[COVID – 19] Coronavirus: Cập nhật ngày 28/02/2020, phân tích con số, hướng chẩn đoán và điều trị mới, khả năng tái nhiễm bệnh, đại dịch, và vaccine

Rate this post

Coronavirus: Cập nhật ngày 28/02/2020, phân tích con số, hướng chẩn đoán và điều trị mới, khả năng tái nhiễm bệnh, đại dịch, và vaccine.

BS. Huynh Wynn Tran

=================

 

Các dữ liệu tôi lấy từ CDC, WHO, Worldometer, và đại học Johns Hopkins. Tôi cũng xin nhắc là tên virus Sars-Cov-2, tên họ là Corona, tên bệnh dịch do virus gây ra là Covid-19.

# Con số thống kê cho thấy có có tin tốt và tin không tốt
– Hôm nay, tổng số ca tiếp tục tăng nhiễm virus Corona lên lên đến 85,000 bệnh nhân, con số tử vong tiếp tục tăng nhưng với tốc độ chậm gần 3,000 người (tin xấu), khoảng 40,000 bệnh nhân đang phục hồi (nhưng có thể vẫn mang virus trong người), và có 42,000 bệnh nhân đang có bệnh hiện tại (active case), con số này giảm từ đỉnh điểm 58,000 ngày 02/18/2020, số ca đang trong tình trạng khẩn cấp hồi sức tích cực ICU tiếp tục giảm từ 12,000 ngày 02/18/2020 xuống còn 8,000 ngày 02/28/2020 hôm nay (tin tốt).

– Số ca tại TQ có xu hướng giảm trong khi số ngoài TQ tiếp tục tăng cao (1). Hàn Quốc tiếp tục là nước có nhiều bệnh nhất ngoài trung quốc với tổng số lượng ca tăng lên 2,300 ca và 16 người chết. Các ca ở các nước khác tiếp tục tăng, và đã có bệnh Covid-19 ở 40 nước. Các ca nhiễm gần đây nhất tại Châu Phi cho thấy sự lây nhiễm của Covid-19 rất nguy hiểm.
Điểm quan trọng về các con các số ca bệnh mới là khả năng xét nghiệm virus này khác nhau ở mỗi nước. Ví dụ, Hàn Quốc đang xét nghiệm khoảng 10,000 người mỗi ngày và đang cố tăng lên 20,000 người nên con số mắc bệnh có thể tăng thêm. Trung Quốc đang cố gắng test khoảng 100,000 người mỗi tuần. Ở các nước có khả năng xét nghiệm thấp sẽ có ít ca bệnh hơn, mặc dù thực tế là có thể có bệnh nhiều hơn. Tỉ lệ chẩn đoán có bệnh cũng khác nhau giữa các nước, từ 5% trên ca tổng số ca test ở Ý cho đến 0.2% ở Anh Quốc (2).

# Ca nhiễm virus Corona tiếp tục tăng lên 62 ca ở Mỹ và có ca nhiễm nặng với nguồn bệnh chưa rõ ràng
– Hôm nay, một ca bệnh Covid-19 với nguồn gốc không rõ ràng của một phụ nữ ở quận Solano, bắc California, đã chuyển qua tình trạng nguy hiểm. Bệnh nhân đang được chữa trị tại khoa hồi sức tích cực và phải chạy máy thở (3). Ca bệnh này là ca bệnh cho thấy sự nguy hiểm của Sars-Cov-2 tại Hoa Kỳ do người phụ nữ mắc bệnh Covid-19 hoàn toàn không có các bệnh sử thường thấy như đã đi Trung Quốc, đi các nước có dịch bệnh, hay tiếp xúc với người bệnh. Các BS vẫn chưa tìm được ra được ai đã lây nhiễm cho người này nhưng có một điều rõ ràng là đây là bằng chứng cho thấy virus Sars-Cov-2 có thể lây lan trong cộng đồng tại Mỹ mà không có những bệnh sử hay triệu chứng rõ ràng.

– Hiện nay, khả năng test virus Corona tại Hoa Kỳ cũng đang gặp khó khăn do không đủ bộ test để xét nghiệm (4). California hiện có khoảng vài trăm bộ test trong khi có khoảng 9000 người (đa số là gốc Trung Quốc) đang tự cách ly ở nhà. Tin tốt là các bệnh viên tại Mỹ chưa thấy có sự tăng đột biến các bệnh nhân viêm phỗi và bệnh đường hô hấp, một dấu hiệu cho thấy Covid-19 đang lan rộng.

