[COVID-19] VIAGRA VS COVID-19: Cơ chế thuốc chống rối loạn cương trong cuộc chiến SARS-CoV-2

Rate this post

VIAGRA VS COVID-19: cơ chế thuốc chống rối loạn cương trong cuộc chiến SARS-CoV-2

1. Viagra (Sildenafil) là gì?
Viagra là 1 trong những thuốc kê đơn bán chạy nhất trên thế giới. Là thuốc ức chế phosphodiesterase 5 (PDE5) đầu tiên được FDA chấp nhận cho tác dụng chống rối loạn cương dương ở nam giới. Có khoảng 100 triệu đàn ông trên thế giới bị rối loạn cương (nhiều mức độ) và là khách hàng thường xuyên của Viagra hoặc các thuốc cùng nhóm.
Viagra được khám phá rất ngẫu nhiên. Ban đầu Pfizer phát triển Sildenafil nhằm trị tăng huyết áp và tức ngực do bệnh tim, tuy nhiên trong thử nghiệm lâm sàng họ thấy rằng thuốc này rất hiệu quả trong gây cương cứng hơn là trị tức ngực, thế là mục đích thuốc được chuyển đổi, vào 1998 FDA chấp nhận Viagra theo 1 quá trình xem xét được ưu tiên, vào 2008, thuốc bán được gần 2 tỉ đô mỹ [1].

2. Cơ chế của Viagra?
Khi 1 người đàn ông bị kích thích thì cơ xung quanh dương vật sẽ giãn ra cho phép nhiều máu tới hơn và làm cương cứng chỗ đấy. Cơ chế cụ thể là do một loạt tín hiệu dẫn truyền từ thần kinh hoặc tế bào nội mô mạch máu thông qua khí Nitric oxide (NO) kích hoạt tạo ra chất dẫn truyền cyclic guanosine monophosphate (cGMP) làm giãn cơ trơn mạch máu. Viagra giúp tăng ổn định cGMP giúp tăng cường lượng máu đi vào dương vật (hình 1)[2].

3. Nitric oxide (NO) có vai trò gì?
Nitric oxide được sản xuất tự nhiên trong cơ thể. Khi bị viêm, hoặc bệnh cystic fibrosis (xơ nang phổi), các mạch máu bị co thắt mạnh. Hít NO giúp làm thư giãn các mạch máu trên, tăng lượng oxy tới cơ quan, giảm tải cho tim. Từ năm 1993, NO được sử dụng để cấp cứu cho trẻ sơ sinh bị thiếu oxy (do bệnh tim bẩm sinh hoặc tăng huyết áp phổi). Trẻ được cho hít khí NO trong lồng kính và cơ thể sẽ tự hô hấp sau ~5 ngày [3]. Ở người trường thành NO cũng được dùng để trị tăng huyết áp phổi [4].

4. Viagra và Nitric oxide (NO) vs SARS-CoV-2?
Ngoài trừ việc làm tăng sức chịu đựng của phổi, NO còn cho thấy tác dụng diệt virus SARS.
Vào năm 2004, các nhà nghiên cứu tại ĐH Leuven, Bỉ (chỗ mình làm PhD ) cho thấy rằng NO giúp tiêu diệt virus SARS-CoV trên mô hình tế bào. 1 năm sau 1 nhóm khoa học gia Thuỵ Điển xác nhận lại khám phá trên, họ thấy rằng NO ức chế nhân bản của virus SARS-CoV tuỳ thuộc vào nồng độ (hình 1B)[5]. Vì SARS-CoV và SARS-CoV-2 là họ hàng gần nên các thử nghiệm lâm sàng với NO đã bắt đầu tiến hành [6].

1 thử nghiệm tại Mỹ đánh giá vai trò của NO trên các 240 bệnh nhân Covid-19 bị triệu chứng nhẹ hay trung bình. Thử nghiệm đánh giá việc hít khí NO sẽ giúp bệnh nhân khoẻ hơn và không cần đến máy trợ thở [6]. 1 thử nghiệm lâm sàng khác đang được đề xuất, dùng NO như là biện pháp đề phòng bệnh cho nhân viên y tế (dự kiến tuyển 470 người) [7].

Advertisement

Ở Trung Quốc, 1 nghiên cứu sơ bộ đang được tiến hành, thử nghiệm Viagra trên các bệnh nhân Covid-19 với các vấn đề hô hấp. Vì Viagra cũng làm giãn mạch giống Nitric oxide, nó có thể giúp làm mở các mạch máu nhỏ hấp thu oxy xung quanh phổi, giúp bệnh nhân vượt qua stress hô hấp xuất hiện trên 1 số ca Covid-19 [8].

Ngoài lề chút: vào năm 1992, tạp chí Science gọi Nitric Oxide (NO) là ‘phân tử của năm’. Vào năm 1998 nhà Dược Lý học tại UCLA TS.DS.Louis J.Ignarro thắng giải Nobel Y học cho những khám phá về vai trò của NO như là 1 ‘chất dẫn truyền tín hiệu của hệ tim mạch’.

Nguồn : TS.DS.Phạm Đức Hùng
BV Nhi Cincinnati, OH

Credit:
PGS.TS.Nguyễn Minh Tâm (TDTU): cung cấp tài liệu

TLTK
1. https://www.viagra.com/learning/is-it-right-for-me
2. https://www.nature.com/articles/3901205
3. https://www.nih.gov/…/nitric-oxide-treatment-may-help-prema…
4. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2872889/
5. https://jvi.asm.org/content/79/3/1966
6. https://clinicaltrials.gov/ct2/show/NCT04305457…
7. https://www.latimes.com/…/viagra-discovery-could-treat-coro…
8. https://clinicaltrials.gov/ct2/show/NCT04304313…

Giới thiệu Haunguyen

Check Also

[COVID-19] “SƯƠNG MÙ NÃO” – DI CHỨNG COVID Y HỌC CHƯA THỂ LÝ GIẢI

“SƯƠNG MÙ NÃO” DI CHỨNG COVID Y HỌC CHƯA THỂ LÝ GIẢI  “Sương mù não” …