ĐẠI DỊCH 2019-NCOV: BAO LÂU MỚI HẾT DỊCH?
=======================================
BS Trần Văn Phúc
“Tại Việt Nam, bệnh giống cúm là 1 trong 10 bệnh truyền nhiễm gây bệnh nặng nhất trong dân số”.
CDC, viết tắt của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ – khi hỗ trợ Việt Nam tận dụng các khả năng hiện có để bảo vệ đất nước khỏi các mối đe dọa bệnh truyền nhiễm, đã đánh giá mức độ nghiêm trọng của những bệnh giống cúm như vậy.
Đại dịch 2019-nCoV đang bùng phát nghiêm trọng ở Trung Quốc, đó chính là một trong những bệnh giống cúm, đang từng giờ từng phút đe dọa tới sức khỏe và tính mạng của người dân Việt.
Việt Nam lần đầu tiên tham gia Chương trình nghị sự an ninh y tế toàn cầu (GHSA) vào tháng 2 năm 2014, nhưng đến nay đã trở thành một nhà lãnh đạo khu vực ở tuyến đầu, để phát hiện và ứng phó với bệnh truyền nhiễm mới nổi và dịch bệnh tái phát.
CDC Hoa Kỳ chính thức hỗ trợ Việt Nam từ năm 2015.
Từ đó đến nay, Hoa Kỳ và Việt Nam đã tăng cường hệ thống cảnh báo và ứng phó sớm các bệnh truyền nhiễm trong nước, tăng cường khả năng phát hiện và ứng phó với các dịch bệnh địa phương và toàn cầu.
CDC Việt Nam cùng với Trung tâm hoạt động khẩn cấp khu vực tại Hà Nội (khai trương năm 2016) đã xây dựng mạng lưới các trung tâm hoạt động khẩn cấp, kết nối với nhau để thu thập và phân tích dữ liệu, hợp tác trong nước và quốc tế, trong đó kết hợp chặt chẽ với CDC Hoa Kỳ ở Atlanta.
CDC Hoa Kỳ ghi nhận Việt Nam đã có những đóng góp tích cực trong công tác phòng chống và kiểm soát cúm gia cầm A (H5N1 và H7N9), đại dịch cúm A (H1N1), bệnh dại, SARS và các bệnh động vật khác và tăng cường các hoạt động kiểm soát bệnh qua biên giới với Các nước láng giềng. Việt Nam cũng hỗ trợ giám sát một cách hiệu quả dịch Zika trên toàn cầu và phát hiện các ca Zika đầu tiên tại Việt Nam. Việt Nam đã đảm nhận vai trò lãnh đạo toàn cầu trong thành phần bệnh zoonotic (bệnh truyền nhiễm có thể truyền từ động vật sang người) của GHSA.
Để hiểu Việt Nam đang ở đâu trong bản đồ phòng chống dịch bệnh, một trong những cách tốt nhất là tra cứu (Chỉ số An ninh Sức khỏe toàn cầu 2019 – 2019 Global Health Security Index), với tổng số 195 quốc gia.