# CDC đã thay đổi cách chẩn đoán bệnh Covid-19, không cần các yếu tố bệnh sử
– Sau khi ca bệnh tại California phát hiện, CDC đã thay đổi cách truy tầm bệnh Covid-19 là không cần các yếu tố như từ bệnh nhân đến từ Trung Quốc, các nước có dịch, hay đã tiếp xúc với người bệnh (5). Thay vào đó, bệnh nhân sẽ được xét nghiệm virus Sars-Cov-2 khi có các triệu chứng và nghi ngờ lâm sàng sau khi đã loại bỏ các lý do khác dẫn đến các triệu lý về hô hấp.

# Khả năng tái nhiễm cao (có thể lên đến 14% ở vùng dịch Vũ hán) vì sao?
– Nghiên cứu ngày 2/27/2020 từ tạp chí JAMA với 4 bệnh nhân là nhân viên y tế bị nhiễm Covid-19 (6) cho thấy virus này nguy hiểm hơn chúng ta nghĩ. Trong bài này, có 4 bệnh nhân, là nhân viên y tế, được chẩn đoán là khỏi bệnh (xét nghiệm âm tính 2 lần, không sốt, và không có triệu chứng lâm sàng và hình ảnh), và được ra viện nhưng sau đó lại được xét nghiệm dương tính với virus Sars-Cov-2 trong những lần sau. Trước đây tôi có viết về cách chẩn đoán bệnh virus corona rất khó khăn do khả năng âm tính giả cao (bệnh nhân có mang virus nhưng tìm không ra). Vì vậy, có thể 14% bệnh nhân đã xuất viện là âm tính giả, nghĩa là vẫn còn virus trong người nhưng test không tìm ra. Vì vậy, những người này vẫn có thể lây bệnh cho người khác và họ dĩ nhiên là xét nghiệm dương tính những lần sau đó.

– Đây cũng là một trong những lý do vì sao có hiện tượng tái nhiễm. Những lý do khác bao gồm cơ thể bệnh nhân chưa phát triển đầy đủ các kháng thể đặc thù cho con virus này. Khả năng tái nhiễm thường cao ở vùng tâm dịch bệnh do mật độ và khả năng lây nhiễm giữa các bệnh nhân với nhau rất cao, đặc biệt là nhân viên y tế do phải tiếp xúc thường xuyên với bệnh nhân Covid-19

# Mỹ thử nghiệm lâm sàng để chữa trị Covid-19 dùng thuốc kháng HIV
– Lần trước tôi có nói để khả năng dùng thuốc chữa dịch MERS để chữa bệnh Covid-19 (bài số #6) do thuốc này có một số kết quả khả quan trong một số nghiên cứu. Hôm nay, viện sức khỏe Hoa Kỳ NIH đã chính thức thử nghiệm thuốc Remdesivir trên các bệnh nhân Covid-19 tại Nebraska (7). Nghiên cứu này là nghiên cứu đối chứng gồm 2 nhóm đã được chẩn đoán mắc bệnh Covid-19, một nhóm sẽ được uống thuốc Remdesivir 200mg IV lần đầu và 100mg IV mỗi ngày trong 10 ngày. Nhóm kia sẽ được chích giả dược. Tôi sẽ cập nhật kết quả nghiên cứu này trong những lần nói chuyện sau.

# Hơn 20 loại vaccine đang được nghiên cứu để ngăn ngừa bệnh Covid-19, nhanh nhất sẽ có vào năm sau
– Thống kê của WHO thấy hơn 20 loại vaccine đang được nghiên cứu ngày đêm để tìm ra cách hữu hiệu ngăn ngừa con virus này (8). Nhanh nhất thì vaccine đầu tiên (Mordena Trial) sẽ thử nghiệm giai đoạn 1 (khoảng 45 người) vào tháng 4, kéo dài khoảng 3 tháng. Sau đó nếu vaccine qua được giai đoạn 1 an toàn thì sẽ chuyển qua giai đoạn hai (khoảng vài trăm người), kéo dài khoảng 6 tháng. Như vậy, vaccine cho Covid-19 nhiều khả năng sẽ không có mặt năm nay mà vào năm sau.

