông qua đường máu để thực hiện chức năng vốn có tại cơ quan tiếp nhận. Các tế bào phản ứng lại với hormone khi chúng tiếp nhận hormone đó.Khi mất cân bằng nội tiết tốt, chúng có thể ảnh hưởng đến các hoạt động sinh lý trong cơ thể,  dẫn đến các tác động tiêu cực lên cơ quan/bộ phận trong cơ thể, làm thay đổi hành vi cư xử của con người. Cả hai giới đều dễ bị thay đổi hormone.

Nhiều phụ nữ bị đau lưng hoặc chuột rút trong hoặc ngay trước chu kì của họ.Nếu các triệu chứng trên xảy ra theo một tuần tự có thể dự đoán được và không gây ra ảnh hưởng gì nghiêm trọng, thì nhìn chung chúng không có gì đáng lo ngại.

Những người trải qua liệu pháp thay thế hormone (HRT –  Hormone Replacement Therapy) hay  còn gọi là liệu pháp hormone mãn kinh ( MHT – Menopausal Hormone Therapy) hoặc liệu pháp hormone sau mãn kinh (PHT, PMHT –Postmenopausal Hormone Therapy). Là liệu pháp được áp dụng nhằm đều trị các triệu chứng xảy ra trong thời kì tiền mãn kinh và mãn kinh của phụ nữ.Các triệu chứng này bao gồm teo, khô âm đạo, mất xương, trào huyết, và một số triệu chứng đi kèm khác.Nguyên nhân chính gây ra những triệu chứng trên là do nồng độ nội tiết tốt sinh dục bị giảm mạnh trong thời kì mãn kinh. Những người đó cũng có thể bị đau lưng, và tốt nhất là nên thảo luận với bác sĩ về những triệu chứng này

  • Mang thai.

 Đau lưng khi mang thai là hiện tượng thông thường ở bà bầu. Nguyên nhân chủ yếu là do vùng xương chậu, xương cột sống bị tác động trực tiếp từ sự phát triển của thai nhi. Chính vì thế nên vùng hay bị đau nhiều nhất là vùng thắt lưng dưới gần xương chậu

Khi mang thai, thai phụ nên nói với bác sĩ hoặc nữ hộ sinh của họ về bất kỳ triệu chứng nào mà ho gặp phải, vì bất kì bệnh hoặc vấn đề nào mà bà bầu gặp phải cũng đều ảnh hưởng ít nhiều đến thai nhi.

  • Chấn thương lưng ( Back injuries)

Một loạt các chấn thương lưng, từ bong gân và căng cơ cho đến các chấn thương nghiêm trọng hơn như thoát vị đĩa đệm, có thể gây đau lưng. Đôi khi cơn đau từ một vị trí thoát vị đĩa đệm lan ra các khu vực cơ thể lân cận, bao gồm cả bụng và có thể tạo ra cảm giác khó chịu, chẳng hạn như đầy hơi.

  • Các vấn đề về khí trong dạ dày và ruột, và bệnh về đường tiêu hóa (GI: Gas and gastrointestinal problems)

Thỉnh thoảng, lượng khí trong đường tiêu hóa tạo ra các cơn đau dữ dội khiến cho vùng bụng có cảm giác bị đầy, chướng.. Cơn đau này có thể tỏa ra lưng, gây đau lưng.Các vấn đề nhỏ về đường tiêu hóa, chẳng hạn như virus dạ dày, cung có thể gây ra tình trạng kể trên.

Đôi khi,  các vấn đề về đường tiêu hóa có thể gây đau cơ.Điều này có thể xảy ra sau khi cố gắng để đi đại tiện hoặc nôn quá nhiều lần.

  • Căng thẳng, lo âu ( Stress)

Stress dẫn đến những thay đổi đối với cơ thể, không chỉ là về tâm trí. Căng thẳng hoặc lo lắng dữ dội có thể dẫn đến đau lưng và cả các cơn đau ở dạ dày.

Đau lưng thường xảy ra khi một người cảm thấy bị căng cơ trong vô thức.Đau dạ dày và đầy hơi là phổ biến hơn ở những người bị căng thẳng cũng như một tình trạng bệnh tiềm ẩn, chẳng hạn như hội chứng ruột kích thích ( IBS- Irritable bowel syndrome: còn được gọi là đại tràng co thắt, đại tràng kích thích, viêm đại tràng tiết nhầy, và viêm đại tràng co thắt. Đó là một tình trạng riêng biệt so với bệnh viêm ruột và không liên quan đến các bệnh đường ruột khác. Hội chứng ruột kích thích gây ra những cơn đau co thắt mạnh và khiến người bệnh thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa, phân không ổn định, ăn uống không được thoải mái.)

