Những thông tin liên quan đến dịch COVID-19 lan truyền rất nhiều trên mạng, nhưng khá nhiều chỉ là ‘huyền thoại’, không có chứng cớ khoa học. Trong cái note này tôi lược dịch [1-2] và thêm tài liệu tham khảo do tôi thu thập về một số ‘huyền thoại’ liên quan đến việc phòng ngừa dịch COVID-19. Hi vọng các thông tin khoa học này sẽ giải toả cho các bạn quan tâm.
- 𝑿𝒊̣𝒕 𝒄𝒉𝒍𝒐𝒓𝒊𝒏𝒆 𝒉𝒐𝒂̣̆𝒄 𝒂𝒍𝒄𝒐𝒉𝒐𝒍 𝒕𝒓𝒆̂𝒏 𝒅𝒂 đ𝒆̂̉ 𝒅𝒊𝒆̣̂𝒕 𝒗𝒊𝒓𝒖𝒔.
Sai. Các hóa chất này không diệt virus trong cơ thể chúng ta. Cholorine hoặc alcohol thường được dùng để diệt khuẩn trên bề mặt của các vật gia dụng. Áp dụng cholorine hoặc alcohol trên da có thể gây tác hại, đặc biệt là các hóa chất này xâm nhập vào mắt hay miệng.
- 𝑹𝒖̛̉𝒂 𝒎𝒖̃𝒊 𝒃𝒂̆̀𝒏𝒈 𝒏𝒖̛𝒐̛́𝒄 𝒎𝒖𝒐̂́𝒊 𝒔𝒆̃ 𝒅𝒊𝒆̣̂𝒕 𝑺𝑨𝑹𝑺-𝑪𝒐𝒗-2
Không có bằng chứng khoa học nào để nói vậy. Một số nghiên cứu khoa học cho thấy rửa mũi bằng nước muối (saline) có thể giảm các triệu chứng nhiễm virus ở phần trên đường hô hấp, nhưng nó không giảm nguy cơ nhiễm [3].
- 𝑺𝒖́𝒄 𝒎𝒊𝒆̣̂𝒏𝒈 𝒃𝒂̆̀𝒏𝒈 𝒏𝒖̛𝒐̛́𝒄 𝒎𝒖𝒐̂́𝒊 𝒍𝒂̀ 𝒃𝒊𝒆̣̂𝒏 𝒑𝒉𝒂́𝒑 𝒑𝒉𝒐̀𝒏𝒈 𝒄𝒉𝒐̂́𝒏𝒈 𝒏𝒉𝒊𝒆̂̃𝒎 𝑺𝑨𝑹𝑺-𝑪𝒐𝒗-2
Đây là cách mà một bác sĩ bên Tàu quảng bá rầm rộ, nhưng các đồng nghiệp ông chỉ ra là sai, là phi khoa học (lang băm). Súc miệng bằng nước muối, theo NHS, là chỉ áp dụng cho người bị đau cổ họng và chỉ giảm triệu chứng, chớ không phải là biện pháp phòng ngừa. Tổ chức Y tế Thế giới cũng nói rằng không có chứng cứ khoa học nào để nói rằng súc miệng bằng nước muối có thể ngăn ngừa nhiễm SARS-Cov-2 [4].
- 𝑻𝒉𝒖𝒐̂́𝒄 𝒕𝒓𝒖̣ 𝒔𝒊𝒏𝒉 𝒅𝒊𝒆̣̂𝒕 𝒄𝒐𝒓𝒐𝒏𝒂𝒗𝒊𝒓𝒖𝒔
Không đúng. Thuốc trụ sinh (antibiotics) diệt vi trùng (bacteria), chớ không diệt virus.
- 𝑽𝒂𝒄𝒄𝒊𝒏𝒆𝒔 𝒄𝒉𝒐 𝒄𝒖́𝒎 𝒎𝒖̀𝒂 𝒄𝒐́ 𝒕𝒉𝒆̂̉ 𝒑𝒉𝒐̀𝒏𝒈 𝒄𝒉𝒐̂́𝒏𝒈 𝑪𝑶𝑽𝑰𝑫-19
Không đúng. SARS-CoV-2 là virus khác với virus gây cúm mùa. Cho đến nay, khoa học chưa có vaccine đặc trị cho SARS-Cov-2.
- 𝑻𝒐̉𝒊 𝒄𝒐́ 𝒕𝒉𝒆̂̉ 𝒑𝒉𝒐̀𝒏𝒈 𝒄𝒉𝒐̂́𝒏𝒈 𝑺𝑨𝑹𝑺-𝑪𝒐𝒗-2.
