[COVID-19] Miễn dịch cộng đồng- Herd Immunity

Rate this post

Miễn dịch cộng đồng – Herd Immunity

BS. Vu Hong Nguyen

Giữa tình hình dịch bệnh Covid-19 đang bùng phát khắp nơi mà hổm rày mình thấy nhiều bạn share thông tin không biết ở đâu đó mà đồn là “Theo tư duy chống dịch của phương Tây thì hiện nay họ đang chủ động cho dịch bệnh lan tràn để tạo miễn dịch cộng đồng”! Đây là một tư duy rất SAI trong việc ngăn chặn dịch bệnh Covid-19 lúc này nhe các bạn!

Trước hết các bạn cần hiểu rõ miễn dịch cộng đồng là gì và nó được tạo ra như thế nào. Mình tìm được một hình minh họa rất hay từ Sở Y tế và dịch vụ Dân sinh của Mỹ (U.S. Department of Health and Human Services) miêu tả mô hình của miễn dịch cộng đồng, trong từ tiếng Anh là “Herd Immunity”. Khi một dịch bệnh nào đó xảy ra, chúng ta có thể hình dung có 3 nhóm người trong cộng đồng:

o Người khỏe mạnh, chưa nhiễm bệnh (màu xanh dương).
o Người khỏe mạnh và có khả năng kháng bệnh. Khả năng kháng bệnh của người này có được là do chích ngừa vaccine hoặc do sau khi nhiễm bệnh tạo được kháng thể kháng với bệnh (màu vàng).
o Người bị bệnh và có khả năng truyền bệnh (màu đỏ).

Dựa vào tỉ lệ những nhóm người này trong cộng đồng, chúng ta có thể có 3 trường hợp sau:

1️⃣ Nếu trong cộng đồng chỉ có người chưa nhiễm bệnh và người bệnh thì sau một thời gian bệnh này sẽ lây lan cho cả cộng đồng. Trường hợp này rất giống với trường hợp bệnh Covid-19 mới xảy ra hồi đầu tháng 1, vì là một virus mới nên chưa có người nào kháng với virus này và chưa có vaccine phòng ngừa.

2️⃣ Khi trong cộng đồng có vài người bệnh và vài người có khả năng kháng bệnh thôi thì cũng không có khả năng ngăn cản sự lây lan của bệnh này trong cộng đồng, chỉ 1 thời gian thôi là hầu hết những người không có khả năng kháng với bệnh này đều bị lây. Trường hợp này giống với tình trạng dịch bệnh Covid-19 hiện nay, có một số ít người đã được hồi phục và có hệ miễn dịch chống lại bệnh này nhưng vẫn là rất ít trong tổng số lượng người trong cộng đồng nên vẫn chưa tạo được hiện tượng miễn dịch cộng đồng.

3️⃣ Khi số lượng người có khả năng kháng với bệnh này chiếm số lượng khá nhiều trong cộng đồng. Số người này có khả năng “cô lập” những người đang bị nhiễm bệnh trong cộng đồng và “bảo vệ” số ít những người có khả năng bị nhiễm. Một ví dụ cho hiện tượng này đó là bệnh sởi, một bệnh rất dễ lây lan trong cộng đồng, tuy nhiên khi chúng ta có vaccine hữu hiệu để ngừa bệnh sởi và tỉ lệ chích ngừa sởi trong cộng đồng đạt 95% thì hiện tượng “miễn dịch cộng đồng” xuất hiện.