 

  • Nhiễm trùng đường tiểu ( UTI: Urinary Tract Infection).

 

Nhiễm trùng đường tiểu ( UTI: là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở đườn tiết niệu, thường do vi khuẩn E.Coli gây nên), bệnh có thể gây ra triệu chứng toàn thân như đau lưng nếu viêm nhiễm đã lan lên thận-bể thận. UTI gây kích thích nhu cầu đi vệ sinh tăng lên. Một số triêụ chứng có liên quan như: đi tiểu sót : bệnh nhân đi tiểu thường xuyên, có cảm giác buồn tiểu, vừa đi tiểu xong lại muốn đi tiểu tiếp, nhưng lượng nước tiểu rất ít và ngăt quãng;Hay khi kiểm soát bàng quang ở bệnh nhân kém đi

Một số nguyên nhân ít gặp hơn:

  • Chấn thương và rối loạn cột sống
  • Ung thư tuyến tụy
  • Rối loạn chức năng gan
  • Phình động mạch chủ bụng
  • Rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng, chẳng hạn như viêm phúc mạc và tắc ruột.

Mặc dù hiếm, nhưng những nguyên nhân trên cần phải điều trị kịp thời.Bất cứ ai trải qua các cơn đau dữ dôi hoặc nghĩ rằng họ có nguy cơ mắc một nguyên nhân ít gặp thì cần đi gặp bác sĩ ngay lập tức.

  • Khi nào thì nên gặp bác sĩ
  • Những ai nên đến phòng cấp cứu ngay nếu:
  • Cơn đau không thể chịu đựng được và nó xảy đến đột ngột
  • Gặp chấn thương nghiêm trong, như chấn thương cột sống
  • Gặp bác sĩ trong vòng sớm nếu:
  • Sốt đi kèm với cơn đau
  • Cơn đau ngày càng nghiêm trọng
  • Có cơn đau khác xảy ra sau khi bị đau lưng hoặc đau bụng trước đó
  • Điều trị:

Điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân, nhưng có liên quan đến các vấn đề sau:

  • Điều trị nhiễm trùng và các nguyên nhân khác:

Nhiễm trùng do vi khuẩn, chẳng han như nhiễm trùng tiểu và nhiễm trùng thận , cần dùng đến kháng sinh.Viêm ruột thừa và một số nguyên nhân khác gây sưng, chướng khoang bụng có thể cần phải phẫu thuật.Nếu mang thai ngoài tử cung là nguyên nhân của các triệu chứng, thai phải được loại bỏ

Advertisement
  • Điều trị bệnh tiềm ẩn

Điều trị bệnh tiềm ẩn là điều cần thiết. Những người bị suy gan có thể cần ghép gan, trong khi những người mắc bệnh tiểu đường có thể cần dùng insulin hoặc thuốc trị tiểu đường

  • Nếu nguyên nhân không rõ thì sao?

Trước khi bác sĩ có thể điều trị cơn đau, họ phải xác định nguyên nhân.Để làm được điều này, bác sĩ phải biết rõ tiền sử và bệnh sử  của bệnh nhân, tiến hành thăm khám, ấn vào bụng hoặc lưng để xác định vị trí và mức độ đau, thực hiện lấy máu hoặc chụp khám lưng hoặc dạ dày.

Ngoài ra có thể khắc phục tạm thời tại nhà bằng cách:

  • Sử dụng miếng đệm ấm cho lưng
  • Uống nhiều nước
  • Nghỉ ngơi
  • Thở sâu
  • Thuốc giảm đau có sẵn, không kê đơn. Chẳng hạn như ibuprofen

Tóm lại, đau lưng là  vấn đề thường gặp, với nhiều nguyên nhân khác nhau.Trừ khi cơn đau dữ dội hoặc kèm theo các triệu chứng đáng lo ngại khác, thì thường là ít nghiêm trọng nếu các triệu chứng tự biến mất.

Tuy nhiên, đừng tự chẩn đoán.Chỉ khi gặp bác sĩ, bạn mới được chẩn đoán đúng nguyên nhân của cơn đau.Với việc điều trị kịp thời, thậm chí các tình trạng nghiêm trọng và đe đọa tính mang sẽ có thể được cải thiện.

Nguồn tham khảo lược dịch : https://www.medicalnewstoday.com/articles/321833#treatments

 

 

 

 

Giới thiệu Lac Thu

Check Also

Tirzepatide hàng tuần cải thiện đáng kể cân nặng và kiểm soát đái tháo đường ở bệnh nhân béo phì và đái tháo đường loại 2.

Một nghiên cứu ngẫu nhiên đã chứng minh rằng tirzepatide giúp giảm cân và cải …