Vài nghiên cứu khoa học cho thấy tỏi có đặc tính kháng sinh. Nhưng không có bằng chứng nào cho thấy tỏi có thể phòng chống SARS-Cov-2.
- 𝑴𝒂́𝒚 𝒔𝒂̂́𝒚 𝒕𝒐́𝒄 𝒅𝒊𝒆̣̂𝒕 𝑺𝑨𝑹𝑺-𝑪𝒐𝒗-2
Không đúng. Máy sấy tóc không thể diệt SARS-Cov-2. Biện pháp phòng chống tốt nhứt là rửa tay.
- 𝑲𝒉𝒂̂̉𝒖 𝒕𝒓𝒂𝒏𝒈 𝒄𝒐́ 𝒕𝒉𝒆̂̉ 𝒑𝒉𝒐̀𝒏𝒈 𝒄𝒉𝒐̂́𝒏𝒈 𝒏𝒉𝒊𝒆̂̃𝒎 𝑺𝑨𝑹𝑺-𝑪𝒐𝒗-2
Khẩu trang chỉ được khuyến khích cho nhân viên y tế và người bị nhiễm, chớ không khuyến cáo cho đại chúng. Những loại khẩu trang dùng 1 lần thì chẳng có hiệu quả bảo vệ chống nhiễm SARS-Cov-2. Bằng chứng khoa học cho thấy người bình thường đeo khẩu trang không giúp họ giảm nguy cơ nhiễm SARS-Cov-2 [5]. Đeo khẩu trang nhiều khi làm cho người đeo cảm thấy tự tin và bỏ qua những biện pháp phòng ngừa quan trọng khác như rửa tay thường xuyên.
- 𝑪𝒉𝒊̉ 𝒄𝒐́ 𝒏𝒈𝒖̛𝒐̛̀𝒊 𝒍𝒐̛́𝒏 𝒗𝒂̀ 𝒕𝒉𝒂𝒏𝒉 𝒏𝒊𝒆̂𝒏 𝒄𝒐́ 𝒏𝒈𝒖𝒚 𝒄𝒐̛ 𝒏𝒉𝒊𝒆̂̃𝒎)
Không đúng. SASRS-Cov-2 có thể lây nhiễm cho bất cứ ai thuộc bất cứ độ tuổi nào, kể cả trẻ em [6]. Những người bị tiểu đường hay asthma khi bị nhiễm có nguy cơ tử vong tăng cao.
- 𝑨𝒊 đ𝒖̛́𝒏𝒈 𝒈𝒂̂̀𝒏 𝒉𝒂𝒚 𝒕𝒊𝒆̂́𝒑 𝒙𝒖́𝒄 𝒏𝒈𝒖̛𝒐̛̀𝒊 𝒃𝒊̣ 𝒏𝒉𝒊𝒆̂̃𝒎 𝑺𝑨𝑹𝑺-𝑪𝒐𝒗-2 𝒔𝒆̃ 𝒃𝒊̣ 𝒏𝒉𝒊𝒆̂̃𝒎.
Không đúng. Xác suất bị lây nhiễm còn tuỳ thuộc vào khả năng miễn dịch của cá nhân. Người có hệ miễn dịch tốt có xác suất bị nhiễm thấp hơn những người mà hệ miễn dịch bị suy yếu do các bệnh đi kèm như tiểu đường, bệnh asthma, v.v.
- 𝑯𝒆̂̃ 𝒂𝒊 𝒃𝒊̣ 𝒏𝒉𝒊𝒆̂̃𝒎 𝑺𝑨𝑹𝑺-𝑪𝒐𝒗-2 𝒕𝒉𝒊̀ 𝒔𝒆̃ 𝒄𝒉𝒆̂́𝒕.
Hoàn toàn sai. Nguy cơ tử vong liên quan đến SARS-Cov-2 chỉ tăng cao ở một số nhóm bệnh nhân. Đa số (97-99%) người bị nhiễm sống, và đa số (81%) bệnh nhân nhiễm là thuộc nhóm ‘nhẹ’ [7].
- 𝑪𝒉𝒐́ 𝒗𝒂̀ 𝒎𝒆̀𝒐 𝒄𝒐́ 𝒕𝒉𝒆̂̉ 𝒍𝒂̂𝒚 𝒏𝒉𝒊𝒆̂̃𝒎 𝑺𝑨𝑹𝑺-𝑪𝒐𝒗-2
Chưa có bằng chứng khoa học để nói thế.