Tóm lại, hiểu một cách đơn giản “miễn dịch cộng đồng” là hiện tượng người “không có khả năng kháng bệnh” (người có thể bị nhiễm bệnh) được bảo vệ bởi những người có khả năng kháng bệnh trong cộng đồng (những người này được xem như những lá chắn). Điều này khá quan trọng trong một cộng đồng, vì dù rằng chúng ta có một vaccine hữu hiệu cỡ nào để phòng ngừa một bệnh nào đó thì trong cộng đồng chúng ta luôn có một số nhỏ những người không chích ngừa được đó là những người có bệnh liên quan đến suy giảm miễn dịch, những người nhạy cảm với thành phần trong vaccine hoặc những trẻ nhỏ chưa đủ tuổi để chích vaccine, v.v… Tuy nhiên, để có được “miễn dịch cộng đồng” thì chúng ta cần phải có một số lượng lá chắn nhất định trong cộng đồng, tác nhân gây bệnh càng dễ lây lan thì càng cần nhiều hơn số lượng lá chắn. Với tỉ lệ nhiễm của virus corona nCoV hiện nay được ước tính là khoảng 2.28 thì cần khoảng 60-80% người trong cộng đồng có khả năng kháng virus này, hay nói cách khác là cần 60-80% người trong cộng đồng nhiễm virus này. Với tình hình chưa có thuốc đặc trị cũng như chưa có vaccine để ngừa virus nCoV, thì việc “chủ động cho dịch bệnh lan tràn để tạo miễn dịch cộng đồng” là một ý tưởng ĐIÊN RỒ vì với tỉ lệ tử vong chung của Covid-19 là 2-3%, ở người lớn tuổi và người có sẵn bệnh mãn tính là hơn 10% thì để đạt được số lượng người nhiễm này, sẽ có rất nhiều người chết, nhất là ở những nước có tỉ lệ người già cao và hệ thống Y tế thiếu thốn. Với tỉ lệ người già trên 65 tuổi ở Việt Nam là hơn 7 triệu người trong tổng số dân hơn 95 triệu người thì nếu đạt được ngưỡng này một cách tự nhiên, số lượng người chết xảy ra sẽ khoảng vài trăm ngàn đến trên dưới 1 triệu người là con số có thể đoán được…

Vì những lý do trên mà WHO đã quyết định công bố Covid-19 trở thành đại dịch (Pandemic) trong hôm nay, có nghĩa là khẳng định Covid-19 đang trở nên nguy hiểm trên toàn thế giới và tất cả mọi người phải lưu tâm đến việc ngăn chặn sự lây lan của nó. Cách đây vài giờ tổng thống Trump đã bổ sung thêm lệnh cấm nhập cảnh cho công dân các nước châu Âu (trừ UK), từ tuần này nhiều trường học trên nước Mỹ đã chuyển sang học online để hạn chế sinh viên tới trường, một số trường ở khu vực có sự lây nhiễm cao như ở Washington đã đóng cửa tạm thời, người dân được khuyên tích trữ nhu yếu phẩm đủ trong 2 tuần, v.v…

Một điều khác mình cũng muốn nhắc ở đây đó là để đánh giá thấp dịch bệnh do virus corona nCoV gây ra, có một số bạn thường hay đem số liệu người chết do cúm mùa (Flu) gây ra với vài chục ngàn người chết mỗi năm để so sánh với con số hơn 4000 người chết cho đến nay do Covid-19. Đây là một so sánh thiển cận vì các bạn nên nhớ rằng tỉ lệ tử vong do cúm mùa chỉ có 0.1% và hiện nay đã có vaccine để ngừa cúm mùa. Với tình hình lây lan mạnh của virus nCoV thì nếu chúng ta không chủ động cách ly người bệnh mà để cho nó tự do lan tràn thì con số người chết do Covid-19 sẽ cao hơn con số của Flu rất nhiều. Các bạn còn nhớ, với những báo cáo ban đầu không trung thực của Trung Quốc đã làm chúng ta coi thường nCoV khi so sánh với SARS của năm 2003, để rồi đến lúc nó bùng phát thì nCoV dễ dàng vượt qua SARS cả về số lượng người nhiễm, người chết và các quốc gia ảnh hưởng!

Hy vọng, bài viết có thể giúp các bạn hiểu rõ cái TAI HẠI của các tin đồn nhảm như trên và hãy luôn trên tinh thần phòng ngừa dịch bệnh một cách có “trách nhiệm” nhất cho mình và cho cộng đồng.

