[Chuyện học Y] Người truyền cảm hứng cho sinh viên y!

Rate this post

TS-BS Phạm Lê Duy (32 tuổi) từng là thủ khoa đầu vào năm 2005, top 10 thủ khoa đầu ra Trường ĐH Y Dược TP.HCM và là người Việt đầu tiên nằm trong Ban Chấp hành Tổ chức Dị ứng thế giới (WAO)…

TS-BS Phạm Lê Duy đã truyền cảm hứng cho rất nhiều sinh viên y qua chân dung một bác sĩ, giảng viên vô cùng năng động và tài năng. Hiện tại, anh Lê Duy là bác sĩ tại Phòng khám dị ứng và miễn dịch lâm sàng, giảng viên bộ môn sinh lý – sinh lý bệnh – miễn dịch của Trường ĐH Y Dược TP.HCM, và là Bí thư Đoàn Khoa Y của trường.
Anh Lê Duy nhìn nhận mình trưởng thành tốt hơn nhờ “tham gia năng nổ các hoạt động Đoàn, Hội hướng về cộng đồng nên việc học của mình lại xuất sắc hơn rất nhiều”. Anh chia sẻ: “Khi tham gia các hoạt động như vậy làm cho trí óc của mình linh hoạt hơn rất nhiều, mình cảm thấy bản thân rất năng động. Nên khi học hay làm gì cũng tiếp thu và xử lý rất nhanh, nhờ những thói quen xử lý tình huống trong khi hoạt động hay tổ chức các hoạt động”.
Hoạt động năng nổ và gặt hái được nhiều thành tích xuất sắc trong học tập cũng như những hoạt động xã hội, anh Lê Duy đã đứng vào hàng ngũ của Đảng khi vừa tròn 18 tuổi.
Luôn mong muốn hoạt động phong trào không chỉ vui chơi giải trí mà phải có lợi ích thiết thực, hỗ trợ việc học cho sinh viên nên trong suốt quá trình hoạt động, anh Lê Duy mở và duy trì các câu lạc bộ học thuật, những khóa về nghiên cứu khoa học để sinh viên tiếp cận, những khóa huấn luyện kỹ năng cho sinh viên trước khi đi lâm sàng… Bên cạnh đó, đưa chuyên môn vào các hoạt động tình nguyện để sinh viên có cơ hội mang kiến thức giúp ích thiết thực nhất cho cộng đồng.
Với đặc thù của sinh viên y là lịch học và thi cử liên tục, nhưng anh Lê Duy có bí quyết để vừa vững kiến thức vừa năng nổ trong các hoạt động vì cộng đồng: “Mình tiết kiệm thời gian tối đa có thể, lúc nào đi học cũng ngồi bàn đầu vì bản thân mình nghĩ thời gian trên lớp là khoảng thời gian quý giá nhất để nhớ bài. Vì thế trên lớp mình học và tập trung rất cao độ, lúc thầy cô giảng bài là coi như mình đã học luôn rồi, đến lúc đi thi chỉ cần xem lại một lần nữa là kiến thức lại được củng cố”.
Khi trở thành giảng viên, trong quá trình giảng dạy, anh Lê Duy luôn truyền cảm hứng và định hướng để sinh viên y không chỉ suốt ngày cặm cụi vào việc học mà còn rất nhiều hoạt động khác để phát triển về thể chất, tinh thần, kỹ năng và tâm lý để “không chỉ là người trị bệnh”.
Trong 5 năm học tại Hàn Quốc, được gia nhập vào Ban Chấp hành WAO, là người đầu tiên nhưng không muốn mình là người Việt Nam duy nhất, nên sau khi về nước, anh đã giới thiệu để người trẻ Việt cũng được vào tổ chức để có cơ hội học hỏi và mở rộng kiến thức cũng như mối quan hệ nghề nghiệp.
Advertisement
Trở thành TS-BS trẻ, Phạm Lê Duy đã có 23 bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí quốc tế chuyên ngành dị ứng – miễn dịch lâm sàng. Anh mong muốn có thể đưa được các hội nghị quốc tế của WAO về với Việt Nam: “Để kết nối bác sĩ Việt Nam với bác sĩ quốc tế, cùng trao đổi về kinh nghiệm, học thuật. Bên cạnh đó là để ngành miễn dịch dị ứng ở Việt Nam có cơ hội nhận được sự giúp đỡ của quốc tế nhằm phát triển hơn nữa. Vì ngành này ở Việt Nam còn rất hạn chế, mình làm lâm sàng nhiều nhưng nghiên cứu thì chưa nhiều. Nhưng nghiên cứu là gốc rễ để tìm ra cái mới, không nghiên cứu thì không tìm ra được cái gì mới”.
Nguồn TNO
T.LN3

Giới thiệu Thien Khiem

"The original point of love is located beneath our bottom. We can help someone happy. One speech or action or thinking can lessen someone’s melancholy and enhance his or her happiness”.

Check Also

[VYPO] Chọn chuyên ngành gì? Vì sao mình chọn Nhi khoa?

Thực tế rất nhiều em sinh viên trong quá trình học và kể cả tốt …