- 𝑪𝑶𝑽𝑰𝑫-19 𝒄𝒖̃𝒏𝒈 𝒈𝒊𝒐̂́𝒏𝒈 𝒏𝒉𝒖̛ 𝒄𝒂̉𝒎 𝒄𝒖́𝒎 𝒎𝒖̀𝒂
Không đúng. Người bị nhiễm SARS-Cov-2 dù có triệu chứng giống như cảm cúm (đau nhức, sốt, ho), nhưng dịch COVID-19 thì nghiêm trọng hơn cảm cúm mùa. Tỉ lệ tử vong liên quan đến SARS-Cov0-2 dao động từ 1 đến 3%, nhưng nguy cơ tử vong cúm mùa chỉ 0.1 đến 0.3%.
- 𝑵𝒉𝒊𝒆̣̂𝒕 𝒌𝒆̂́ 𝒔𝒄𝒂𝒏𝒏𝒆𝒓𝒔 𝒄𝒐́ 𝒕𝒉𝒆̂̉ 𝒄𝒉𝒂̂̉𝒏 đ𝒐𝒂́𝒏 𝒏𝒉𝒊𝒆̂̃𝒎 𝑺𝑨𝑹𝑺-𝑪𝒐𝒗-2
Không đúng. Nhiệt kế chỉ phát hiện sốt. Tuy nhiên, sốt cũng có thể do cúm mùa. Ngoài ra, triệu chứng nhiễm SARS-Cov-2 có thể xuất hiện 2-10 ngày. Do đó, người có nhiệt độ bình thường vẫn có thể mang trong người virus.
- 𝑪𝒐́ 𝒕𝒉𝒆̂̉ 𝒏𝒉𝒊𝒆̂̃𝒎 𝑺𝑨𝑹𝑺-𝑪𝒐𝒗-2 𝒕𝒖̛̀ 𝒑𝒉𝒂̂𝒏 𝒗𝒂̀ 𝒏𝒖̛𝒐̛́𝒄 𝒕𝒊𝒆̂̉𝒖
Rất có thể sai. Theo Giáo sư John Edmunds (London School of Hygiene & Tropical Medicine, Anh) thì mỗi khi nuốt, chúng ta nuốt cả đờm từ mũi và cổ họng, và đây là cơ chế phòng vệ khá tốt. Lí do là khi nuốt đờm, các con virus và bacteria sẽ đi theo xuống ruột, nơi mà chúng sẽ bị phân huỷ hay vô hiệu hoá bằng acid của bao tử. Với phương tiện hiện đại, giới khoa học có thể tìm virus trong phân, nhưng những con này không còn khả năng lây nhiễm nữa vì chúng đã bị làm tê liệt khi còn ở trong bao tử [1].
- 𝑺𝑨𝑹𝑺-𝑪𝒐𝒗-2 𝒔𝒆̃ 𝒄𝒉𝒆̂́𝒕 𝒗𝒂̀𝒐 𝒎𝒖̀𝒂 𝒙𝒖𝒂̂𝒏
Một số virus cúm mùa thường lây lan vào mùa đông hay ở những nơi có nhiệt độ ôn đới. Nhưng hiện nay thì giới khoa học vẫn không biết SARS-Cov-2 có thể sống trong điều kiện nhiệt độ cao hay không.
- 𝑪𝒐𝒓𝒐𝒏𝒂𝒗𝒊𝒓𝒖𝒔 𝒍𝒂̀ 𝒗𝒊 𝒌𝒉𝒖𝒂̂̉𝒏 đ𝒐̣̂𝒄 𝒉𝒂̣𝒊 𝒏𝒉𝒖̛́𝒕 𝒎𝒂̀ 𝒄𝒐𝒏 𝒏𝒈𝒖̛𝒐̛̀𝒊 𝒃𝒊𝒆̂́𝒕 đ𝒆̂́𝒏
Không đúng. Mặc dầu COVID-19 có vẻ nghiêm trọng hơn cúm mùa, dịch này không ‘chết người’ như Ebola, SARS hay MERS. Tỉ lệ tử vong liên quan đến SARS-Cov-2 có thể dao động trong khoảng 1 đến 3%.
- 𝑺𝑨𝑹𝑺-𝑪𝒐𝒗-2 𝒙𝒖𝒂̂́𝒕 𝒑𝒉𝒂́𝒕 𝒕𝒖̛̀ 𝒎𝒐̣̂𝒕 𝒍𝒂𝒃𝒐 𝒒𝒖𝒂̂𝒏 𝒔𝒖̛̣ 𝒃𝒆̂𝒏 𝑻𝒂̀𝒖
Đây chỉ là huyền thoại. Một tin đồn hoàn toàn vô chứng cớ.