Bảo trọng nhe bà con,

Các bài viết “quan trọng” liên quan trước đó:

Ngày 6 tháng 3 năm 2020 (Cần chuẩn bị gì cho một cơn bão?)
https://www.facebook.com/vu.nguyen.758/posts/3280782741936074

Ngày 4 tháng 3 năm 2020 (Kết quả từ chuyến làm việc của WHO ở Trung Quốc)
https://www.facebook.com/vu.nguyen.758/posts/3276489275698754

Ngày 3 tháng 3 năm 2020 (Khẩu trang có tác dụng bảo vệ bạn giảm nguy cơ mắc bệnh trong mùa dịch bệnh đường hô hấp do virus nCoV hay không?)
https://www.facebook.com/vu.nguyen.758/posts/3272479019433113

Ngày 29 tháng 2 năm 2020 (Lây nhiễm cộng đồng)
https://www.facebook.com/vu.nguyen.758/posts/3267978213216527

Ngày 27 tháng 2 năm 2020 (nCoV của người có thể nào nhiễm trên chó?)
https://www.facebook.com/vu.nguyen.758/posts/3263364303677918

Ngày 22 tháng 2 năm 2020 (Kết quả âm tính giả – False Negative Result)
https://www.facebook.com/vu.nguyen.758/posts/3252449121436103

Ngày 20 tháng 2 năm 2020 (Khủng hoảng số lượng người nhiễm virus SARS-CoV-2 ở Hàn Quốc)
https://www.facebook.com/vu.nguyen.758/posts/3247771908570491

Ngày 17 tháng 2 năm 2020 (Video clip – Ý thức của người bệnh là quan trọng)
https://www.facebook.com/vu.nguyen.758/posts/3238953606118988

Ngày 9 tháng 2 năm 2020 (Video clip – Hệ Miễn Dịch & Cuộc chiến với Virus Corona 2019-nCoV)
https://www.facebook.com/vu.nguyen.758/posts/3222592294421786

Ngày 8 tháng 2 năm 2020 (thời gian sống của Virus Corona ngoài môi trường và các dung dịch sát khuẩn)
https://www.facebook.com/vu.nguyen.758/posts/3219808308033518

Ngày 5 tháng 2 năm 2020 (Ca nhiễm virus 2019-nCoV nhỏ tuổi nhất)
https://www.facebook.com/vu.nguyen.758/posts/3213522581995424

Ngày 2 tháng 2 năm 2020 (Video clip – Phát hiện người nhiễm Virus corona 2019-nCoV)
https://www.facebook.com/vu.nguyen.758/posts/3206772559337093

Ngày 31 tháng 1 năm 2020 (Hãy mang khẩu trang để tự bảo vệ mình)
https://www.facebook.com/vu.nguyen.758/posts/3202343806446635

Ngày 30 tháng 1 năm 2020 (Video clip – Dịch VIRUS Corona 2019-nCoV và Những điều cần biết)
https://www.facebook.com/vu.nguyen.758/posts/3198344746846541

Ngày 26 tháng 1 năm 2020 (Các tin đồn liên quan đến 2019-nCoV)
https://www.facebook.com/vu.nguyen.758/posts/3191346670879682

Ngày 24 tháng 1 năm 2020 (Những điều cần biết về Corona Virus và ngăn dịch bệnh phát triển)
https://www.facebook.com/vu.nguyen.758/posts/3184877124859970

TS. Nguyễn Hồng Vũ,
Viện Nghiên cứu ung thư, City of Hope, California, USA
Cố vấn khoa học Ruy Băng Tím

Tài liệu tham khảo:

Fine P et al., 2011. ‘‘Herd Immunity’’: A Rough Guide. Clin Infect Dis. 52(7):911-6.

Zhang S et al., 2020. Estimation of the reproductive number of novel coronavirus (COVID-19) and the probable outbreak size on the Diamond Princess cruise ship: A data-driven analysis. Int J Infect Dis. 93:201-204.

https://www.cdc.gov/flu/about/burden/index.html (thông tin về cúm mùa ở Mỹ)

https://www.cia.gov/…/pu…/the-world-factbook/fields/341.html

https://www.indexmundi.com/vietnam/age_structure.html

https://www.aap.org/e…/aap-voices/Pages/It-Takes-a-Herd.aspx

https://healthblog.uofmhealth.org/whats-causing-2019-measle…

#cororavirus #nCoV #Covid-19 #SARS-CoV-2

 

 

 

 

 

Advertisement

Giới thiệu Donny

Check Also

[COVID-19] “SƯƠNG MÙ NÃO” – DI CHỨNG COVID Y HỌC CHƯA THỂ LÝ GIẢI

“SƯƠNG MÙ NÃO” DI CHỨNG COVID Y HỌC CHƯA THỂ LÝ GIẢI  “Sương mù não” …