Nhóm chuẩn bị tốt nhất (màu vàng – 13 quốc gia):
————————-
Số 1: Mỹ = 83,5 điểm
Số 2: Anh = 77,9 điểm
Số 3: Hà Lan = 75,6 điểm
Số 4: Úc = 75,5 điểm
Số 5: Canada = 75,3 điểm
Số 6: Thái Lan = 73,2 điểm
Số 7: Thụy Điển = 72,1 điểm
Số 8: Đan Mạch = 70,4 điểm
Số 9: Hàn Quốc = 70,2 điểm
Số 10: Phần Lan = 68,7 điểm
Số 11: Pháp = 68,2 điểm
Số 12: Slovenia = 67,2 điểm
Số 13: Thụy Sĩ = 67,0 điểm
…
Nhóm cần chuẩn bị thêm (màu cam – 109 quốc gia)
————————-
Số 14: Đức = 66,0 điểm
Số 15: Tây Ban Nha = 65,9 điểm
Số 16: Malaysia = 62,2 điểm
Số 19: Bỉ = 61,0 điểm
Số 20: Bồ Đào Nha = 60,3 điểm
Số 21: Nhật Bản = 59,8 điểm
Số 24: Singapore = 58,7 điểm
Số 25: Argentina = 58,6 điểm
Số 20: Indonesia = 56,6 điểm
Số 31: Ý = 56,2 điểm
Số 32: Ba Lan = Ba Lan 55,4 điểm
Số 50: Việt Nam = 49,1 điểm
Số 51: Trung Quốc = 48,2 điểm
Số 53: Phillipine = 47,6 điểm
Số 54: Israel = 47.3 điểm
Số 57: Ấn Độ = 46,5 điểm
Số 72: Myanmar = 43,3 điểm
Số 73: Lào = 43,1 điểm
Số 89: Campuchia = 39,2 điểm
Số 98: Malta = 37,3 điểm
Số 110: Cu Ba = 35,2 điểm
…
Nhóm chuẩn bị kém nhất (màu tím – 73 quốc gia)
—————
Số 128: Brunei = 32,6 điểm
Số 130 = Afghanistan = 32,3 điểm
Số 166: Timor Leste = 26,0 điểm
Số 167: Iraq = 25,8 điểm
Số 188: Syria = 19,9 điểm
Số 193: Bắc Triều Tiên = 17,5 điểm
Số 195: Equatorial Guinea = 16.2
…
Trong danh sách này Thái Lan đứng thứ 6!
Ngày hôm qua, Thủ tướng Thái Lan Prayuy Chan-on-cha đã tuyên bố trước Tòa nhà Chính phủ, để người Thái không hoang mang trước đại dịch 2019-nCoV.
“Tôi trân trọng nói với người dân, từ một đất nước có truyền thống thân thiện, tôi tin tưởng chính quyền Trung Quốc sẽ kiểm soát tốt tình hình. Thái Lan cũng đã trải qua các dịch bệnh như SARS và cúm gia cầm. Hiện Thái Lan đang xếp thứ hạng 6 thế giới về Chỉ số An ninh Sức khỏe toàn cầu trong vấn đề kiểm soát đại dịch. Hãy yên tâm về công việc của Bộ Y tế và Chính phủ. Xếp hạng trước chúng ta từ 1 đến 5 gồm có Hoa Kỳ, Vương Quốc Anh, Hà Lan, Úc và Canada. Thái Lan ở vị trí thứ 6. Chúng ta đang vượt trội so với các quốc gia Thụy Điển, Đan Mạch, Hàn Quốc và Phần Lan.”
Thái Lan xếp thứ 6 vượt trội so vơi 189/195 quốc gia.
Việt Nam cần phải học Thái Lan, Hàn Quốc, Singapore, Indonesia và Malaysia. Chỉ số An ninh Sức khỏe toàn cầu của Việt Nam xếp thứ 50 trong số 195 quốc gia, đứng trên Trung Quốc, đó chưa phải là con số để tự hào. Nhưng trong điều kiện của Việt Nam, thứ hạng 50/195 cũng đủ để nói rằng y tế Việt Nam đang tìm mọi cách để bảo vệ sức khỏe cho người dân; bằng chứng là đến giờ phút này mới chỉ có 2 người Trung Quốc bị viêm phổi do 2019-nCoV, chưa có thêm bệnh nhân nào khác, đặc biệt là người Việt.
Đại dịch 2019-nCoV quá khủng khiếp!
Nếu tính theo mô hình toán học của nhóm tác giả Tianmu Chen, hay của nhóm Mingwang Shen; với hàm đa biến lên tới 20 biến số, thì con số nhiễm sẽ tới 200 ngàn bệnh nhân và phải 3 tháng sau mới đạt R0 < 1, tức là phải đến trung tuần tháng 3 dịch mới dập tắt.
Tôi thử vận dụng mô hình toán học Pred Brauer cải biến theo hàm Euler, ước chừng không dưới 200 ngàn bệnh nhân mắc và cũng phải 2.5 tháng thì R0 mới giảm xuống dưới 1, nghĩa là phải hết tháng 2.
Vì thế mà đứng trước một bệnh lạ tôi chỉ biết KHIÊM NHƯỜNG!