# Tại sao WHO chưa công bố Covid-19 là đại dịch pandemic
– Theo định nghĩa về đại dịch, có 3 tiêu chuẩn cần để công bố một bệnh là đại dịch là có khả năng lây nhiễm, bệnh gây chết người, và bệnh phải có mặt ở khắp nơi. Dựa trên tiêu chí này, đại dịch gần đây nhất chúng ta có là đại dịch cúm H1N1 năm 2009 (9). Một lần nữa, chúng ta hãy nhớ về cúm mùa như một trong những virus nguy hiểm nhất với trên 200,000 người chết.
– Covid-19 có 2 trong 3 tiêu chí trên, và tiêu chí thứ 3 là “có mặt khắp nơi” là tiêu chí mọi người có cách giải thích khác nhau. Hiện nay Covid-19 đã có mặt trên 49 nước nhưng tình hình kiểm soát và bùng phát bệnh dịch khác nhau. Trong khi bệnh đã lan khắp nơi với số người mắc bệnh tiếp tục tăng thì số ca mới tại một số nước như Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, có dấu hiệu giảm hay chậm lại. Vì vậy, WHO cân nhắc các yếu tố này để đánh giá dịch bệnh và cho rằng khả năng kiểm soát dịch vẫn là có thể và chưa đến lúc phải công bố Covid-19 là đại dịch.

Advertisement

Tuy WHO chưa công bố Covid-19 là đại dịch, hôm WHO đã đưa khả năng lây lan của dịch từ Covid-19 “cao” lên “rất cao” là mức cao nhất (10). WHO cũng cho rằng hiện tại, nỗi sợ hãi về dịch và tin đồn về bệnh này là nguy hiểm nhất, chứ không phải là dịch bệnh. Tôi cũng có viết bài tin đồn và tin giả về Virus trong lúc này mới là đáng sợ nhất.

# Corona sẽ đi về đâu?
– Dịch bệnh Covid-19 đang có dấu hiệu chậm lại tại Trung Quốc nhưng tăng nhanh bên ngoài, số ca tử vong và bệnh tăng chậm, số ca hồi phục tăng, số ca đang mắc bệnh đang giảm dần. Các xét nghiệm, vaccine, và thử nghiệm điều trị đang được thực hiện ráo riết khắp nơi, hy vọng chúng ta sẽ có vaccine sớm.
– Số ca bệnh tại Hoa Kỳ tăng, nhưng mức độ nguy hiểm vẫn thấp.
– Virus Corona có lẽ sẽ là một phần của cuộc sống chúng ta, như H1N1, cúm mùa, và chúng ta có lẽ sẽ dần quen với bệnh này như bệnh cúm.

1. https://www.npr.org/…/coronavirus-more-new-cases-are-now-re…
2. https://www.worldometers.info/coronavirus/covid-19-testing/
3. https://www.cnn.com/…/coronavirus-us-updates-cal…/index.html
4. https://www.sciencemag.org/…/united-states-badly-bungled-co…
5. https://www.cdc.gov/coronavirus/…/hcp/clinical-criteria.html
6. https://jamanetwork.com/journals/jama/fullarticle/2762452…
7. https://www.nih.gov/…/nih-clinical-trial-remdesivir-treat-c…
8. https://www.cnn.com/…/coronavirus-vaccine-and-tr…/index.html
9. https://www.cdc.gov/flu/pandemic-resources/index.htm
10. https://news.un.org/en/story/2020/02/1058331

Các bài viết khác về Coronavirus của BS Wynn Tran
#1. Tổng quan về Virus Corona
https://www.facebook.com/huynhtranmd/posts/10157692522786183
#2. Ai dễ tử vong vì virus corona
https://www.facebook.com/huynhtranmd/posts/10157693743506183?__tn__=K-R
#3. Dùng mặt nạ nào để bảo vệ quý vị trước virus ?
https://www.facebook.com/huynhtranmd/posts/10157701098321183
#4. Chẩn đoán và điều trị virus Corona
https://www.facebook.com/huynhtranmd/posts/10157716085971183
#5. Xét nghiệm Virus Corona bao lâu (bài dài, quý vị cần cafe để đọc)
https://www.facebook.com/huynhtranmd/posts/10157747358086183
#6. Vitamin C và Virus Corona
https://www.facebook.com/huynhtranmd/posts/10157741944846183
#7. Cẩn thận khi đọc về Virus Corona
https://www.facebook.com/huynhtranmd/posts/10157751790971183
# 8 Cập nhật Virus Corona ngày 2/13/2020
https://www.facebook.com/huynhtranmd/posts/10157759108216183
# 9. Cập nhật Virus Corona ngày 02/20/2020
https://www.facebook.com/huynhtranmd/posts/10157787299661183
# 10. Vì sao tái nhiễm?
https://www.facebook.com/huynhtranmd/posts/10157793504721183

Xin cảm ơn bài viết của BS. Huynh Wynn Tran

 

Giới thiệu Lê Minh Thư

Check Also

Tirzepatide hàng tuần cải thiện đáng kể cân nặng và kiểm soát đái tháo đường ở bệnh nhân béo phì và đái tháo đường loại 2.

Một nghiên cứu ngẫu nhiên đã chứng minh rằng tirzepatide giúp giảm cân và cải …