***
Trong một điều tra xã hội về tác động của dịch COVID-19 do nhóm Ipsos (ipsos.com), kết quả cho thấy người Việt (ở Việt Nam) có những phản ứng như:
(a) 78% người được hỏi cảm nhận rằng dịch COVID-19 ảnh hưởng đến tình trạng tài chánh cá nhân, và tỉ lệ này cao nhứt so với các nước như Úc, Canada, Pháp, Ý, Nhật, Nga, Anh, Mĩ (dao động từ 22% đến 56%);
(b) 63% cảm nhận rằng nước mình (Việt Nam) bị đe doạ, tỉ lệ này tương đương với Nhật (65%) nhưng cao hơn Úc (35%), Mĩ (37%), Pháp (49%), Ý (34%), v.v.;
(c) 61% cảm nhận rằng mối đe doạ cá nhân tăng cao, tỉ lệ này rất cao so với Úc (16%), Canada (8%), Nhật (26%), Mĩ (18%);
(d) 91% người Việt đồng ý cho cách li toàn bộ, và tỉ lệ này cũng cao nhứt so với Úc (77%), Ý (60%), Mĩ (70%), Pháp (70%), Nhật (64%).
Tóm lại, phản ứng của người Việt qua cuộc điều tra xã hội này rất ư đặc thù và gần như là một ca ‘outlier’ (ngoại vi) về dịch Covid-19. Không rõ có mối liên quan nào giữa những thông tin loại huyền thoại này và phản ứng thái quá của người Việt trước dịch COVID-19, nhưng những thông tin phi khoa học là không nên lan truyền.
Khi đọc hay tiếp nhận một thông tin, cách tốt nhứt là kiểm tra thông tin đó có chứng cớ khoa học hay không. Chứng cớ phải là nghiên cứu khoa học được bình duyệt và công bố trên tập san y khoa có uy tín (chớ không phải tập san dỏm).
Ý kiến cá nhân của chuyên gia có thể có ích, nhưng không thể thay thế cho khoa học được. Đa số ý kiến cá nhân là chủ quan theo cách hiểu và cảm nhận của họ, và có thể không phù hợp với khoa học. Trong điều kiện bất định về giá trị của thông tin, chỉ có khoa học giúp chúng ta sàng lọc thật giả và xua đi những huyền thoại.
=====
[1] https://www.medicalnewstoday.com/…/coronavirus-myths-explor… [2] https://fullfact.org/onli…/coronavirus-claims-symptoms-viral [3] https://www.cochranelibrary.com/…/14651858.CD00682…/abstract [4] https://www.who.int/…/novel-…/advice-for-public/myth-busters [5] Tôi có cái note điểm qua các nghiên cứu về hiệu quả của khẩu trang ở đây: https://www.facebook.com/drnguyenvtuan/posts/884462172001101 [6] https://www.medrxiv.org/conte…/10.1101/2020.03.03.20028423v1 [7] Tài liệu tham khảo có thể tìm trong note này: https://www.facebook.com/drnguyenvtuan/posts/899632870484031 [8] Tốt nhứt là chúng ta làm theo khuyến cáo của các nhà chức trách y tế CÓ KINH NGHIỆM thực tế và có cơ sở khoa học. Phòng ngừa bệnh (bất cứ bệnh gì) bắt đầu từ cá nhân và chấm dứt ở cấp độ cá nhân. Có nhiều cách phòng ngừa dịch bệnh hết sức đơn giản mà bất cứ cá nhân nào cũng làm được và đã được các cơ quan y tế thế giới khuyên:- Rửa tay thường xuyên, và mỗi lần rửa tay phải chừng 20 giây trở lên. Đây là biện pháp tranh lây nhiễm hữu hiệu nhất. Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi tiểu hay đi tiêu, sau khi sờ vào một vật dụng, hay nói chung là rửa tay thường xuyên;
- Khi ho hay hắt hơi, phải dùng giấy tissue hay ho vào khuỷu tay mà người phương Tây hay làm;
- Tránh bắt tay trong mùa dịch;
- Tránh đến chỗ đông người (trên 20 người);
- Hạn chế đi dự hội nghị nào có hơn 100 người;
- Nếu có khách nước ngoài đến thăm và ở nhà, cách tốt nhất là không đi làm và tự cách li 2 tuần;
- Nếu cảm thấy không khỏe, hay bị ho, sốt, nên tự cách li và làm việc từ nhà (qua mạng);
- Khi đi đại tiện, nhớ đóng nấp cầu, và nhớ rửa tay;
- Không chia xẻ khăn lau mặt cho hơn 1 người;
- Tránh tiếp xúc động vật hoang dã, hay nếu tiếp xúc thì phải rửa tay ngay.